intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT VÕ CHÍ CÔNG MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 03 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 601 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm). Câu 1: Nội dung nào sau đây là vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể? A. Hạn chế tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người đến di sản. B. Tạo ra môi trường thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của các di sản. C. Góp phần lưu trữ và thực hành di sản từ thế hệ này sang thế hệ khác. D. Góp phần phát triển đa dạng sinh học và làm tăng giá trị của di sản. Câu 2: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa lịch sử và văn hóa với ngành du lịch? A. Chỉ ngành du lịch mới tác động đến lịch sử. B. Tồn tại độc lập, không liên quan đến nhau. C. Có mối quan hệ tương tác hai chiều. D. Chỉ có lịch sử tác động lên ngành du lịch. Câu 3: So với hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì? A. Nhận thức lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử. B. Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử. C. Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử. D. Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử. Câu 4: Việc học tập lịch sử suốt đời đem lại lợi ích nào sau đây? A. Tách rời lịch sử với cuộc sống của con người. B. Giúp con người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức. C. Làm phong phú và đa dạng hiện thực lịch sử. D. Giúp con người phát triển toàn diện về mặt thể chất. Câu 5: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về hiện thực lịch sử? A. Tồn tại hoàn toàn khách quan. B. Có thể thay đổi theo thời gian. C. Phụ thuộc vào ý muốn của con người. D. Là nhận thức của con người về quá khứ. Câu 6: Một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là A. khắc phục tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên đến di sản. B. góp phần tái tạo, giữ gìn và lưu truyền giá trị di sản qua các thế hệ. C. góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hóa và đa dạng sinh học trên toàn cầu. D. tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của di sản. Câu 7: Yếu tố nào dưới đây tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử? A. Quy luật phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử. B. Tính chủ quan và luôn biến đổi của hiện thực lịch sử. C. Sự thay đổi theo thời gian của hiện thực lịch sử. D. Mục đích và thái độ của người nghiên cứu lịch sử. Câu 8: Khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan, đó là chức năng nào của khoa học lịch sử? A. Chức năng sáng tạo. B. Chức năng thực tiễn. C. Chức năng khách quan. D. Chức năng khoa học. Câu 9: “Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên”. Đây là quan điểm A. đúng, vì chỉ học sinh và sinh viên mới cần học tập lịch sử. Trang 1/3 - Mã đề 601
  2. B. đúng, vì đây là môn học bắt buộc ở trường phổ thông và đại học. C. sai, vì tất cả mọi người đều có thể học tập và tìm hiểu lịch sử. D. sai, vì học tập và tìm hiểu lịch sử chỉ dành cho các nhà sử học. Câu 10: Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn quần chúng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đây chính là A. đối tượng lịch sử. B. khoa học lịch sử. C. hiện thực lịch sử. D. nhận thức lịch sử. Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa? A. Mang lại nguồn lực cho việc bảo tồn di tích, di sản. B. Giúp nhân dân biết quý trọng, tự hào về di tích, di sản. C. Là cơ sở cho sự hình thành của các di tích, di sản. D. Góp phần gìn giữ, bảo tồn giá trị của di tích, di sản. Câu 12: Tri thức lịch sử có điểm gì tương đồng với nhận thức lịch sử? A. Là những hiểu biết của con người về quá khứ. B. Không dựa vào ý muốn chủ quan của con người. C. Là duy nhất và không thay đổi theo thời gian. D. Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ. Câu 13: Lịch sử không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, đó là A. tính nguyên tắc của lịch sử. B. lịch sử không do con người tạo ra. C. tính khoa học của lịch sử. D. tính khách quan của hiện thực lịch sử. Câu 14: Một trong những vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa là A. thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia. B. thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới. C. cung cấp đầy đủ những tri thức về di tích lịch sử và di sản văn hóa. D. giúp con người hưởng thụ giá trị của di sản thiên nhiên và di sản văn hóa. Câu 15: Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển ngành du lịch? A. Cung cấp tri thức để hỗ trợ quảng bá ngành du lịch. B. Góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững. C. Quảng bá lịch sử và văn hóa cộng đồng ra bên ngoài. D. Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá của ngành du lịch. Câu 16: Nội dung nào sau đây là lịch sử được con người nhận thức? A. Câu chuyện “Con ngựa thành Tơ-roa”. B. Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam. C. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. D. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Câu 17: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng và đủ về đối tượng nghiên cứu của Sử học? A. Toàn bộ những hoạt động của con người đã diễn ra từ thời kì cổ đại đến thời kì cận đại. B. Những hoạt động của con người từ khi xuất hiện chữ viết đến nay. C. Toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực. D. Những hoạt động của con người trên lĩnh vực chính trị và quân sự. Câu 18: Bộ phim nào sau đây sử dụng chất liệu là tri thức lịch sử? A. Hương vị tình thân. B. Hoa hồng trên ngực trái. C. Lý Công Uẩn: Đường tới Thăng Long. D. Thương ngày nắng về. Câu 19: Ý nào sau đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Sử học? A. Giáo dục, nêu gương. B. Tổng kết bài học từ quá khứ C. Dự báo tương lai. D. Ghi chép, miêu tả đời sống. Câu 20: Yếu tố cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là gì? A. Đảm bảo tính nguyên trạng của di sản. B. Tu bổ và phục hồi di sản thường xuyên. C. Phát huy giá trị của di sản văn hóa. D. Xác định giá trị thực tế của di sản. Trang 2/3 - Mã đề 601
  3. Câu 21: Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên? A. Góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hóa. B. Loại bỏ tác động của con người đến di sản. C. Góp phần phát triển đa dạng sinh học. D. Thực hành giá trị của các di sản thiên nhiên. II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm). Câu 1 ( 2,0 điểm). Địa phương em đã làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của các công trình, di sản văn hóa và di sản thiên nhiên? Câu 2 ( 1,0 điểm). Hãy giải thích vì sao sự phát triển của du lịch sẽ góp phần quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng ra bên ngoài? ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề 601
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2