Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Gio Linh
lượt xem 2
download
Với "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Gio Linh" sau đây, các em được làm quen với cấu trúc đề thi giữa học kì 1, luyện tập với các dạng bài tập có khả năng ra trong đề thi sắp tới, nâng cao tư duy giúp các em đạt kết quả cao trong kỳ thi. Mời các em cùng tham khảo đề thi dưới đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Gio Linh
- SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIŨA KỲ HỌC KỲ I– NĂM HỌC TRƯỜNG THPT GIO LINH 2021 2022 MÔN: NGỮ VĂN KHỐI LỚP 11 Thời gian làm bài : 90Phút Họ tên : ...............................................................Lớp: ................... I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4: “Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn nhân gian, Chúa đều ra sức thu lấy, không thiếu một thứ gì.Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài ra đến vài trượng, phải một cơ binh khiêng mới nổi, lại bốn người đi kèm, đều cầm gươm, đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay. Trong phủ, tùy chỗ điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non. Mỗi khi đêm thanh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường.” (Trích “Vũ trung tùy bút” Phạm Đình Hổ) Câu 1: (0,5 điểm) Trong đoạn trích tác giả kể lại hành vi gì của chúa Trịnh? Câu 2: (0,5 điểm) Trong đoạn trích trên câu nào sử dụng biện pháp liệt kê? Câu 3: (1,0 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong câu đó. Câu 4: (1,0 điểm) Khung cảnh phủ chúa trong đoạn trích hiện ra như thế nào? II. PHẦN LÀM VĂN: (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm)Từ đoạn trích ở phần đọc hiểu em hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng tham nhũng. Câu 2: (5,0 điểm) Phân tích bài thơ Thương vợ Trần Tế Xương. Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. 1
- Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không. (SGK Ngữ văn 11, tập I) HẾT SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIŨA KỲ HỌC KỲ I– NĂM TRƯỜNG THPT GIO LINH HỌC2021 2022 MÔNNGỮ VĂN KHỐI LỚP 11 Thời gian làm bài : 90Phút Họ tên : ...............................................................Lớp: ................... I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4: Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay, thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào. Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân binh lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền. Hòn đá hoặc cây cối gì to lớn quá, thậm chí phải phá hủy tường nhà để khiêng ra. Các nhà giàu bị họ vu cho là giấu vật cung phụng, thường phải bỏ của ra kêu van chí chết, có khi phải đập bỏ núi non bộ, hoặc phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ. (Trích “Vũ trung tùy bút” Phạm Đình Hổ) Câu 1: (0,5 điểm) Trong đoạn trích tác giả kể lại hành vi gì của chúa Trịnh? Câu 2: (0,5 điểm) Xác định thành ngữ được sử dụng trong đoạn trích. Câu 3: (1,0 điểm) Nêu ý nghĩa của thành ngữ được sử dụng trong đoạn trích. Câu 4: (1,0 điểm) Nhận xét về hình ảnh người dân trong đoạn trích. II. PHẦN LÀM VĂN: (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm)Từ đoạn trích ở phần đọc hiểu em hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng tham nhũng. 2
- Câu 2: (5,0 điểm) Phân tích bài thơ Thương vợ Trần Tế Xương. Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không. (SGK Ngữ văn 11, tập I) HẾT 3
- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT PHẦN CÂU ĐIỂM MÃ NỘI DUNG Tp Tổng I.ĐỌC HIỂU 001 1 Trong đoạn 0,5 3,0 trích tác giả kể lại hành vi chúa Trịnh vơ vét của cải của nhân dân. Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời đúng đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,5 điểm. 2 Trong đoạn 0,5 trích trên câu có sử dụng biện pháp liệt kê là: Câu 1 4
- (câu đầu) “Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn nhân gian, Chúa đều ra sức thu lấy, không thiếu một thứ gì.” Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời đúng đáp án (Câu 1 của đoạn trích, nếu chép lạicâu thì phải chép đủ câu, đúng hình thức câu văn, có trích dẫn): 0,5 điểm. Học sinh chép lại câu 1 của đoạn trích nhưng chưa trọn vẹn, chưa đúng hình thức câu văn, không có trích dẫn: 0,25 điểm 3 Tác dụng của 1,0 biện pháp tu từ liệt kê: 5
- Làm cho hành vi vơ vét của cải của chúa Trịnh hiện lên cụ thể, rõ ràng, chi tiết. Qua đó thể hiện thái độ căm phẫn, lên án, phê phán sự tham lam, độc ác của chúa. Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời được đủ các tác dụng như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1,0 điểm Học sinh trả lời được 01 tác dụng như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,5 điểm 4 Khung cảnh 1,0 Phủ chúa trong đoạn trích: Vô cùng đủ đầy, xa hoa hiếm có. Nhưng 6
- không tươi đẹp mà lại hỗn độn, dị thường. Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời được đủ các đặc điểm như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1,0 điểm Học sinh trả lời được 01 đặc điểm như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,5 điểm 002 1 Trong đoạn 0,5 3,0 trích tác giả kể lại hành vi tham lam, tráo trở của bọn hoạn quan trong phủ chúa khi vơ vét của cải của nhân dân. Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời đúng đáp án hoặc có cách diễn đạt tương 7
- đương: 0,5 điểm. 2 Thành ngữ 0,5 được sử dụng trong đoạn trích: “Nhờ (mượn) gió bẻ măng” Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời đúng đáp án: 0,5 điểm. 3 Ý nghĩa của 1.0 thành ngữ “Nhờ (mượn) gió bẻ măng”: (Lợi dụng ai đó hoặc một tình thế nào đó để vụ lợi cho mình). Bọn hoạn quan lợi dụng sự tham lam và uy quyền của chúa Trịnh để vơ vét cho bản thân. Qua đó thể hiện thái độ căm phẫn, lên án, phê phán sự tham lam, độc ác củachúa Trịnh và bọn hoạn quan. Hướng dẫn chấm: 8
