Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Trị
lượt xem 2
download
‘Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Trị’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi giữa học kì 1, giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Trị
- SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ Môn: Ngữ văn 12 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) a)Ma trận % Mức độ nhận thức Tổng Tổng điểm Kĩ TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao năng Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Số Thời (%) gian ( %) gian (%) gian (%) gian câu hỏi gian (phút) (phút) (phút) (phút) (phút) 1 Đọc 15 10 10 5 5 5 4 20 hiểu 30 2 Viết đoạn văn nghị 5 5 5 5 5 5 5 5 1 20 20 luận xã hội Viết bài văn nghị 20 10 15 10 10 20 5 10 1 50 50 luận văn học Tổng 40 25 30 20 20 20 10 15 6 90 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100 b)Bảng đặc tả kĩ thuật
- Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận dung Đơn vị Mức độ kiến thức, Tổng thức kiến kiến kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá TT thức/ thức/kĩ Vận Nhận Thông Vận kĩ năng dụng biết hiểu dụng năng cao 1 ĐỌC Đọc Nhận biết: 2 1 1 4 HIỂU hiểu - Xác định được thể thơ của đoạn thơ. thơ - Chỉ ra các chi tiết, hình ảnh, từ ngữ, biện hiện đại 1945 – pháp tu từ... trong đoạn thơ. 1975 Thông hiểu: - Hiểu được tác dụng của việc sử dụng BPTT Vận dụng: - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong đoạn thơ - Viết Nhận biết: đoạn - Xác định được tư tưởng đạo lí cần bàn luận. văn - Xác định được cách thức trình bày đoạn văn. nghị luận xã Thông hiểu: hội - Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng đạo lí. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng đạo lí. Vận dụng cao: - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; đoạn văn giàu sức thuyết phục. 2 LÀM - Nghị Nhận biết: VN luận về - Xác định được kiểu bài nghị luận; vấn đề cần văn học nghị luận. - Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ. - Nêu được nội dung cảm hứng, hình tượng nhân vật trữ tình, đặc điểm nghệ thuật,... của đoạn thơ. Thông hiểu: - Diễn giải những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ theo yêu cầu của đề bài: hình ảnh hai cuộc kháng chiến và những tình cảm yêu nước thiết tha, những suy nghĩ và
- c. Đề kiểm tra SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ Môn: Ngữ văn 12 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau: Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh Nay mẹ đã phơ phơ đầu bạc Mẹ vẫn đào hầm dưới tầm đại bác Bao đêm rồi tiếng cuốc vọng năm canh. Đất nước mình hai mươi năm chiến tranh Tiếng cuốc năm canh nặng tình đất nước Hầm mẹ giăng như lũy như thành Che chở mỗi bước chân con bước. Đất quê ta mênh mông Quân thù không xăm hết được Lòng mẹ rộng vô cùng Đủ giấu cả sư đoàn dưới đất Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam. Trên nắp hầm Bầy giặc Mỹ xúm vào đánh mẹ Nửa lời không hé Mẹ lặng thinh trước những đòn thù. (Trích Đất quê ta mênh mông, Dương Hương Ly , Nguồn: thivien,net.) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chỉ ra từ ngữ gợi nhắc đến công việc của người mẹ trong đoạn thơ. Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng câu thơ : Hầm mẹ giăng như lũy như thành Che chở mỗi bước chân con bước. Câu 4. Nhận xét về tình cảm của tác giả đối với “người mẹ đào hầm” trong đoạn thơ trên. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của Anh/ Chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với đất nước. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận bức chân dung người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm. Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
- Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Rải rác biên cương mồ viễn xứ, Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. Áo bào thay chiếu anh về đất, Sông Mã gầm lên khúc độc hành. (Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập 1 NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.89) --------HẾT -------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮI KÌ I NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2022 - 2023 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Thể thơ: tự do 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm - Học sinh không trả lời đúng thể thơ “tự do”: không cho điểm 2 Từ gợi nhắc đến công việc của người mẹ: đào hầm 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án : 0,75 điểm. - Học sinh không trả lời đúng không cho điểm 3 Hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh: 1,0 - Làm nổi bật ý nghĩa công việc của người mẹ: Những căn hầm mẹ đào trở thành một thành lũy vững chắc che chở cho những người con – chiến sĩ. - Làm cho câu thơ giàu hình ảnh, tăng tính biểu cảm Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 2 ý: 1,0 điểm. - Học sinh nêu được 1 ý : 0,5 điểm. 4 Nhận xét tình cảm của tác giả đối với “người mẹ đào hầm”: 0,5 - Cảm phục trước sự kiên trì, nhẫn nại, gan dạ của người mẹ. - Biết ơn trước sự hy sinh, cống hiến thầm lặng của người mẹ đào hầm. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh nêu được 1 ý : 0,25 điểm. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với 2,0 đất nước. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với đất nước.
- c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với đất nước. Có thể triển khai theo hướng: Thế hệ trẻ cần nhận thức được trách nhiệm của bản thân đối với đất nước, giữ gìn và phát huy truyền thống của thế hệ cha anh; thực hiện sứ mệnh của thế hệ trẻ trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước phù hợp với thời đại mới. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Cảm nhận bức chân dung người lính Tây Tiến qua đoạn thơ 5,0 trong bài Tây Tiến của Quang Dũng a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Phân tích nội dung và nghệ thuật đoạn thơ Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng
- tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn thơ (0,25 điểm) 0,5 * Cảm nhận về bức chân dung người lính Tây Tiến qua đoạn thơ: 2,5 - Dáng vẻ và khí phách: Nét vẽ chân dung gân guốc, lạ hóa: đoàn binh không mọc tóc, quân xanh màu lá. Đối lập với hình dáng là khí phách oai phong, kiêu dũng qua cách nói chủ động, hình ảnh “dữ oai hùm”. - Đời sống tâm hồn tràn ngập mộng mơ: khát vọng giết giặc lập công và tâm hồn bay bổng, lãng mạn. - Lí tưởng sống:tinh thần tự nguyện, khát vọng được ra đi, được dâng hiến, xả thân - Sự hi sinh cao đẹp: những cái chết vốn bi thương nhưng trở nên hào hùng; cái chết nhẹ nhàng, thanh thản, sự hy sinh thầm lặng và cao cả . - Chân dung người lính Tây Tiến được khắc họa bằng cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng, kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp: nói giảm nói tránh, nhân hóa, sử dụng từ Hán Việt,… Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện của tâm trạng: 0,75 điểm - 1,25 điểm. - Phân tích chung chung, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,5 điểm. *Đánh giá 0,5 - Đoạn thơ khắc họa vẻ đẹp chân dung người lính Tây Tiến trong những năm kháng chiến chống Pháp. - Đoạn thơ góp phần thể hiện phong cách thơ Quang Dũng. Hướng dẫn chấm: -Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm -Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của thơ Quang Dũng; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 --------------------- Hết ----------------------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 221 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 280 | 9
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 42 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 218 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
65 p | 41 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 187 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 187 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 29 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 13 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
47 p | 23 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
29 p | 19 | 3
-
Bộ 20 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
228 p | 30 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 189 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn