intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Thái Bình (Mã đề 502)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Thái Bình (Mã đề 502)” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Thái Bình (Mã đề 502)

  1. 1 SỞ GD­ ĐT QUẢNG NAM Kiểm tra giữa học kì I; Năm học 2022­ 2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI BÌNH MÔN: Lịch sử 10 Thời gian làm bài: 45 phút Số báo  Họ và tên: ............................................................................ Mã đề 502 danh: ............. I. Trắc nghiệm: 7 điểm Câu 1. Ý nào không đúng về vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá, di sản thiên  nhiên? A. Là cách duy nhất để quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia đối với du khách quốc tế. B. Góp phần khắc phục những tác động tiêu cực của tự nhiên và con người đối với di sản vật thể và di  sản thiên nhiên. C. Góp phần tái tạo, gìn giữ và lưu truyền di sản văn hoá phi vật thể cho thế hệ sau. D. Góp phần làm tăng giá trị khoa học, bảo vệ đa dạng sinh học vì sự phát triển bền vững của di sản  thiên nhiên. Câu 2. Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của lịch sử đối với sự phát triển của ngành du lịch A. đề xuất ý tưởng, kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển. B. là di sản, tài nguyên quý giá để phát triển du lịch. C. là yếu tố quyết định hàng đầu đối với sự phát triển du lịch. D. cung cấp tri thức lịch sử, văn hóa để phát triển du lịch. Câu 3. Nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lí di sản văn hoá của mỗi quốc  gia là A. ưu tiên phát huy giá trị di sản. B. sữa chữa theo hướng hiện đại. C. bảo vệ, bảo quản, tu bổ di sản. D. chăm sóc, giữ gìn di sản, làm mới. Câu 4. Những tôn giáo nào sau đây có nguồn gốc từ Ấn Độ? A. Đạo giáo và Hồi giáo. B. Hồi giáo và Ki ­ tô giáo. C. Phật giáo và Hin ­ đu giáo. D. Nho giáo và Phật giáo. Câu 5. Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa nào dưới đây? A. Di sản thiên nhiên. B. Di sản văn hóa vật thể. C. Di sản văn hóa phi vật thể. D. Di sản ẩm thực. Câu 6. Dựa vào các nội dung sau đây: “Khuôn đúc tên đồng tìm thấy  ở Cổ Loa; Một tác phẩm về lịch sử  địa phương; Mũi tên đồng tìm thấy  ở  Cổ  Loa; Lễ  hội truyền thống tại Ta ­ lin; Bác Hồ  đọc Tuyên ngôn   Độc lập tại Quảng trường Ba Đình”. Hãy xác định những nội dung là nhận thức lịch sử? A. Mũi tên đồng tìm thấy ở Cổ Loa; Khuôn đúc tên đồng tìm thấy ở Cổ Loa. B. Khuôn đúc tên đồng tìm thấy ở Cổ Loa; Một tác phẩm về lịch sử địa phương. C. Một tác phẩm về lịch sử địa phương; Lễ hội truyền thống tại Ta ­ lin. D. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình; Lễ hội truyền thống tại Ta ­ lin. Câu 7. Nội dung nào sau đây thuộc nhiệm vụ của Sử học? A. Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống.     B. Khôi phục các sự kiện lịch sử trong quá khứ. C. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức.             D. Góp phần dự báo về tương lai của đất nước. Câu 8. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội hàm của khái niệm văn minh? A. Là tổng thể những giá trị vật chất, tinh thần của xã hội, hay của một nhóm người. B. Bắt đầu khi xã hội loài người xuất hiện nhà nước. C. Khi con người đạt những tiến bộ về tổ chức xã hội, luân lí, kĩ thuật, chữ viết,… D. Là trạng thái phát triển cao của văn hoá. Mã đề 502 Trang 1/3
  2. 2 Câu 9. Thành tựu nào dưới đây không thuộc “Tứ đại phát minh” về kĩ thuật của người Trung Quốc thời kì  cổ ­ trung đại? A. Kĩ thuật làm lịch.        B. Kĩ thuật làm giấy.           C. Thuốc súng.                 D. La bàn. Câu 10. Chữ San­xcrít được người Ấn Độ cải biên trên cơ sở A. chữ Rô­ma, chữ số La Mã.                           B. chữ Hán và chữ Quốc ngữ. C. chữ cái Latinh và chữ cái Phê­ni­xi.            D. chữ Kha­rốt­thi và chữ Bra­mi. Câu 11. Về toán học, người Trung Hoa thời cổ ­ trung đại KHÔNG đạt được thành tựu nào sau đây? A. Phát minh ra số 0 (không). B. Tính được số pi tới 7 chữ số. C. Sử dụng hệ số đếm thập phân. D. Phát minh ra bàn tính. Câu 12. Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của người Ai Cập cổ đại là A. đền thờ các vị vua.       B. các kim tự tháp.          C. các khu phố cổ.           D. tượng nhân sư. Câu 13. Lịch sử được con người nhận thức được hiểu như thế nào? A. Là những công trình nghiên cứu lịch sử. B. Là những lễ hội lịch sử ­ văn hoá được phục dựng. C. Là những mô tả của con người về quá khứ đã qua. D. Là những hiểu biết của con người về quá khứ, được trình bày theo những cách khác nhau. Câu 14. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ là chức năng nào sau đây của Sử học? A. Tái hiện. B. Phục dựng. C. Khoa học. D. Nhận biết. Câu 15. Nội dung nào sau đây là lịch sử được con người nhận thức? A. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.                B. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939­1945). C. Phong trào cách mạng 1930 ­1931 ở Việt Nam.         D. Câu chuyện Con ngựa thành Tơ­roa. Câu 16. Sự phát triển của du lịch sẽ góp phần A. quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng ra bên ngoài. B. cung cấp bài học kinh nghiệm cho các nhà sử học. C. định hướng sự phát triển của Sử học trong tương lai. D. xác định chức năng, nhiệm vụ của khoa học lịch sử. Câu 17. So với hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì? A. Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử. B. Nhận thức lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử. C. Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử. D. Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử. Câu 18. Ý nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của sử học? A. Quá khứ của một quốc gia hoặc của một khu vực trên thế giới. B. Quá khứ của một cá nhân hoặc một nhóm, một cộng đồng người. C. Quá khứ của toàn thể nhân loại. D. Những hiện tượng tự nhiên đã xảy ra trong quá khứ. Câu 19. Trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, yêu cầu quan trọng nhất đặt ra là gì? A. Phải đảm bảo giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, vì sự phát triển bền vững. B. Phải phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế ­ xã hội. C. Đáp ứng yêu cầu quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam. D. Phải đảm bảo giá trị thẩm mĩ của di sản. Câu 20. Những yếu tố cơ bản nào có thể giúp xác định một nền văn hóa bước sang thời kì văn minh? A. Xây dựng các công trình kiến trúc.                 B. Có công cụ lao động bằng sắt xuất hiện. C. Có chữ viết, nhà nước ra đời.                           D. Có con người xuất hiện. Câu 21. Văn hóa và văn minh đều là những giá trị. A. vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử. Mã đề 502 Trang 2/3
  3. 3 B. vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển thấp của xã hội. C. giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra từ khi con người xuất hiện đến nay. D. vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra kể từ khi có chữ viết và nhà nước. II. Tự luận: 3 điểm Câu 1: Lựa chọn và nêu 4 thành tựu là đóng góp lớn của văn minh Trung Hoa cổ trung đại đối với văn minh  nhân loại? (2 điểm) Câu 2: Trong một hội thảo khoa học về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, có ý kiến cho rằng cần  trùng tu và làm mới các di tích lịch sử một cách chắc chắn. Anh (Chị) có đồng ý với đề xuất trên hay không?  Hãy cho biết ý kiến của mình trong vấn đề bảo tồn các di tích lịch sử. (1 điểm) Mã đề 502 Trang 3/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2