intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam" để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 – NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 21 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 603 Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ trả lời một phương án. Câu 1: Trật tự đa cực được hình thành sau Chiến tranh lạnh còn được gọi là A. Trật tự đa cực, nhiều trung tâm. B. Trật tự hai cực I-an-ta. C. Trật tự đơn cực. D. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn. Câu 2: Một trong những khu vực được Hội nghị I-an-ta (1945) quy định thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô là A. Tây Âu. B. Đông Âu. C. Triều Tiên. D. Nhật Bản. Câu 3: Ý tưởng về xây dựng Cộng đồng ASEAN lần đầu tiên được đề ra trong A. Tuyên bố Băng Cốc (1967). B. Hiệp ước Ba-li (1976). C. Hiến chương ASEAN (2007). D. Tuyên bố Cua-la Lăm-pơ (1971). Câu 4: Cộng đồng ASEAN được xây dựng dựa trên một trong những trụ cột nào sau đây? A. Cộng đồng Văn hóa – giáo dục. B. Cộng đồng Quốc phòng – An ninh. C. Cộng đồng Văn hóa – xã hội. D. Cộng đồng Khoa học kĩ thuật. Câu 5: Đầu năm 1945, đâu là vấn đề cấp bách đặt ra cho các nước Đồng minh chống phát xít? A. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. B. Phục hồi và phát triển kinh tế thế giới. C. Phân chia lại thuộc địa của các nước. D. Thiết lập trật tự thế giới mới hai cực. Câu 6: Năm 1999, quốc gia nào sau đây được kết nạp, trở thành thành viên thứ 10 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Malaixia. B. Bru-nây. C. Mi-an-ma. D. Cam-pu-chia. Câu 7: Quốc gia đứng đầu khối tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) là A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Mỹ. Câu 8: Một trong những mục đích thành lập của ASEAN là A. duy trì hòa bình và an ninh thế giới. B. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của khu vực. C. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. D. không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. Câu 9: Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc (năm 1945) là A. Hội đồng Bảo an. B. Ngân hàng Thế giới. C. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc . D. Tổ chức Thương mại Thế giới. Câu 10: Nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới sau chiến tranh, Hội nghị I-an-ta (2-1945) có quyết định quan trọng nào sau đây? A. Thành lập Ban Thư kí Liên hợp quốc. B. Duy trì và mở rộng Hội Quốc liên. C. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc. D. Thành lập tổ chức Hội Quốc liên. Câu 11: Nội dung nào sau đây là bối cảnh lịch sử thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Xu thế khu vực hoá đã xuất hiện và ngày càng phát triển mạnh mẽ. B. Nhiều nước Đông Nam Á đã vươn lên trở thành “con rồng” kinh tế. C. Liên Xô và các nước đã tuyên bố chấm dứt cuộc Chiến tranh lạnh. Trang 1/4 - Mã đề 603
  2. D. Xu thế toàn cầu hoá đã xuất hiện và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Câu 12: Nội dung nào sau đây là một trong những hoạt động nổi bật của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong giai đoạn 1976 – 1999? A. Các nước tập trung hợp tác trên lĩnh vực chính trị – an ninh. B. Bước đầu phát triển về cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động. C. Hợp tác hiệu quả trong hoạt động chống chủ nghĩa khủng bố. D. ASEAN phát triển số lượng thành viên, từ 5 nước lên 10 nước. Câu 13: Nội dung nào sau đây là đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Hình thành trật tự thế giới hai cực đối lập: cực Liên Xô và cực Mỹ đứng đầu mỗi bên. B. Xác lập trật tự thế giới mới của các nước tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu, chi phối. C. Một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở nước thắng trận thống trị nước bại trận. D. Trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận đoàn kết, đồng thuận. Câu 14: Nội dung nào sau đây là một trong những mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN? A. Đưa ASEAN trở thành một tổ chức nhất thể hoá khu vực. B. Đưa tốc độ tăng trưởng của ASEAN cao nhất thế giới. C. Xây dựng một cộng đồng hòa bình và thịnh vượng. D. Tạo điều kiện để ASEAN tập trung hợp tác nội khối. Câu 15: Năm 1989, cuộc gặp gỡ tại đảo Man – ta giữa Tổng thống Mỹ và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô đã chính thức A. mở đầu xu thế toàn cầu hóa. B. khởi đầu chay đua vũ trang. C. thành lập Liên minh châu Âu. D. chấm dứt Chiến tranh lạnh. Câu 16: Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc nào sau đây của Hiến chương Liên hợp quốc để giải quyết vấn đề phức tạp ở Biển Đông hiện nay? A. Chủ động thương lượng, nhân nhượng để bảo đảm hoà bình. B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình. C. Không cần sự hỗ trợ của các tổ chức ở khu vực và quốc tế. D. Tôn trọng chủ quyền và quyền tự quyết của các nước lớn. Câu 17: Nhận xét nào sau đây là đúng về sự thành lập của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Những nước sáng lập tổ chức có trình độ phát triển đồng đều nhưng đối lập về thể chế chính trị. B. Sự thành lập tổ chức là kết quả tất yếu của sự phát triển vượt bậc về lực lượng sản xuất. C. Sự thành lập của tổ chức nhằm đối phó với những thách thức từ bên trong và bên ngoài. D. Những tác động từ bên ngoài là yếu tố quyết định, then chốt dẫn đến sự ra đời của tổ chức. Câu 18: Sau khi thành lập, Cộng đồng ASEAN sẽ gặp phải một trong những thách thức nào sau đây trong quá trình hoạt động? A. Khoảng cách về phát triển kinh tế giữa các nước thành viên. B. Chưa có chiến lược mở rộng quan hệ hợp tác ngoài khu vực. C. Nhiều nước vẫn chưa tham gia các diễn đàn lớn trên thế giới. D. Có khoảng cách địa lí giữa hai nhóm nước lục địa và hải đảo. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a, b, c, d, ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 19: Đọc đoạn tư liệu sau: “Thuật ngữ Chiến tranh lạnh lập tức được các báo và tạp chí Mỹ chấp nhận như một cụm từ miêu tả thích hợp về tình hình giữa Mỹ và Liên Xô khi đó: một cuộc chiến dù không phải đánh nhau Trang 2/4 - Mã đề 603
  3. hay đổ máu. Theo đó, Chiến tranh lạnh được hiểu là thời kì căng thẳng về mặt chính trị và quân sự giữa Mỹ và Liên Xô sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Yếu tố "chiến tranh" ở đây thể hiện sự đối đầu sâu sắc về mặt quyền lực và ý thức hệ giữa 2 nước; trong khi đó "lạnh" phản ánh việc Liên Xô và Mỹ không sử dụng vũ khí "nóng" (các loại vũ khí truyển thông) trong mối quan hệ kình địch này, mà thay vào đó là cuộc chạy đua vũ trang, nổi bật là vũ khí hạt nhân”. (Theo Đào Minh Hồng - Lê Hồng Hiệp (Chủ biên), sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, Khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -ĐHQG. HCM, 2013) A. Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô. B. Việc chạy đua vũ trang của hai cường quốc Liên Xô và Mĩ trong thời kì Chiến tranh lạnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. C. Bản chất của Chiến tranh lạnh thể hiện sự đối đầu sâu sắc về mặt quyền lực và ý thức hệ giữa Mĩ và Liên Xô. D. Chiến tranh lạnh kết thúc hoàn toàn nhưng di chứng để lại là tình hình xung đột sắc tộc, tôn giáo vẫn diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới hiện nay như xung đột Nga-Ukraine, hành động quân sự hóa ở Biển Đông của Trung Quốc. Câu 20: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Trật tự thế giới mới này được hình thành như thế nào, còn tuỳ thuộc ở nhiều nhân tố: Sự phát triển về thực lực kinh tế, chính trị, quân sự của các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức trong cuộc chạy đua về sức mạnh quốc gia tổng hợp,...; Sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng thế giới (sự thành bại của công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa,...); Sự phát triển của cách mạng khoa học – kĩ thuật sẽ còn tiếp tục tạo ra những “đột phá” và biến chuyển trên cục diện thế giới”. (Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, tr.424) A. Công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa đã đưa các nước vươn lên thành một cực chi phối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. B. Đoạn tư liệu đề cập đến sự hình thành trật tự thế giới thế giới mới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. C. Xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh đã đem lại những thời cơ lớn nhưng cũng không ít thách thức đối với Việt Nam trong bối cảnh mới về nguồn vốn, công nghệ. D. Trong quan hệ quốc tế, khái niệm đa cực chỉ trạng thái địa – chính trị toàn cầu với ba trung tâm quyền lực chi phối là Mỹ, Liên bang Nga và Trung Quốc. Câu 21: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Đối với lĩnh vực chính trị - an ninh, Việt Nam tiên phong trong triển khai các trọng tâm, ưu tiên hướng tới mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và cam kết trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Không chỉ hoàn thành các cam kết đã thỏa thuận, mà Việt Nam còn chủ động tiếp nhận và chủ trì việc thực hiện nhiều dòng hành động trong kế hoạch tổng thể chính trị - an ninh. Ứng xử của Việt Nam trong ASEAN đối với các vấn đề quốc tế, khu vực ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh và ổn định, như vấn đề Biển Đông, Mi-an-ma, thể hiện tinh thần xây dựng, cân bằng, hài hòa và sáng tạo, góp phần củng cố đoàn kết, thống nhất và đồng thuận của ASEAN, luôn được các nước đánh giá cao.” (Vũ Hồ, Dấu ấn Việt Nam trong ASEAN: Đồng hành, lớn mạnh cùng năm tháng, https://www.tapchicongsan.org.vn, tháng 10 – 2023) A. Việt Nam được đánh giá là quốc gia đứng đầu cộng đồng ASEAN bởi những nỗ lực gắn kết thành công các quốc gia trong khu vục Đông Nam Á. Trang 3/4 - Mã đề 603
  4. B. Hoạt động của Việt Nam trong việc ứng xử với những thách thức an ninh chính trị đã nói lên tầm quan trọng của Việt Nam trong ASEAN nhằm duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực. C. Đoạn tư liệu trên đề cập đến lĩnh vực chính trị -an ninh – một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN. D. Để đảm bảo ổn định chính trị - an ninh khu vực, Việt Nam cùng ASEAN đã triển khai các hoạt động giữ gìn hòa bình. ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 603
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2