intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng

  1. SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO Tên môn: Lịch sử 10 Thời gian làm bài: 45 phút không kể thời gian giao đề ĐỀ THI CHÍNH THỨC Mã đề thi 001 (Đề thi gồm: 3 trang) (Thí sinh ghi mã đề thi vào bài thi) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Câu 1.Tính khách quan của hiện thực lịch sử là gì? A. không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. B. Không phản ánh ý muốn chủ quan của con người. C. Không cho con người tự tạo ra. D. Không diễn ra trước sự ra đời của con người. Câu 2.Hiện thực lịch sử là tất cả những A. điều đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại theo ý muốn chủ quan của con người. B. điều đã diễn ra trong quá khứ tổn tại một cách khách quan, độc lập. C. hiện tượng siêu nhiên đã tác động mạnh đến tiến trình phát triển của xã hội loài người. D. nhân vật trong quá khứ đã đóng góp công lao to lớn cho sự phát triển của nhân loại. Câu 3. Lịch sử được con người nhận thức là gì ? A. Là những mô tả được con người về quá khứ đã qua. B. Là những hiểu biết của con người về quá khứ được tái hiện hoặc trình bày theo những cách khá nhau. C. Là những công trình nghiên cứu lịch sử. D. Là những lễ hội lịch sử văn hóa được phục dựng. Câu 4.Khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan. Đó là chức năng gì của khoa học lịch sử? A. Chức năng khách quan của sử học. B. Chức năng thực tiễn của sử học. C. Chức năng sáng tạo của sử học. D. Chức năng khoa học của sử học. Câu 5. Nội dung nào sau đây là một trong những lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời? A. Tri thức lịch sử ở nhà trường không có ý nghĩa đối với đời sống. B. Hiện thực lịch sử của loài người có thể thay đổi theo thời gian. C. Nhận thức về lịch sử không bao giờ thay đổi theo thời gian. D. Kho tàng tri thức lịch sử của nhân loại rất rộng lớn và đa dạng. Câu 6. Một trong những lợi ích của việc học tập và khám phá lịch sử suốt đời là A. giúp con người cập nhật và mở rộng tri thức. B. tách rời lịch sử với cuộc sống của con người. C. giúp con người phát triển về cả thể chất và trí óc. D. làm phong phú và đa dạng quá khứ của loài người. Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải là lí do cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời? A. Nhận thức về lịch sử có nhiều chuyển biến mới theo thời gian.
  2. B. Muốn hiểu đúng và đầy đủ về lịch sử là một quá trình lâu dài. C. Giúp con người tác động và thay đổi quá khứ xã hội loài người. D. Giúp mỗi người cập nhật, mở rộng tri thức, hoàn thiện kĩ năng. Câu 8. Việc thu thập thông tin, sử liệu có vai trò như thế nào trong quá trình học tập, tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử? A. Là cơ sở để khám phá và sáng tạo ra lịch sử loài người. B. Là cơ sở để tái hiện bức tranh lịch sử đầy đủ, chính xác. C. Giúp con người kết nối được quá khứ với tương lai. D. Góp phần làm phong phú các nguồn sử liệu về quá khứ. Câu 9 . Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là A. cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị B. bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản C. cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đời sống hiện tại. D. bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đời sống hiện tại. Câu 10. Việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, di sản là nhiệm vụ của A. ngành khoa học tự nhiên và công nghệ; cơ quan quản lí của Nhà nước. B. ngành khoa học xã hội và nhân văn; cơ quan văn hoá, thông tin đại chúng, cá nhân. C. cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội, cơ quan văn hoá; thông tin đại chúng và cá nhân. D. viện bảo tàng, bảo tồn, nhà trưng bày; tổ chức chuyên môn; cơ quan văn hoá, thông tin đại chúng và cá nhân. Câu 11.Sử học có vai trò như thế nào với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá? A. Nghiên cứu các sự kiện, nhân vật lịch sử, phục dựng bức tranh lịch sử, từ đó nghiên cứu cách thức bảo tồn các giá trị của di sản. B. Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các sự kiện, nhân vật lịch sử, di sản văn hoá. C. Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở chính để các nhà sử học thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản. D. Phục dựng bức tranh lịch sử, khẳng định giá trị của các di sản, là cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản. Câu 12 . Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là hoạt động A. tìm kiếm, lưu giữ và bảo vệ các giá trị di sản. B. phát triển và lan toả các giá trị di sản. C. lưu giữ, bảo vệ và lan toả các giá trị của di sản. D. quy hoạch, lưu giữ và bảo vệ các di sản. Câu 13 .Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân phương Đông cổ đại được đánh giá là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại? A. Thành thị cổ Ha-rap-pa. B. Kim tự tháp Ai Cập. C. Cổng I-sơ-ta thành Ba-bi-lon. D. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Câu 14 .Vào khoảng hơn 3000 năm TCN, người Ai Cập đã sáng tạo ra A. Chữ tượng hình. B. Chữ tượng ý.
