intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Châu Phong, Tân Châu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Châu Phong, Tân Châu” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Châu Phong, Tân Châu

  1. TRƯỜNG THCS CHÂU PHONG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TỔ NGỮ VĂN – GDCD NĂM HỌC: 2024– 2025 MÔN: NGỮ VĂN 6 TUẦN 7– TIẾT PPCT: 35 – 36 Thời gian làm bài: 90 phút A. MỤC TIÊU Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt các yêu cầu cần đạt trong chương trình từ đầu năm đến giữai học kì I, môn Ngữ văn lớp 6. Khảo sát bao quát một số nội dung theo các yêu cầu cần đạt trong chương trình đến giữa học kì I, môn Ngữ văn lớp 6 với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức bài kiểm tập trung B. HÌNH THỨC KIỂM TRA 1. Hình thức: Kiểm tra trắc nghiệm kết hợp tự luận 2. Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh kiểm tra tập trung. C. NỘI DUNG I. LIỆT KÊ CÁC ĐƠN VỊ BÀI HỌC Bài 1: lẮNG NGHE LỊCH SỬ NƯỚC MÌNH 1.1. Phần đọc Thánh Gióng,Sự Tích Hồ Gươm, Hội Thổi Cơm ở Đồng Văn, Bánh Chưng Bánh Giày 1.2. . Phần Thực hành Tiếng Việt: Từ đơn và từ phức 1.3 Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ 1.4. Phần nói, nghe: uận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có, Bài 2: MIỀN CỔ TÍCH 2.1. Phần đọc:Sọ Dừa, Em bé thông minh,Chuyện cổ nước mình,Non Bu Heng Bu 2.2. Phần Thực hành Tiếng Việ Trạng ngữ 2.3. Phần viết: Kể lại một truyện cổ tích 2.4. Phần nói, nghe: Kể lại một truyện cổ tích Bài 3: VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG .1. Phần đọc Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương, Việt Nam quê hương ta Về bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KỲ I
  2. Nội dung Mức độ kiến nhận TT Kĩ năng thức / thức Đơn vị Thông Vận dụng Tổng kĩ năng Nhận biết hiểu Vận dụng cao % điểm Truyện 6TN 2TN, 1TL 60 1 Đọc cổ tích 1TL Kể câu 1* 1* 1* 1* 40 truyện cổ tích 2 Viết mà em đã đọc hoặc đã biết Tỉ ệ% 40% 30% 20% 10% 100 Tổng 70% 30% III. BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KỲ I T Câu Đơn vị kiến thức/kĩ Mức độ kiến thức, Phần T năng kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá I ĐỌC Truyện cổ tích Nhận biết: - Nêu được ấn tượng chung về văn bản. - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật. 06 câu - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. - Nhận ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận ra từ ghép và từ láy; từ đa nghĩa và từ đồng âm. 02 Thông hiểu: câu - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề của văn bản. - Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ,
  3. ý nghĩ của nhân vật. - Giải thích được nghĩa của các từ ngữ thông dụng Vận dụng: 02 - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách câu ứng xử từ văn bản gợi ra. - Chỉ ra được điểm đặc biệt của nhân vật Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản kể lại một truyện cổ tích Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục bài kể Kể câu truyện cổ tích Vận dụng: 01 II VIẾT mà em đã đọc hoặc đã câu - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu. Kể biết câu truyện cổ tích mà em đã đọc hoặc đã biết Vận dụng cao: - Kể câu truyện cổ tích mà em đã đọc hoặc đã biết IV. ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2024 – 2025 Môn: Ngữ văn, lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: SỰ TÍCH DƯA HẤU Ngày xưa, Vua Hùng Vương thứ 18 có nuôi một đứa trẻ thông minh khôi ngô, đặt tên là Mai Yển, hiệu là An Tiêm. Lớn lên, vua cưới vợ cho An Tiêm, và tin dùng ở triều đình. Cậy nhờ ơn Vua cha, nhưng An Tiêm lại kiêu căng cho rằng tự sức mình tài giỏi mới gây dựng được sự nghiệp, chứ chẳng nhờ ai. Lời nói này đến tai vua, vua cho An Tiêm là kẻ kiêu bạc vô ơn, bèn đày An Tiêm cùng vợ con ra một hòn đảo xa, ở ngoài biển Nga Sơn (Thanh Hoá, Bắc Việt). Người vợ là nàng Ba lo sợ sẽ phải chết ở ngoài cù lao cô quạnh, nhưng An Tiêm thì bình thản nói: “Trời đã sinh ra ta, sống chết là ở Trời và ở ta, việc gì phải lo”. Hai vợ chồng An Tiêm cùng đứa con đã sống hiu quạnh ở một bãi cát, trên hoang đảo. Họ ra sức khai khẩn, trồng trọt để kiếm sống. Một ngày kia, vào mùa hạ, có một con chim lạ từ phương tây bay đến đậu trên một gò cát. Chim nhả mấy hạt gì xuống đất. Được ít lâu, thì hạt nẩy mầm, mọc dây lá cây lan rộng. Cây nở hoa, kết thành trái to. Rất nhiều trái vỏ xanh, ruột đỏ. An Tiêm bảo vợ: “Giống cây này tự nhiên không trồng mà có tức là vật của Trời nuôi ta đó”. Rồi An Tiêm hái nếm
  4. thử, thấy vỏ xanh, ruột đỏ, hột đen, mùi vị thơm và ngon ngọt, mát dịu. An Tiêm bèn lấy hột gieo trồng khắp nơi, sau đó mọc lan ra rất nhiều. Một ngày kia, có một chiếc tàu bị bão dạt vào cù lao. Mọi người lên bãi cát, thấy có nhiều quả lạ, ngon. Họ đua nhau đổi thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Rồi từ đó, tiếng đồn đi là có một giống dưa rất ngon ở trên đảo. Các tàu buôn tấp nập ghé đến đổi chác đủ thứ vật dụng và thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Nhờ đó mà gia đình bé nhỏ của An Tiêm trở nên đầy đủ, cuộc sống phong lưu. Vì chim đã mang hột dưa đến từ phương Tây, nên An Tiêm đặt tên cho thứ trái cây này là Tây Qua. Người Tàu ăn thấy ngon, khen là “hẩu”, nên về sau người ta gọi trại đi là Dưa Hấu. Ít lâu sau, vua sai người ra cù lao ngoài biển Nga Sơn dò xét xem gia đình An Tiêm ra làm sao, sống hay chết. Sứ thần về kể lại cảnh sống sung túc và nhàn nhã của vợ chồng An Tiêm, nhà vua ngẫm nghĩ thấy thầm phục đứa con nuôi, bèn cho triệu An Tiêm về phục lại chức vị cũ trong triều đình. An Tiêm đem về dâng cho vua giống dưa hấu mà mình may mắn có được. Rồi phân phát hột dưa cho dân chúng trồng ở những chỗ đất cát, làm giàu thêm cho xứ Việt một thứ trái cây danh tiếng. Hòn đảo mà An Tiêm ở, được gọi là Châu An Tiêm. (Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp) Câu 1. Truyện Sự tích dưa hấu thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại. Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai? A. Lời của nhân vật An Tiêm. B. Lời của người kể chuyện. C. Lời của nhân vật nàng Ba C. Lời của vua Hùng Vương. Câu 3. Vì sao An Tiêm bị vua Hùng đày ra đảo hoang? A. Vì vua cho An Tiêm là kẻ kiêu bạc vô ơn. B. Vì An Tiêm tài giỏi, gây dựng được sự nghiệp. C. Vì gia đình của An Tiêm đầy đủ, cuộc sống phong lưu. D. Vì Vua Hùng muốn An Tiêm sống tự lập. Câu 4. Trong câu sau: “Các tàu buôn tấp nập ghé đến đổi chác đủ thứ vật dụng và thực phẩm cho gia đình An Tiêm”, từ nào là từ láy? A. Tàu buôn. B. Tấp nập. C. Vật dụng. D. Thực phẩm. Câu 5. Tại sao loại quả mà An Tiêm trồng ở đảo hoang được gọi là Dưa Hấu? A. Vì giống cây này tự nhiên không trồng mà có. B. Vì quả có vỏ xanh, ruột đỏ, hột đen. C. Vì mùi vị thơm và ngon ngọt, mát dịu. D. Vì người Tàu ăn thấy ngon, khen là “hẩu”, nên về sau người ta gọi trại đi là Dưa Hấu. Câu 6. Điều gì khiến vua Hùng ngẫm nghĩ thấy thầm phục đứa con nuôi, cho triệu An Tiêm về phục lại chức vị cũ trong triều đình? A. Vì thương An Tiêm sống hiu quạnh ở đảo hoang. B. Vì An Tiêm tìm được giống dưa Hấu. C. Vì thấy An Tiêm có ý chí tự lập. D. Vì gia đình An Tiêm có cuộc sống đầy đủ, sung túc. Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Sự tích dưa hấu ? A. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên. B. Ca ngợi tình cảm gia đình bền chặt. C. Thể hiện sự cảm thương cho số phận con người. D. Giải thích nguồn gốc, tên gọi của quả dưa Hấu.
  5. Câu 8. Tại sao An Tiêm có thái độ bình thản khi bị đày ra đảo hoang? A. Vì muốn cho nàng Ba an lòng. B. Vì không muốn nhận sự nâng đỡ của vua Hùng. C. Vì An Tiêm tự tin vào năng lực của bản thân. D. Vì An Tiêm muốn được khám phá những vùng đất xa xôi. Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm. Câu 10. Em có nhận xét gì về nhân vật An Tiêm? II. VIẾT (4.0 điểm) Kể câu truyện cổ tích mà em đã đọc hoặc đã biết V. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024- 2025 Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC 6.0 Đáp án đúng: A Hướng dẫn chấm: 1 - Học sinh trả lời 0.5 như Đáp án: 0.5 điểm. Đáp án đúng: B Hướng dẫn chấm: 2 - Học sinh trả lời 0.5 như Đáp án: 0.5 điểm.. Đáp án đúng: A Hướng dẫn chấm: 3 - Học sinh trả lời 0.5 như Đáp án: 0.5 điểm Đáp án đúng: B Hướng dẫn chấm: 4 - Học sinh trả lời 0.5 như Đáp án: 0.5 điểm. 5 Đáp án đúng: D 0.5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0.5
  6. điểm. Đáp án đúng: C Hướng dẫn chấm: 6 - Học sinh trả lời 0.5 như Đáp án: 0.5 điểm. Đáp án đúng: D Hướng dẫn chấm: 7 - Học sinh trả lời 0.5 như Đáp án: 0.5 điểm. Đáp án đúng: C Hướng dẫn chấm: 8 - Học sinh trả lời 0.5 như Đáp án: 0.5 điểm. - Bài học em rút ra là phải là người hiền lành, chân thật,phải biết vươn lên trong cuộc sống dù bất cứ hoàn cảnh 9 nào 1.0 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1.0 điểm. 10 An Tiêm là người 1.0 chất phát thật thà,biết tự mình vươn lên trong cuộc sống Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1.0 điểm. - Học sinh trả lời theo ý mình nếu
  7. đúng vẫn cho điểm tối đa II VIẾT Kể câu 4.0 truyện cổ tích mà em đã đọc hoặc đã biết a. Đảm bảo cấu 0.25 trúc đoạn văn tự sự Mở đoạn nêu được giới thiệu câu chuyện định kể b. Xác định đúng 0.25 yêu cầu của đề. Trình bày biễn biến câu chuyện c. Triển khai câu 2.75 chuyện Nêu bài học rút ra qua câu chuyện d. Chính tả, từ ngữ, 0.25 ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể 0.5 hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 10.0 -----------------Hết----------------- Châu Phong, 27/10/2024 Người ra đề
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2