intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Quang Khải, Bà Rịa-Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Quang Khải, Bà Rịa-Vũng Tàu" dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải bài tập trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Quang Khải, Bà Rịa-Vũng Tàu

  1. SỞ GDĐT TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU KIỂM TRA GIỮA KỲ - HKI TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 11 NĂM HỌC : 2024 - 2025 Thời gian làm bài: 45 phút -------------------- (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề 469 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (6 điểm) (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24 và lựa chọn đáp án đúng nhất trong 4 đáp án ABCD). Câu 1. Đầu thế kỉ XIX, các nước Mĩ Latinh giành độc lập từ tay thực dân A. Tây Ban Nha và Pháp. B. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. C. Pháp và Đức. D. Anh và đế quốc Mĩ. Câu 2. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chủ nghĩa đã chuyển sang giai đoạn A. cải cách đất nước. B. tự do cạnh tranh. C. đế quốc chủ nghĩa. D. chủ nghĩa phát xít. Câu 3. Nhiệm vụ cơ bản của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là gì? A. Độc lập và dân chủ. B. Dân tộc và dân sinh. C. Dân tộc và dân chủ. D. Dân tộc và độc lập. Câu 4. Trong những năm 50 – 70 của thế kỉ XIX, các cuộc cách mạng tư sản tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức ở châu Âu và Bắc Mĩ, điển hình là A. cách mạng tư sản Pháp. B. cách mạng tư sản Anh. C. cải cách nông nô ở Nga. D. Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ . Câu 5. “Cách mạng tư sản Anh, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đều mang tính chất của cuộc cách mạng tư sản không triệt để”. Nhân định trên đúng hay sai? Vì sao? A. Sai, vì chế độ phong kiến, chủ nghĩa thực dân, chế độ nô lệ bị lật đổ. B. Đúng, vì đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát triển mạnh ở châu Âu. C. Đúng, vì quyền lợi của quần chúng nhân dân không được giải quyết. D. Sai, vì hầu hết các cuộc cách mạng tư sản đều giành được thắng lợi. Câu 6. Cuối thế kỉ XIX, sự tập trung sản xuất và tích tụ cao độ đã đưa chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn A. hợp tác. B. độc quyền . C. tự do cạnh tranh. D. hòa hoãn. Câu 7. Cuối thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia ở châu Á đều trở thành thuộc của thực dân phương Tây, ngoại trừ A. Nhật Bản và Trung Quốc. B. Trung Quốc và Xiêm. C. Xiêm và Nhật Bản . D. Ấn Độ và Xiêm. Câu 8. Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XVI - XVIII? A. Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và liên minh của họ. B. Lật đổ chế độ phong kiến, thực dân cùng tàn tích của nó. C. Mở ra thời đại thắng lợi của chế độ xã hội chủ nghĩa. D. Tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa. Câu 9. Ở nước Anh, do sự phát triển của ngành công nghiệp len dạ làm cho nghề nuôi cừu trở nên có lợi nhất. Nhiều quý tộc chuyển hướng kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa, giàu lên nhanh chóng, trở thành tầng lớp A. chủ nô. B. quý tộc phong kiến. C. tư sản. D. quý tộc mới. Câu 10. Chính sách xâm lược và mở rộng thuộc địa của các nước tư bản nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu Mã đề 469 Trang 3/4
  2. A. thu hút nguồn vốn đầu tư bên ngoài. B. phát triển khoa học – kĩ thuật. C. nguyên liệu và nguồn nhân công. D. giải quyết tình trạng thất nghiệp. Câu 11. Từ đầu thế kỉ XIX, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguyên liệu và nhân công, các nước tư bản phương Tây đã tăng cường A. xâm lược và mở rộng thuộc địa. B. hợp tác và mở rộng đầu tư. C. thu hút vốn đầu tư bên ngoài. D. đổi mới hình thức kinh doanh. Câu 12. Khẩu hiệu nổi tiếng nào dưới đây có nguồn gốc từ cuộc Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII)? A. “Tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình”. B. “Thống nhất hoàn toàn hay là chết?”. C. “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. D. “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”. Câu 13. “ Lật đổ chế độ phong kiến đứng đầu là vua Lu – I XVI, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản” là mục tiêu của cách mạng tư sản nào sau đây? A. Đấu tranh thống nhất nước Đức. B. Cách mạng tư sản Pháp. C. Đấu tranh thống nhất Italia. D. Cách mạng tư sản Anh. Câu 14. Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mĩ thế kỉ XVII – XIX có điểm chung là A. do giai cấp tư sản lãnh đạo. B. thiết lập chế độ cộng hòa. C. lật đổ chế độ thực dân. D. thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Câu 15. Cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản và cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc có điểm tương đồng nào sau đây? A. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản triệt để. B. Là những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Câu 16. Những mâu thuẫn gay gắt diễn ra trong xã hội của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là do A. cuộc đấu tranh của thợ thủ công với chính sách của thực dân Anh. B. cuộc đấu tranh của giai cấp nông dân với thực dân Anh. C. các chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Anh. D. cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân với thực dân Anh. Câu 17. Đến giữa thế kỉ XVIII, miền Bắc của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ phổ biến phát triển A. công trường thủ công. B. kinh tế đồn điền. C. dệt và làm gốm. D. phường hội thủ công. Câu 18. Cuộc cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỷ XVIII) có điểm khác biệt nào so với cách mạng tư sản Anh (thế kỷ XVII)? A. Do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo. B. Xóa bỏ phong kiến, thiết lập quân chủ lập hiến. C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. Tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển. Câu 19. Đầu thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất? A. I-ta-li-a. B. Đức. C. Nhật D. Anh. Câu 20. Điểm chung trong tiền đề tư tưởng của các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XVII - XVIII là A. Xuất hiện các giai cấp, tầng lớp xã hội mới. B. Xuất hiện trào lưu tư tưởng tiến bộ của tư sản. C. Xuất hiện trào lưu xã hội không tưởng. D. Xuất hiện trào lưu triết học ánh sáng. Câu 21. Mức độ thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại khác nhau là do A. giai cấp lãnh đạo. B. nhiệm vụ cách mạng. C. động lực cách mạng. D. điều kiện lịch sử. Câu 22. Chủ nghĩa tư bản được xác lập đầu tiên trên thế giới ở Mã đề 469 Trang 3/4
  3. A. Châu Á và Châu Phi. B. Tây Âu và Châu Á. C. Châu Âu và Bắc Mĩ. D. Bắc Mĩ và Nam Á. Câu 23. Khi soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập cho nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một phần nội dung trong bản tuyên ngôn nào dưới đây? A. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848). B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (Pháp, 1789). C. Tuyên ngôn hòa bình (Ấn Độ, 1920). D. Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ (Mỹ, 1862). Câu 24. Vì sao cách mạng tư sản Pháp 1789 được đánh giá là triệt để nhất? A. Xóa bỏ được giai cấp bóc lột, đưa công nhân lên làm chủ đất nước. B. Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến khi cách mạng thắng lợi. C. Vì giải quyết được đầy đủ các nhiệm vụ của cách mạng tư sản. D. Xác lập địa vị thống trị của nước Pháp về kinh tế và chính trị. PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (4 điểm) (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a,b,c,d, ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai). Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản độc quyền; Chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản ăn bám; Chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản thối nát; Chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản “giãy chết”, là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa đế quốc là đêm trước, phòng chờ của cuộc cách mạng xã hội của giai cấp vô sản. Điều này đã được xác nhận từ năm 1917, trên quy mô toàn thế giới”. (Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản – Lênin) a) “giãy chết” ở đây là sự giãy chết về mặt hình thái kinh tế xã hội, tức là Chủ nghĩa tư bản đang bước vào thời kỳ tự phủ định mình, nó sẽ tạo ra những tiền đề khách quan cho sự ra đời một hình thái kinh tế xã hội mới. b) Chủ nghĩa tư bản chắc chắn sẽ sụp đổ, “giãy chết” hoàn toàn. Sẽ không còn một nước nào lựa chọn và đi theo chủ nghĩa tư bản. c) Chủ nghĩa tư bản phát triển đến giai đoạn cao (độc quyền) đã bộc lộ đầy đủ những bản chất của nó: ăn bám, bóc lột, thối nát. d) Từ năm 1917, các cuộc cách mạng của giai cấp vô sản sẽ diễn ra và Chủ nghĩa tư bản ở một số nước sẽ chỉ là “đêm trước” của cuộc cách mạng xã hội. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Chủ nghĩa tư bản phát triển đến giai đoạn kết hợp giữa sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền với sức mạnh chính trị của nhà nước tư bản (sau Chiến tranh thế giới thứ hai) được gọi là chủ nghĩa tư bản hiện đại. Chủ nghĩa tư bản hiện đại có những đặc trưng cơ bản sau: là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và cao hơn là độc quyền xuyên quốc gia; có sức sản xuất phát triển cao dựa trên thành tựu của khoa học và công nghệ; lực lượng lao động có nhiều chuyển biến; chủ nghĩa tư bản không ngừng điều chỉnh và thích ứng; là một hệ thống thế giới và mang tính toàn cầu.” a) Chủ nghĩa tư bản hiện đại là sự kết hợp chủ nghĩa tự do cạnh tranh và độc quyền. b) Một trong những tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại là khoa học công nghệ c) Chủ nghĩa tư bản hiện đại là hệ thống chính trị duy nhất trên thế giới hiện nay. d) Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, chủ nghĩa tư bản hiện đại xuất hiện. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Đầu thế kỉ XX, các tổ chức độc quyền ở Pháp, Mĩ, Anh chỉ chiếm khoảng 1% tổng số xí nghiệp toàn thế giới nhưng lại chiếm hơn ¾ tổng số máy hơi nước và động cơ điện, số lượng công nhân; tổng số sản phẩm làm ra chiếm gần một nửa so với toàn thế giới” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, tr.16) a) Các tổ chức độc quyền ở Pháp, Mĩ, Anh chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối số sản phẩm làm ra trên toàn thế giới. b) Các tổ chức độc quyền chỉ được hình thành ở các nước Anh, Pháp, Mĩ. c) Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền gắn liền với sự ra đời và phát triển của các tổ chức độc quyền. Mã đề 469 Trang 3/4
  4. d) Đoạn trích là một minh chứng cho thấy các tổ chức độc quyền đã chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Lãnh đạo các cuộc cách mạng tư sản là lực lượng mới, có tư tưởng dân chủ tiến bộ, là bộ phận có thế lực trong xã hội. Đó là giai cấp tư sản (hoặc quý tộc tư sản hoá) như trong cách mạng tư sản Anh, Đức, Nhật Bản hoặc là giai cấp tư sản công thương như ở Mỹ, Pháp. Thời kì sau, có những cuộc cách mạng mang tính chất tư sản nhưng do giai cấp vô sản lãnh đạo (cách mạng ở nước Nga đầu thế kỉ XX). Một số nhà lãnh đạo tiêu biểu của các cuộc cách mạng tư sản như Ô. Crôm-oen (Anh), G. Oa-sinh-tơn (Bắc Mỹ), M. Rô-be-spie (Pháp),...” a) Lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản Pháp bao gồm một bộ phận quý tộc mới tư sản hóa. b) Crôm-oen, Oa-sinh-tơn, Lê-nin,...là những nhà lãnh đạo cách mạng tư sản tiêu biểu. c) Một số cuộc cách mạng không do giai cấp tư sản lãnh đạo nhưng có tính chất tư sản. d) Lãnh đạo cách mạng tư sản là giai cấp tư sản hoặc quý tộc mới có thế lực xã hội. ……………HẾT………….. Mã đề 469 Trang 3/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2