  3. C. Chữ tượng thanh. D. Chữ Latinh. Câu 15 . Chữ viết Ai Cập cổ đại ra đời do nhu cầu A. quản lí hành chính. B. ghi chép và lưu trữ tri thức. C. trao đổi buôn bán. D. đo đạc, phân chia ruộng đất. Câu 16 . Người Ai Cập viết chữ trên nguyên liệu gì? A. Lụa. B. Thẻ tre, trúc. C. Đất sét. D. Giấy pa-pi-rút (papyrus). II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 1. (3 điểm) Hiện thực lịch sử và Lịch sử được con người nhận thức giống và khác nhau như thế nào ? Dựa vào kiến thức đã học hãy nêu ví dụ cụ thể? Câu 2 (2 điểm) Nêu hiểu biết cá nhân về kim tự tháp Ai Cập. Theo em, nhận định: “Con người phải sợ thời gian nhưng thời gian phải sợ kim tự tháp” có đúng không? Vì sao? Câu 3 (1điểm) Hãy kể tên một số tri thức lịch sử, bài học lịch sử em tiếp nhận trong quá trình học tập môn lịch sử đã được em vận dụng vào thực tiễn.
  4. SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO Tên môn: Lịch sử 10 Thời gian làm bài: 45 phút không kể thời gian giao đề HƯỚNG DẪN CHẤM Mã đề thi 001 I. TRẮC NGHIỆM: 16 câu- 4 điểm CÂU Đáp án 1 A 2 B 3 B 4 D 5 D 6 A 7 C 8 B 9 C 10 C 11 D 12 C 13 B 14 A 15 B 16 D II. TỰ LUẬN: 3 câu: 6 điểm Câu hỏi Nội dung kiến thức cơ bản Điểm Hiện thực lịch sử và Lịch sử được con người nhận thức giống và khác nhau 3 như thế nào ? Dựa vào kiến thức đã học hãy nêu ví dụ cụ thể? điểm Giống nhau: - Đối tượng: là những gì diễn ra trong quá khứ gắn liền với con người và xã hội 1.0 loài người. Khác nhau: - Hiện thực lịch sử Câu 1 Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại 1 cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người 1.0 Lịch sử được con người Nhận thức - là những hiểu biết của con người với hiện thực lịch sử được trình bày theo những cách khác nhau. - Ví dụ: 1,0 + Hiện thực lịch sử: Mũi tên bằng đồng tìm thấy ở Cổ Loa
  5. (1959) + Lịch sử được con người nhận thức: Chuyện nỏ thần Nêu hiểu biết cá nhân về kim tự tháp Ai Cập. Theo em, nhận định: “Con Câu 2 2 người phải sợ thời gian nhưng thời gian phải sợ kim tự tháp” có đúng điểm không? Vì sao? Trả lời: - Hiểu biết về kim tự tháp: + Kim tự tháp là thành tựu vĩ đại của người Ai Cập cổ đại, kì quan duy nhất 0,5 trong số bảy kì quan của thế giới cổ đại (theo quan niệm của người Hy Lạp), còn tồn tại đến ngày nay. + Kim tự tháp là lăng mộ của phara-ông, ẩn chứa những thông tin về tôn giáo, tín ngưỡng, phản chiếu đời sống văn hoả vật chất và tinh thần của người Ai Cập 0,25 cổ. + Cho đến nay, đã có 138 kim tự tháp ở Ai Cập được phát hiện, trong đó nổi 0,25 tiếng nhất là quần thể kim tự tháp và tượng nhân sư ở Ghi-da. - Phát biểu ý kiến về nhận định: + Theo em, nhận định: “Con người phải sợ thời gian nhưng thời gian phải sợ 0,5 kim tự tháp” là đúng. + Giải thích: Trải qua gần 5000 năm, các kim tự tháp hùng vĩ vẫn đứng sừng sững ở vùng sa mạc Ai Cập, bất chấp thời gian và mưa nắng. 0,5 Câu 3 Hãy kể tên một số tri thức lịch sử, bài học lịch sử em tiếp nhận trong quá 1 trình học tập môn lịch sử đã được em vận dụng vào thực tiễn. điểm - kể tên một số tri thức lịch sử + Mốc thời gian ra đời của nhà nước Văn Lang. 0,5 + Sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc trước cuộc xâm lược của quân Nam Việt - 3 Bài học kinh nghiệm mà em tiếp nhận, vận dụng vào thực tiễn: + Luôn nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết, tương thân, tương ái 0,5 + Cảnh giác với các hành động gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2