Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Quảng Nam
lượt xem 3
download
“Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Quảng Nam” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Quảng Nam
- NỘI Mức độ Tổng số DUNG cần đạt Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. ĐỌC - Ngữ liệu: - Phương Hiểu được một Ý kiến của HIỂU Đoạn văn/ văn thức biểu vấn đề nội dung bản thân về bản, độ dài đạt/ Biện hoặc tác dụng của một vấn đề khoảng 150 chữ. pháp tu từ biện pháp tu từ trong đoạn Nội dung phù hợp - Chi tiết trong đoạn văn/ văn/ văn với các chuẩn trong đoạn văn bản bản mực đạo đức và văn/ văn quy phạm pháp bản luật Tổng Số câu 2 1 1 4 Số điểm 1.0 1.0 1.0 3.0 Tỉ lệ 10% 10% 10% 30% II. Nghị luận về một Viết bài LÀM đoạn thơ văn nghị VĂN luận về đoạn thơ Tổng Số câu 1 1 Số điểm 7.0 7.0 Tỉ lệ 70% 70% Tổng Số câu 2 1 1 1 5 cộng Số điểm 1.0 1.0 1.0 7.0 10.0 Tỉ lệ 10% 10% 10% 70% 100% MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 -2024 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ Môn: Ngữ văn Lớp 12 (Đề này gồm 02 trang) Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
- Phần I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Hiện tượng đố kị trong đời sống đã có từ xưa. Thời Tam quốc có danh tướng Đông Ngô là Chu Du, nổi tiếng thao lược nhưng lại có tính đố kị. Thấy Gia Cát Lượng tài ba, Du đã nhiều lần tìm cách chứng tỏ mình là người tài “đệ nhất thiên hạ”, nhưng lần nào cũng bị thua. Lòng đố kị còn khiến Chu Du tìm kế sách hãm hại Gia Cát Lượng, nhưng lần nào Lượng cũng đoán biết và thoát hiểm. Khi nhận ra tài trí của mình không bằng Gia Cát Lượng, Du đã ngửa mặt lên trời mà than: “Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng!”. Câu nói đó đã bộc lộ chân tướng của người đố kị: không chấp nhận thực tế người khác hơn mình. Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí muốn chứng tỏ mình không thua chúng kém bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Tâm lí đố kị ngược lại, chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. Đố kị là tâm lí của kẻ thất bại. Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thoả lòng ích kỉ tăng lên. Phân tích lòng đố kị, nhà triết học Hi Lạp cổ đại A-ri-xtốt đã nói: “Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”. Nhà triết học đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn thấy người khác thành công. Trên thực tế không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công, cho nên lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Kẻ đố kị không hiểu rằng “ngoài trời còn có trời” (cao hơn), “ngoài núi còn có núi” (cao hơn), mình tài còn có người tài hơn. Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ. (Phỏng theo Băng Sơn, dẫn theo Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản?( 0,75 đ) Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng: lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị?(0.75đ) Câu 3. Em hiểu như thế nào về luận điểm: Đố kị là tâm lí của kẻ thất bại? (1.0đ) Câu 4. Thông điệp ý nghĩa nhất mà em rút ra được từ văn bản?(Nêu và lí giải ngắn gọn dưới hình thức đoạn văn từ 5 đến 7 dòng. 0.5đ) Phần II: . (7,0 điểm) Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn – Tiếng ai tha thiết bên cồn
- Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. ( Trích Việt Bắc, Tố Hữu) Hãy viết bài văn trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu. ………………………………HẾT……………………… HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2023-2024
- Phần I: Đọc hiểu Câu Yêu Điền câu trả lời cầu Câu 1 Nhận Phương thức biểu đạt chính : Phương thức nghị luận biết về kiến Hướng dẫn chấm: HS trả lời gióng đáp án được 0.75 điểm thức Câu 2 Nhận Tác giả cho rằng: lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố biết và kị, vì: thông hiểu + Không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công, cho nên lòng đố kị chỉ có hại. +Nó vừa làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Hướng dẫn chấm: Hs trả lời như đáp án được 0,75 điểm Trả lời được một ý được 0,5 điểm Câu 3 Nhận Đố kị là tâm lí của kẻ thất bại vì: biết và - Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí muốn thông hiểu chứng tỏ mình không thua chúng kém bạn, thậm chí hơn người. - Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Tâm lí đố kị ngược lại, chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. - Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thoả lòng ích kỉ tăng lên. Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời đủ ý 1.0 điểm. Trả lời đúng 2 ý 0.75 điểm; trả lời 1 ý 0.5 điểm; sai 0 điểm. T Thông điệp rút ra: - Hãy biết mình là ai, hiểu rõ bản thân, khắc phục nhược điểm, biết phát huy ưu điểm - So sánh như một cách để phấn đấu, không phải để dằn vặt từ đó sinh ra tính đố kị, bao biện cho sự yếu kém của bản thân - Hãy cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác Hướng dẫn chấm: Học sinh viết đoạn tốt, đầy đủ ý 0.5 điểm.
- Bài làm chưa đủ ý, diễn đạt còn mắc lỗi được 0,26 điểm Trả lời sơ sài , tối nghĩa 0điểm. Phần II: Làm văn 2 Cảm nhận về vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật trong 8 dòng 7,00 đầu bài thơ Việt Bắc ( Tố Hữu). Từ đó, nhận xét chất dân tộc trong thơ tố Hữu. 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ ( có ý (0,5) phụ) Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. (Nếu cảm nhận đoạn thơ mà không làm rõ ý phụ phần nhận xét thì không tính điểm cấu trúc) 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5) Vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật trong 8 dòng đầu bài thơ Việt Bắc ( Tố Hữu);chất dân tộc trong thơ tố Hữu qua đoạn thơ.
- 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể (5.00) hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể: 3.1.Mở bài: – Giới thiệu Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc – Nêu vấn đề cần nghị luận 3.2.Thân bài: a. Khái quát về bài thơ, đoạn thơ: (0,5 điểm) - Về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, cảm hứng chung của tác phẩm: viết nhân một sự kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử: - Đặc điểm cấu tứ tác phẩm - Vị trí, nội dung đoạn thơ: thuộc phần đầu của bài thơ, thể hiện khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người. b. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật đoạn thơ: - Về nội dung: (2,0 điểm) +Bốn câu đầu: Lời ướm hỏi của người ở lại với người ra đi; người ở lại lên tiếng trước: ++Gợi nhắc lại những kỉ niệm nghĩa tình trước hoàn cảnh đã đổi thay. “Mười lăm năm ”: quãng thời gian không quá dài nhưng đã có “biết bao nhiêu tình ” và biết bao kỉ niệm. ++Gợi nhắc không gian nguồn cội, nghĩa tình: Người ở lại nhạy cảm trước sự đổi thay của hoàn cảnh, sợ rằng người bạn của mình khi về thành phố sẽ quen với cuộc sống mới, hoàn cảnh mới mà quên mất những tháng ngày cùng nhau đồng cam cộng khổ. ++ Tâm trạng người ở lại: Điệp từ “nhớ” thể hiện tâm trạng chủ đạo của người ở lại dành cho người đưa tiễn. Nỗi nhớ được gắn với những sắc thái khác nhau, gợi tâm tình tha thiết: khi nhớ thiên nhiên, khi nhớ con người, lúc nhớ núi, lúc nhớ nguồn Việt Bắc. Nỗi nhớ cho thấy sự gắn bó giữa “mình ” và “ta ”. +Bốn câu thơ sau là tiếng lòng của người ra đi: ++ “Tiếng ai tha thiết”: lời đồng vọng gần gũi thân thương mà người đi lắng nhận từ người ở. ++ Tâm trạng được thể hiện qua nỗi “bâng khuâng” đầy nhớ thương trong lòng và cả sự bồn chồn khi bước chân đi. ++ Hình ảnh hoán dụ “áo chàm ”: không đơn thuần dùng để chỉ màu áo quen thuộc của người dân Việt Bắc (áo nhuộm màu chàm) mà còn là hình ảnh nói thay cho toàn thể nhân dân Việt Bắc trong ngày đưa tiễn những đồng chí cách mạng về xuôi: “chàm nâu thêm đậm, phấn son chẳng nhòa”. ++ Hình ảnh có giá trị biểu cảm cao “cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”: hành động nói thay cho nỗi xúc động nghẹn ngào không thể nói nên lời. - Về nghệ thuật: (1,5 điểm) + Phép điệp từ , điệp cú pháp , ẩn dụ , hoán dụ để nhấn
- mạnh và thể hiện nỗi nhớ. + Đại từ phiếm chỉ “ai”. + Đại từ nhân xưng “mình” chỉ cán bộ và “ta” chỉ người Việt Bắc được sử dụng khéo léo. +Giọng thơ ngọt ngào, âm điệu da diết cùng với thể thơ giàu tính dân tộc đã diễn tả thành công trạng thái tình cảm nhớ thương da diết, bịn rịn trong buổi chia tay. c. Nhận xét về chất dân tộc trong thơ Tố Hữu (1,0 điểm) - Về nội dung: Đề cập đến vấn đề dân tộc,cuộc chia tay giữa cán bộ cách mạng và nhân dân Việt Bắc - Về nghệ thuật: (nhấn mạnh các ý sau) +Thể thơ dân tộc (lục bát), giọng điệu ngọt ngào đằm thắm... +Ngôn ngữ gần gũi, mộc mạc, đậm chất dân tộc (đặc biệt là đại từ mình-ta),kết hợp sử dùng các biện pháp tu từ một cách hiệu quả. +Hình ảnh thơ quen thuộc, đậm chất dân tộc: áo chàm…. ….. 3.3.Kết bài: - Kết luận về nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp của đoạn thơ trong bài thơ - Nêu cảm nghĩ về tình cảm thuỷ chung cách mạng, đạo lí truyền thống của dân tộc 4. Sáng tạo ( 0,5) Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu ( 0,5) Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 220 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 40 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
61 p | 24 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
55 p | 14 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
29 p | 19 | 3
-
Bộ 20 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
228 p | 29 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
47 p | 22 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn