intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Phước Chánh, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Phước Chánh, Phước Sơn” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Phước Chánh, Phước Sơn

  1. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTBT THCS PHƯỚC NĂM HỌC: 2023 - 2024 CHÁNH MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 9 Thời gian: 45 phút (không kể giao đề) Họ và tên học sinh: Điểm Nhận xét của giáo viên …......................................... .......... Lớp: 9/........ I. TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm) Em hãy khoanh tròn vào 1 trong các chữ cái A, B, C, D trước câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1. Nhiệm vụ đầu tiên của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc là A. khôi phục kinh tế. C. giúp đỡ các nước ở châu Âu. B. tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội. D. phát triển văn hóa, giáo dục. Câu 2. Ý nghĩa quan trọng nhất về việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 là A. phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mĩ. B. cân bằng lực lượng quân sự giữa Mĩ và Liên Xô. C. Liên Xô trở thành cường quốc xuất khẩu vũ khí hạt nhân. D. đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của khoa học – kĩ thuật Xô Viết. Câu 3. Nguyên nhân nào mang tính chất giáo điều đưa đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu? A. Rời bỏ những nguyên lý đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin. B. Sự chống phá của các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội. C. Sự tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức của người đứng đầu bộ máy nhà nước. D. Xây dựng mô hình về CNXH không phù hợp với thực tiễn của đất nước và thế giới. Câu 4. Sau Chiến tranh thế giới II, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập vào A. cuối những năm 40 thế kỉ XX. C. cuối những năm 50 thế kỉ XX. B. đầu những năm 50 thế kỉ XX. D. đầu những năm 60 thế kỉ XX. Câu 5. Tại sao thế kỉ XXI, được dự đoán là “thế kỉ của châu Á”? A. Nhiều nước châu Á giành được độc lập. B. Châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới. C. Các nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. D. Các nước châu Á có nền an ninh, chính trị ổn định nhất thế giới. Câu 6. Đâu không phải là yếu tố dẫn tới sự không ổn định của tình hình châu Á suốt nửa sau thế kỉ XX? A. Ảnh hưởng của chiến tranh lạnh. B. Cuộc chiến tranh thương mại giữa các nước. C. Cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc. D. Khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, li khai, xung đột tôn giáo. Câu 7. Ý nào dưới đây không phải ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa? A. Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do. B. Hệ thống XHCN được nối liền từ châu Âu sang châu Á. C. Đưa Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế thế giới. D. Kết thúc nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến.
  2. Câu 8. Thành tựu nổi bật nhất của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc là A. thu hồi Hồng Kông, Ma Cao. D. tốc độ tăng trưởng bình quân 8%/năm. B. khoa học, kĩ thuật phát triển. C. thu nhập bình quân đầu người cao. Câu 9. Tình hình Đông Nam Á giữa những năm 50 của thế kỉ XX như thế nào? A. Chiến tranh ác liệt. B. Ổn định và phát triển. C. Ngày càng trở nên căng thẳng. D. Ngày càng phát triển phồn thịnh. Câu 10. Các quốc gia Đông Nam Á tham gia sáng lập ASEAN là A. Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin. B. Thái Lan, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin. C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin. D. Thái Lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin. Câu 11. Hiệp ước Ba-li được kí kết vào thời gian nào? A. Tháng 2 – 1967. C. Tháng 8 – 1967. B. Tháng 2 – 1976. D. Tháng 8 – 1976. Câu 12. Cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN trở nên đối đầu căng thẳng do A. vấn đề Cam-pu-chia. B. chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực. C. chính sách can thiệp của Trung Quốc vào khu vực. D. sự cạnh tranh gay gắt về kinh tế giữa hai nhóm nước. Câu 13. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân châu Phi nổ ra sớm nhất ở A. Nam Phi. C. Bắc Phi. B. Trung Phi. D. Đông Phi. Câu 14. “Năm châu Phi” (1960) là tên gọi cho sự kiện nào sau đây? A. Châu Phi là “Lục địa mới trỗi dậy”. B. Có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập. C. Có nhiều nước châu Phi được trao trả độc lập. D. Châu Phi có phong trào giải phóng dân tộc sớm nhất và mạnh nhất. Câu 15. Tội ác lớn nhất của chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở Nam Phi là gì? A. Bóc lột tàn bạo người da đen. B. Gây chia rẽ nội bộ Nam Phi. C. Tước quyền tự do của người da đen. D. Phân biệt chủng tộc và kì thị chủng tộc đối với người da đen. II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 16. (2 điểm) Trình bày những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1950 đến những năm 70 của thế kỷ XX? Câu 17. (3 điểm) Nêu mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? Việt Nam gia nhập vào ASEAN có những cơ hội nào để phát triển? ----Hết----
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2