intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Hưng Đạo, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

15
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Hưng Đạo, Kon Tum” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Hưng Đạo, Kon Tum

  1. PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO 1. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 7 Mức độ Tổng TT Chương/ chủ Nội dung/đơn vị nhận thức % điểm đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1 Đọc hiểu Thơ năm chữ 2 1 1 50 Viết Viết bài văn ngắn 2 thể hiện cảm xúc 1* 1* 1* 1* của em về bài thơ 50 năm chữ. Tổng 40 30 20 10 Tỉ lệ % 40 % 30% 20 % 10% 100 Tỉ lệ chung 70% 30 %
  2. 2. BẢNG ĐẶC TẢ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I- MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7 Số câu hỏi theo mức độ nhận thức TT Chủ đề Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao 1 Đọc Thơ Nhận biết: 2TL hiểu năm chữ - Nhận biết được thể thơ, phương thức biểu đạt của bài thơ. - Nhận biết được phó từ trong bài thơ. - Nhận biết được từ ngữ tiêu biểu trong bài thơ. Thông hiểu: 1TL - Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ. Vận dụng: 1TL - Rút ra được bài học về cách quan sát và cảm nhận thiên nhiên của tác giả. 2 Viết Viết bài Nhận biết: Kiểu bài phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn 1* 1* 1* 1TL* văn ngắn học( bài thơ). thể hiện cảm xúc Thông hiểu: Kỹ năng viết bài cảm nghĩ về một tác phẩm văn của em học đảm bảo trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật. về bài Vận dụng: Viết được bài văn cảm nghĩ về một tác phẩm thơ năm văn học đảm bảo được những nét đặc sắc trên hai phương chữ diện nội dung và nghệ thuật( vần, nhịp, yếu tố miêu tả, hình ảnh, từ ngữ…) của bài thơ. Vận dụng cao: Bài văn thể hiện tình cảm chân thành, trong sáng. Có sáng tạo trong cách dùng từ, đặt câu. Có năng khiếu văn chương. Tổng 2TL 1TL 1TL 1TL Tỉ lệ % 40 30 20 10 Tỉ lệ chung 70 30
  3. PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn; Lớp: 7 Thời gian: 90 (không kể thời gian phát đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU(5,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Sang thu – Hữu Thỉnh) Câu 1(1,5 điểm). a. Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì? Nêu phương thức biểu đạt của văn bản. b. Phó từ trong câu thơ “Vẫn còn bao nhiêu nắng” là từ nào? Câu 2(1,0 điểm). Tìm những từ ngữ diễn tả hoạt động, trạng thái của sự vật trong khoảnh khắc giao mùa. Câu 3(1,5 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau: “Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu”. Câu 4(1,0 điểm). Qua bài thơ “ Sang thu”, em học được điều gì về cách quan sát và cảm nhận thiên nhiên của tác giả. II. PHẦN VIẾT(5,0 điểm) Câu 1(5,0 điểm). Viết bài văn ngắn thể hiện cảm xúc của em về bài thơ trên. ------------------HẾT-------------------
  4. PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM HƯỚNG DẪN KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn; Lớp:7 (Bản hướng dẫn gồm 03 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG I. Phần đọc hiểu( 5,0 điểm): - Gồm 2,5 câu nhận biết: 3,0 điểm; 1 câu thông hiểu: 1,0 điểm; 1 câu vận dụng:1,0 điểm. II. Phần viết ( 5,0 điểm): - Đảm bảo bố cục bài văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ năm chữ.(0,25 điểm) - Xác định đúng yêu cầu của đề(0,25 điểm) - Viết bài văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ năm chữ, đảm bảo đúng phần dàn bài( 3,5 điểm) - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. (0,5 điểm) - Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo. (0,5 điểm). B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM: Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu 5,0 Câu 1 - Bài thơ trên được viết theo thể thơ năm chữ 0,5 (1,5) - Nêu phương thức biểu đạt của văn bản: Biểu cảm và miêu tả. 0,5 - Phó từ trong câu thơ “Vẫn còn bao nhiêu nắng” là từ “vẫn”. 0,5 Câu 2 Những từ ngữ diễn tả hoạt động, trạng thái của sự vật trong 1,0 (1,0) khoảnh khắc giao mùa: Phả, chùng chình, dềnh dàng, vội vã, vắt. - Học sinh tìm được 01 từ đạt 0,25 điểm. Câu 3 - Biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa (vắt) 0,5 (1,5) - Tác dụng: “Đám mây mùa hạ” qua từ “vắt”. Qua đó đám mây được 1,0 hữu hình, vừa thực vừa hư, tái hiện được nhịp điệu của thời gian, là một chiếc cầu nối liền những ngày cuối hạ và đầu thu để sự chuyển giao giữa hai mùa không đứt đoạn. (HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo những ý cơ bản; tùy thuộc vào mức độ trình bày của các em, GV ghi điểm phù hợp, có thể trừ đến điểm lẻ 0,25). Câu 4 - Qua bài “ Sang thu”, em học về cách quan sát thiên 0,5 (1,0) nhiên bằng cách vận dụng các giác quan như: + Khứu giác( hương ổi) + Xúc giác(gió se) + Thị giác( sương chùng chình qua ngõ) - Học sinh tìm được 01 ý đạt 0,25 điểm.
  5. - Cảm nhận thiên nhiên không chỉ bằng xúc giác mà còn 0,5 cả bằng lí trí. II Viết 5,0 a. Đảm bảo bố cục bài văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ năm 0,25 chữ gồm 3 phần: MB, TB, KB. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Viết được bài văn biểu cảm đảm bảo được những nét đặc sắc trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật( vần, nhịp, yếu tố miêu tả, hình ảnh, từ ngữ…) của bài thơ. c. Viết bài văn trình bày cảm xúc sau khi đọc một bài thơ năm chữ, đảm 3,5 bảo dàn bài sau: 1. Mở bài: - Dẫn dắt, giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ "Sang thu". - Nêu cảm xúc chung về bài thơ(Lí do em muốn chia sẻ cảm xúc chung về bài thơ). 2. Thân bài: a. Chia sẻ cảm xúc của em về ý nghĩa đề tài mà nội dung bài thơ đề cập. b. Chia sẻ cảm xúc về ấn tưởng trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc của bài thơ mà tác giả thể hiện. - Tác giả cảm nhận mùa thu rất riêng, rất mới, bằng sự rung động tinh tế. + Khứu giác (hương ổi) -> xúc giác (gió se) -> cảm nhận thị giác (sương chùng chình qua ngõ) -> cảm nhận của lý trí (hình như thu đã về). - Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng qua các từ "bỗng", "hình như". -> Tác giả thực sự yêu mùa thu, yêu làng quê, gắn bó với quê hương mới có cảm nhận tinh tế như vậy. - Từ cảm nhận của các giác quan, cảm xúc của tác giả về mùa thu dần hòa vào cảnh vật chung quanh. + Sự vật ở thời điểm giao mùa hạ - thu đã bắt đầu chuyển đổi: sông "dềnh dàng" - chim "bắt đầu vội vã", đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu". + Hai khổ thơ đầu, các từ ngữ "chùng chình", "dềnh dàng", "vội vã", "vắt nửa mình" vốn là những từ ngữ dùng để chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để chỉ miêu tả thiên nhiên, vì thế cảnh vật trở nên sống động có hồn. - Cảm nhận về thời điểm giao mùa dần đi vào lý trí. + Hai dòng thơ cuối bài cần hiểu với hai tầng nghĩa: Hình ảnh tả thực "mưa, nắng, sấm" nhưng gợi cho ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác + Ý nghĩa về con người và cuộc sống. - Tác dụng của thể thơ năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ. 3. Kết bài - Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ. - Nêu cảm xúc khái quát. * Hướng dẫn chấm: - Bài làm đầy đủ các ý; cảm xúc chân thành, tự nhiên, sâu sắc, văn viết mạch lạc, trong sáng; biết kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả hiệu quả. (2,5 -
  6. 3,5 điểm) - Tương đối đầy đủ các ý. Văn viết tương đối mạch lạch; sử dụng kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả đôi chỗ chưa được linh hoạt; còn sai sót trong diễn đạt hoặc lỗi chính tả. (1,0 - 2,0 điểm) - Chỉ viết được mấy dòng, trình bày cảm xúc còn hời hợt, thiếu sức thuyết phục. (0,25 - 0,75 điểm) - Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn. (0,0) d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,5 e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình 0,5 ảnh thơ giàu sắc thái biểu cảm. Kon Tum, ngày 16 tháng 10 năm 2023 Duyệt của BGH Duyệt của TPCM Giáo viên ra đề Vũ Thị Hằng Lâm Thị Thu Hà Nguyễn Thị Hường
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2