intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hội An” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hội An

  1. Thời gian làm bài: 90 phút; MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2023-2024 không kể thời gian phát đề MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 M ứ TT Kĩ Nội c Tổng năng dung/đơ đ n vị kĩ ộ năng n h ậ n th ứ c Nhậ Thông Vận V. dụng n hiểu dụng cao biết (Số (Số (Số câu) (Số câu) câu) câu) TN TL TN TL TN TL TN TL
  2. 1 Đọc Thơ 4 4 0 3 1 0 1 0 1 10 hiểu chữ Tỉ lệ 20 15 10 10 5 60 % điểm 2 Viết Kể lại 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 1 trải nghiệm của em Tỉ 10 15 10 0 5 40 lệ điể m từn g loại câu hỏi 3 40 20 10% 100 0 % % % Tỉ lệ % điểm các mức độ 70% 100
  3. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 6- THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi Nội dung/ Mức độ theo mức độ nhận thức TT Kĩ năng Đơn vị kiến đánh giá Nhận Thông Vận dụng Vận dụng thức biết hiểu cao 1 Đọc hiểu Văn bản thơ Nhận biết: 4 TN 3 TN, 1TL 1 TL 1TL - Nhận biết được thể thơ, đặc điểm của thơ - Nhận ra từ ghép, biện pháp tu từ. Thông hiểu: - Xác định được nội dung, chi tiết tiêu biểu trong văn bản; - Hiểu được nghĩa của từ, biện pháp tu từ
  4. Vận dụng: - Phân tích được tác dụng của BPTT - Trình bày được cách nghĩ, cách ứng xử của cá nhân gợi ra từ văn bản. 2 Viết Viết bài văn Nhận biết: về 1 TL* kể lại một thể loại văn trải nghiệm tự sự Thông hiểu: cách làm một bài văn tự sự Vận dụng: các đoạn được hình thành đảm bảo Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, dùng ngôi kể thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và cảm xúc
  5. trước sự việc được kể. 4 TN 3 TN, 1TL 1TL 1 TL Tổng 1TL* Tỉ lệ % 20 25 10 45 Tỉ lệ chung 55 45 ỦY BAN NHÂN DÂN TP HỘI AN KIỂM TRA GIỮA KÌ HỌC KỲ I Trường: THCS Phan Bội Châu Năm học: 2023 – 2024 Họ và tên:…………………………… MÔN: NGỮ VĂN 6 Lớp: 6/……SBD:…………………… Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra:……………………. ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN I. ĐỌC HIỂU (6 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu MẸ Lưng mẹ còng rồi Cau thì vẫn thẳng Cau ngọn xanh rờn Mẹ đầu bạc trắng. Cau ngày càng cao Mẹ ngày một thấp Cau gần với giời Mẹ thì gần đất! Ngày con còn bé Cau mẹ bổ tư Giờ cau bổ tám
  6. Mẹ còn ngại to! Một miếng cau khô Khô gầy như mẹ Con nâng trên tay Không cầm được lệ. Ngẩng hỏi giời vậy - Sao mẹ ta già? Không một lời đáp Mây bay về xa. (Đỗ Trung Lai, In trong Đêm sông Cầu, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003) Câu 1 (0,5 điểm) Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thơ lục bát. B. Thơ tự do. C. Thơ bốn chữ. D. Thơ năm chữ. Câu 2 (0.5 điểm) Vần trong bài thơ được gieo phổ biến là vần gì? A. Vần chân. B. Vần chân, vần liền. C. Vần lưng, vần cách. D. Vần lưng. Câu 3 (0.5 điểm) Hình ảnh nào được dùng để so sánh với mẹ? A. Giời. B. Đất. C. Mây. D. Cau. Câu 4 (0.5 điểm) Trong đoạn thơ sau, các từ nào là từ ghép: “Lưng mẹ còng rồi Cau thì vẫn thẳng Cau ngọn xanh rờn Mẹ đầu bạc trắng” A. Ngọn xanh, lưng mẹ. B. Vẫn thẳng, lưng mẹ. C. Xanh rờn, bạc trắng. D. Bạc trắng, vẫn thẳng. Câu 5 (0.5 điểm) Hình ảnh mẹ được miêu tả qua những từ ngữ nào? A. Còng, bạc trắng, thấp, khô gầy, già, gần đất. B. Còng, bạc trắng, thấp, gần đất, ngại to, khô gầy. C. Còng, bạc trắng, bổ tám, ngại to, khô gầy.
  7. D. Còng, gần đất, bổ tám, ngại to, khô gầy, già. Câu 6 (0.5 điểm) Từ “bạc trắng” trong dòng thơ “Mẹ đầu bạc trắng”diễn tả điều gì? A. Sự vất vả, khó nhọc, chịu khổ của mẹ. B. Dấu ấn của thời gian in hằn trên mái tóc mẹ. C. Sự trái ngược của mẹ với cau, mẹ mỗi ngày già yếu. D. Mái tóc của mẹ bạc trắng theo thời gian, mẹ đã già. Câu 7 (0.5 điểm) Hai dòng thơ “Ngẩng hỏi giời vậy / Sao mẹ ta già?”diễn tả điều gì? A. Con giật mình hốt hoảng vì không biết mẹ già từ bao giờ. B. Con xót xa, nghẹn ngào trước tuổi già của mẹ. C. Con không biết làm gì để ngăn tuổi già của mẹ. D. Con không biết vì sao mẹ lại già nhanh vậy. Câu 8 (1.0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ có trong khổ thơ sau: “Một miếng cau khô Khô gầy như mẹ Con nâng trên tay Không cầm được lệ.” Câu 9 ( 0.5 điểm) Bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả dành cho mẹ? Câu 10 (1.0 điểm) Từ bài thơ trên em hiểu gì về người mẹ kính yêu của mình (hãy viết một đoạn văn khoảng 10 dòng) II. VIẾT (4.0 điểm): Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ khi một lần em mắc lỗi với người thân trong gia đình.
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: Nội dung ĐỌC HIỂU 1. Trắc nghiệm khách quan ( 3.5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời C A D C B A B Điểm 0, 0, 0, 0,5 0,5 0,5 0,5 5 5 5 2. Trắc nghiệm tự luận ( 2.5 điểm) Câu 8: (1.0điểm) Nội dung Điểm - Biện pháp tu từ: So sánh: tác giả so sánh miến cau khô gầy như mẹ. 0,5 - - Tác dụng: Biện pháp so sánh làm cho câu thơ giàu hình ảnh, giàu giá trị 0.5 biểu cảm đồng thời diễn ta hình dáng khô gầy, già yếu của mẹ gợi niềm xót xa, thương cảm đến nghẹn ngào. Câu 9: (0.5 điểm) Nội dung Điểm
  9. Sự xót xa, thương cảm, tình yêu thương mẹ sâu nặng, thiết tha. 0,5 Câu 10 (1,0 điểm) Mức 1 (1 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) HS nêu đầy đủ các ý Học sinh nêu được ý Trả lời nhưng Gợi ý: nghĩa, phù hợp nhưng không chính xác, * Yêu cầu hình thức: Là đoạn văn chưa sâu sắc, diễn đạt không liên quan 10 dòng không sai chính tả, ngữ chưa thật rõ. đến đoạn trích, pháp đảm bảo tính liên kết và liền hoặc không trả mạch, diễn đạt sinh động… lời. * Yêu cầu nội dung: Diễn tả được tình cảm yêu thương, lòng biết ơn và sự kính trọng sâu sắc trước sự quan tâm, chăm sóc và tình yêu thương lớn lao mẹ dành cho mình. Phần II: VIẾT (4 điểm) Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc của bài tự sự 0,25 - Mở bài: Giới thiệu trải nghiệm. - Thân bài: Kể lại diễn biến của trải nghiệm. - Kết bài: Kết thúc trải nghiệm và cảm xúc của người viết. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của mình về một lần mắc lỗi với gia đình. c. Kể lại trải nghiệm 2,5 HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu: - Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất.
  10. - Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ của mình về một lần mắc lỗi với gia đình. - Tập trung vào sự việc xảy ra. Sắp xếp sự việc theo trình tự hợp lí: bắt đầu, diễn biến, kết thúc. - Miêu tả chi tiết về thời gian, không gian, nhân vật và diễn biến câu chuyện. - Thể hiện được cảm xúc của người viết, rút ra được ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt e. Sáng tạo 0,5 Có sáng tạo trong cách kể chuyện và diễn đạt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2