‘Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Chí Thanh (Đề B)’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Chí Thanh (Đề B)
- TRƯỜNG TH & THCS NGUYỄN CHÍ THANH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I
TỔ: XÃ HỘI NĂM HỌC: 2022-2023
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 (Tiết 9)
Họ tên:………………………………….; Lớp 7/ Thời gian làm bài 45 phút
Điểm Lời phê của cô Duyệt
PHÂN MÔN LỊCH SỬ (ĐỀ 1)
I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Hãy chọn phương án trả lời đúng
Câu 1. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu bao gồm
A. địa chủ và nông dân. B. tư sản và vô sản.
C. chủ nô và nô lệ. D. lãnh chúa phong kiến và nông nô.
Câu 2. Các cuộc phát kiến địa lí đã để lại hệ quả tiêu cực nào cho loài người?
A. Mở ra con đường mới.
B. Thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.
C. Làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen, cướp bóc thuộc địa.
D. Thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp ở châu Âu phát triển.
Câu 3. Đất nước nào là quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng?
A. I - ta - li - a. B. Pháp.
C. Anh. D. Mĩ.
Câu 4. Ở Trung Quốc, tôn giáo nào trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước thời phong
kiến?
A. Nho giáo. B. Đạo giáo. C. Phật giáo. D. Thiên chúa giáo.
Câu 5. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, Trung Quốc phát triển thịnh vượng nhất dưới triều đại nào?
A. Tống. B. Đường. C. Minh. D. Thanh.
Câu 6. Ấn Độ thuộc khu vực nào ở châu Á?
A. Đông Nam Á. B. Đông Bắc Á.
C. Tây Á. D. Nam Á.
Câu 7. Công trình kiến trúc tiêu biểu của vương quốc Lào là
A. Ăng-co-vát B. Thạt Luổng C. Chùa Vàng D. Chùa Một Cột
Câu 8. Hai tôn giáo chính thống của vương quốc Cam-pu-chia thời phong kiến là
A. Phật giáo và thiên chúa giáo B. Hin-đu-giáo và Phật giáo
C. Hin-đu-giáo và Tin lành D. Tin lành và Phật giáo
I. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM):
Câu 1. (1,5 điểm): Hãy giải thích vì sao xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo?
Câu 2: (1.0 điểm) Trong những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Trung Quốc từ TK VII đến TK
XIX em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?
Câu 3: (0,5 điểm)Việc sáng tạo ra chữ viết riêng của nhiều quốc gia Đông Nam Á có ý nghĩa
như thế nào với cuộc sống ?
BÀI LÀM
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………........
- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM (ĐỀ 1)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm):
Mỗi câu trả lời đúng HS được 0,25 điểm.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án D C A A B D B B
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM):
Câu 1: Phong trào cải cách tôn giáo xuất hiện do những nguyên nhân sau (1,5)
-Thiên Chúa giáo là chỗ dựa vững chắc nhất của chế độ phong kiến, chi phối toàn bộ đời
sống tinh thần của xã hội châu Âu.(0,25đ)
-Đến đầu thế kỉ XVI, Giáo hội Thiên Chúa giáo ngày càng có xu hướng cản trở sự phát
triển của giai cấp tư sản, nhiều giáo hoàng và giám mục quá quan tâm đến quyền lực và
đặc ra những lễ nghi tốn kém (1đ)
=> Vì vậy, giai cấp tư sản đòi thay đổi và cải cách tổ chức, giáo lí của Giáo hội Thiên
Chúa giáo.(0,25đ)
Câu 2: (1đ)Trong những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỷ VII đến
thế kỷ XIX, em ấn tượng với thành tựu về Văn học. Vì:
+ Nền văn học Trung Quốc rất phong phú, đa dạng về thể loại : thơ Đường luật, kịch, tiểu
thuyết chương hồi…Văn hóa Trung Quốc cũng có ảnh hưởng rất lớn tới nền văn học của
Việt Nam thời trung đại. (0,5 đ)
+ Trung Quốc có nhiều tác phẩm văn học đồ sộ: Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung);
Hồng Lâu Mộng ( Tào Tuyết Cần)… Những tác phẩm này trở thành nguồn cảm hứng cho
rất nhiều bộ phim mà hiện nay chúng ta vẫn xem, chẳng hạn như phim Tây Du Kí(0,5 đ)
*Tùy theo cách chọn ấn tượng thành tựu văn hóa tiêu biểu của học sinh lí giải phù
hợp vẫn cho điểm tối đa
Câu 3: (0,5đ)Việc sáng tạo ra chữ viết riêng của nhiều quốc gia Đông Nam Á có ý nghĩa
như thế nào với cuộc sống ?
-Sự ra đời của chữ viết sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành văn hóa khác (ví dụ: văn
học, sử học…) và tạo điều kiện cho sự phát triển của văn hóa các quốc gia Đông Nam Á
trong giai đoạn sau.
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
- ……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………