- Học sinh trả lời đúng đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1,0 điểm. Học sinh trả lời được 01 tác dụng như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,5 điểm 4 Hình ảnh 1,0 người dân trong đoạn trích hiện ra: bé nhỏ, tội nghiệp oan ức, khiếp sợ trước sự ức hiếp, cướp đoạt của Chúa và tay sai. Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời được đủ các đặc điểm như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1,0 điểm Học sinh trả lời được 9
- 01 đặc điểm như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,5 điểm II LÀM 1 a. Đảm bảo 0,25 2,0 VĂN yêu cầu về hình thức đoạn văn Đảm bảo hình thức và cấu trúc đoạn văn; dung lượng khoảng 150 chữ. Có thểtrình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định 0,25 đúng vấn đề cần nghị luận: hiện tượng tham nhũng trong xã hội. c. Triển khai 1,0 vấn đề nghị luận Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai 10
- vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ, quan điểm của bản thân về hiện tượng được nêu. Có thể theo hướng sau: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi.Biểu hiện của tham nhũng: đưa nhận hối lộ, tham ô, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tài sản chung, nhũng nhiễu nhân dân... Nguyên nhân: cơ chế quản lí lỏng lẻo và lòng tham con người. Hậu quả: đạo đức con người tha hóa; gây thiệt 11
- hại về tài sản chung, khiến đất nước tụt hậu. Giải pháp, bài học: Dũng cảm lên án hành vi cửa quyền, tham nhũng; giữ gìn đạo đức trong sáng, phát huy tinh thần yêu nước. Hướng dẫn chấm: Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). Lập luận 12
- không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, 0,25 ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 13
- nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. Đáp ứng được 1 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm. 2 a. Đảm bảo 0,25 5,0 cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định 0,5 đúng vấn đề nghị luận: đặc sắc nghệ 14
- thuật và nội dung tư tưởng bài thơ Thương vợ Trần Tế Xương. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: *Giới thiệu 0,5 khái quát về tác giả Trần Tế Xương, tác phẩm Thương vợ. (Giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác phẩm: 0,25 điểm) * Bài thơ xây 2,5 dựng hình tượng nhân vật bà Tú; bộc lộ tình 15
- cảm của ông Tú với vợ, thái độ của ông Tú trước thời cuộc với những biểu hiện sau: Hình tượng nhân vật bà Tú: . Cảnh sống: vất vả, gian truân; cảnh mưu sinh: bất trắc, hiểm nguy, chen chúc, xô bồ, đơn độc, lầm lũi; cảnh nhà: duyên ít, nợ nhiều. . Thái độ của bà Tú: chấp nhận, không trách móc, oán thán, kể công. . Phẩm chất bà Tú: giỏi giang, đảm đang, tháo vát; tần tảo, chịu thương chịu khó; giàu tình thương,lòng bao dung và đức hi sinh. Tình cảm của ông Tú: . Với bà Tú: thương yêu 16
- chân thành, sâu sắc (trân trọng, biết ơn, cảm phục, thấu hiểu vợ, xót xa cho vợ) . Với mình: tự trào, tự trách, tự lên án và nhận lỗi về sự bất tài, vô dụng của mình. . Với thời cuộc: mượn tiếng chửi để bộc lộ sự phẫn uất trước thực tại xã hội hà khắc, bất công. * Đặc sắc nghệ thuật: Bài thơ sử dụng bút pháp trào phúng kết hợp trữ tình; ngôn từ giản dị mà sáng tạo, giàu cảm xúc, sâu sắc (đặc biệt cách sử dụng số đếm, thành ngữ, từ láy, khẩu ngữ); hình ảnh gợi cảm, sáng tạo từ 17
- chất liệu văn học dân gian; kết hợp nhiều biện pháp tu từ (đối, ẩn dụ, tăng tiến…). Giọng thơ linh hoạt (khi thiết tha khi tự trào vừa căm phẫn, vừa mỉa mai, chua xót…) Phân tích đầy đủ, chi tiết, sâu sắc:2,5 điểm Phân tích chưa đầy đủ, chi tiết, hoặc chưa sâu sắc: 2,25 điểm 1,25 điểm. Phân tích chung chung, chưa rõ: 0,25 điểm – 1,0 điểm * Đánh giá 0,5 Bài thơ xây dựng hình tượng nhân vật bà Tú với vẻ đẹp truyền thống đáng tôn vinh và ngợi ca của người phụ nữ Việt Nam: đảm 18
- đang, tháo vát, tảo tần, giàu tình thương và đức hi sinh. Qua đó bộ lộ nhân cách cao đẹp, đáng trọng của ông Tú: thương vợ chân thành, sâu sắc; dũng cảm lên án hiện thực xã hội đen tối, bất công. Tạo nên giá trị nhân đạo, nhân văn cho tác phẩm. Hướng dẫn chấm: Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, 0,25 ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. 19
- e. Sáng tạo: 0,5 vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. Hướng dẫn chấm + Đáp ứng được 3 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. + Đáp ứng được 1 2 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10 Hết 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 204 | 12
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 271 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 188 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 234 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 176 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 181 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 204 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 180 | 4
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 184 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 24 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 37 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội
8 p | 24 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lai Thành
7 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Trãi
4 p | 30 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 174 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 169 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 181 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT thị xã Quảng Trị
14 p | 18 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn