intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Châu Phong, Tân Châu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Châu Phong, Tân Châu" dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải bài tập trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Châu Phong, Tân Châu

  1. TRƯỜNG THCS CHÂU PHONG ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KỲ TỔ: VĂN - GDCD NGỮ VĂN 7 Năm học: 2024 – 2025 Tuần 9 – tiết PPCT: 35 - 36 Thời gian làm bài: 90 phút A. MỤC TIÊU Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt các yêu cầu cần đạt trong chương trình từ đầu năm đến giữa học kì I, môn Ngữ văn lớp 7. Khảo sát bao quát một số nội dung theo các yêu cầu cần đạt trong chương trình đến giữa học kì I, môn Ngữ văn lớp 7 với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức bài kiểm tra tại lớp. B. HÌNH THỨC KIỂM TRA 1. Hình thức: Kiểm tra trắc nghiệm kết hợp tự luận. 2. Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh kiểm tra tập trung. C. NỘI DUNG I. LIỆT KÊ CÁC ĐƠN VỊ BÀI HỌC Bài 1: TIẾNG NÓI CỦA VẠN VẬT 1.1. Phần đọc: Lời của cây; Sang thu; Ông Một; Con chim chiền chiện. 1.2. Phần Thực hành Tiếng Việt: Phó từ 1.3. Phần viết: Làm bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ; Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ. 1.4. Phần nói, nghe: Tóm tắt ý chính do người khác trình bày. Bài 2: BÀI HỌC CUỘC SỐNG 2.1. Phần đọc: Những cái nhìn hạn hẹp; Những tính huống hiểm nghèo; Biết người, biết ta; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miêng. 2.2. Phần Thực hành Tiếng Việt: dấu chấm lửng 2.3. Phần viết: Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
  2. 2.4. Phần nói, nghe: Kể lại một truyện ngụ ngôn; Sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, hài hước trong khi nói và nghe. II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I Mức độ TT Nội nhận dung/ thức Kĩ đơn Thôn Vận Tổng năng vị Nhận Vận g dụng kiến biết dụng % điểm hiểu cao thức TNK TNK TNK TNK TL TL TL TL Q Q Q Q Truyệ n ngụ 1 Đọc ngôn 4 0 4 1 0 1 0 0 60 hiểu (Ngo ài SGK) Viết được bài văn kể lại Viết một 2 truyệ 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 n ngụ ngôn mà em yêu thích. Tổng 20 5 20 15 0 30 0 10 100 Tỉ lệ 25% 35 % 30% 10% % Tỉ lệ chung 60% 40% III. BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I TT Chương/ Nội Mức độ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chủ đề dung/ đánh giá Nhận Thông Vận dụng Vận dụng Đơn vị biết hiểu cao
  3. kiến thức 1 Đọc hiểu Truyện Nhận 4 TN 4TN 1TL 0 ngụ ngôn biết: 1TL (Ngoài - Nêu SGK) được đặc trưng thể loại. - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, không gian, thời gian, tình huống truyện - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. - Nhận ra được phó từ, loại phó từ. - Nhận ra chức năng của dấu chấm lửng. Thông hiểu: - Nêu được chủ đề của văn bản. - Giải thích được bài
  4. học gợi ra từ câu chuyện. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra. - Trình bày được thông điệp của văn bản. 2 Viết Viết bài Viết 1* 1* 1* 1TL* văn kể lại bài văn một kể lại truyện một ngụ ngôn truyện mà em ngụ yêu thích. ngôn mà em yêu thích. Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản trình bày suy nghĩ về một câu tục ngữ bàn về một vấn đề trong đời sống. Thông hiểu:
  5. Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục bài văn) Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu. - Viết được bài văn trình bày suy nghĩ về một câu tục ngữ bàn về vấn đề trong đời sống. Vận dụng cao: - Viết được văn bản trình bày suy nghĩ về một câu tục ngữ bàn về một vấn đề 4 TN 4TN Tổng 2 TL 1 TL 1TL 1TL Tỉ lệ % 25 35 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 IV. ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
  6. ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024 – 2025 Môn: Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN I: ĐỌC (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: CHIẾC HỘP QUÝ GIÁ Có một người cha nghèo đã quở mắng đứa con gái ba tuổi của mình vì tội lãng phí cả một cuộn giấy gói quà màu vàng. Tiền bạc eo hẹp, người cha nổi giận khi đứa bé cắt cuộn giấy quý ra thành từng mảnh nhỏ trang trí một chiếc hộp giấy. Sáng sớm hôm sau, cô bé mang chiếc hộp đến và nói với cha:“Con tặng cha!”. Người cha cảm thấy bối rối vì cơn giận dữ của mình hôm trước nhưng rồi cơn giận dữ lại bùng lên khi ông mở ra thấy cái hộp trống rỗng. Ông mắng đứa con gái. Cô bé ngước nhìn cha nước mắt rưng rung:“Cha ơi, đó đâu phải là chiếc hộp rỗng, con đã thổi đầy những nụ hôn để tặng cha mà!”. Người cha giật mình. Ông vòng tay ôm lấy cô con gái bé nhỏ cầu xin con tha thứ. Đứa con gái nhỏ sau đó không bao lâu qua đời trong một tai nạn. Nhiều năm sau người cha vẫn giữ khư khư chiếc hộp giấy bên cạnh mình. Mỗi khi gặp chuyện nản lòng, ông lấy ra một nụ hôn tưởng tượng và nghĩ đến tình yêu mà cô con gái bé bỏng của ông đã thổi vào chiếc hộp. (Trích Phụ san Thế hệ trẻ) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là gì? (0.5 điểm) A. Miêu tả. B. Biểu cảm. C. Tự sự. D. Hành chính. Câu 2: Vì sao người cha trong văn bản lại thể hiện thái độ giận dữ trước hành động của con gái mình? (0.5 điểm) A. Vì con gái ông đã một cuộn giấy gói hoa màu vàng làm quà tặng bạn. B. Vì con gái lại cắt cả cuộn giấy quý ra thành từng mảnh nhỏ để trang trí chiếc hộp giấy làm quà tặng bạn. C. Vì khi người cha mở chiếc hộp con gái tặng thì ông chỉ thấy nhiều quà tặng trong đó. D. Vì con gái ông đã lãng phí cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng trong lúc tiền bạc eo hẹp và khi mở chiếc hộp con tặng thì ông chỉ thấy nó trống không. Câu 3: Món quà mà cô con gái nhỏ muốn dành tặng cha mình trong chiếc hộp giấy là gì? (0.5 điểm) A. Đó là một chiếc hộp trống rỗng. B. Đó là chiếc hộp chứa đầy tiền bạc. C. Đó là chiếc hộp với những đồ vật có giá trị. D. Đó là chiếc hộp được thổi đầy những nụ hôn.
  7. Câu 4: Phó từ được in đậm trong câu: “Có một người cha nghèo đã quở mắng đứa con gái ba tuổi của mình vì tội lãng phí cả một cuộn giấy gói quà màu vàng.” Thuộc nhóm phó từ nào? (0.5 điểm) A. Phó từ chỉ sự cầu khiến B. Phó từ chỉ quan hệ thời gian C. Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự D. Phó từ chỉ sự phủ định Câu 5: Từ “rưng rưng” được dùng để bộc lộ cảm xúc gì của người con? (0.5 điểm) A. Sự xúc động, nghẹn ngào vì người cha đã không nhận ra tình cảm của mình. B. Sự buồn bã, tức giận vì bị cha trách mắng. C. Niềm vui sướng, hạnh phúc vì được cha yêu thương. D. Sự đau khổ, tuyệt vọng vì bị cha đối xử tệ bạc. Câu 6: Hành động “giật mình, vòng tay ôm lấy cô con gái bé nhỏ cầu xin con tha thứ” của người cha cho thấy điều gì? (0.5 điểm) A. Người cha đang rất hạnh phúc vì được con gái thể hiện tình cảm. B. Người cha đang rất đau khổ vì con gái từ chối tình cảm của mình. C. Người cha đang rất ân hận vì không nhận ra tình cảm con gái dành cho mình. D. Người cha đang rất tức giận vì con gái hư hỗn. Câu 7: Xác định phó từ trong câu sau: “Nhiều năm sau người cha vẫn giữ khư khư chiếc hộp giấy bên cạnh mình”. (0.5 điểm) A. Người cha B. Khư khư C. Vẫn D. Chiếc hộp giấy Câu 8: Cho biết công dụng của dấu chấm lửng trong câu: “Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…”. (0.5 điểm) A. Biểu đạt ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng C. Làm giãn nhịp điệu câu văn D. Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt Câu 9: Qua văn bản em thấy được những tính cách nào của cô bé? (0.5 điểm) Câu 10: Từ văn bản trên, em rút ra bài học nào cho bản thân? (0.5 điểm) PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn kể lại một truyện ngụ ngôn mà em yêu thích. -----------HẾT---------- V. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: Ngữ văn lớp 7
  8. Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC 6.0 Đáp án đúng: C Hướng dẫn chấm: 1 - Học sinh trả lời 0.5 như Đáp án: 0.5 điểm. Đáp án đúng: D Hướng dẫn chấm: 2 - Học sinh trả lời 0.5 như Đáp án: 0.5 điểm. Đáp án đúng: D Hướng dẫn chấm: 3 - Học sinh trả lời 0.5 như Đáp án: 0.5 điểm Đáp án đúng: B Hướng dẫn chấm: 4 - Học sinh trả lời 0.5 như Đáp án: 0.5 I điểm. Đáp án đúng: C Hướng dẫn chấm: 5 - Học sinh trả lời 0.5 như Đáp án: 0.5 điểm. Đáp án đúng: A Hướng dẫn chấm: 6 - Học sinh trả lời 0.5 như Đáp án: 0.5 điểm. Đáp án đúng: C Hướng dẫn chấm: 7 - Học sinh trả lời 0.5 như Đáp án: 0.5 điểm. Đáp án đúng: A Hướng dẫn chấm: 8 - Học sinh trả lời 0.5 như Đáp án: 0.5 điểm.
  9. Tính cách của cô bé: Hồn nhiên, ngây thơ, hiếu thảo, yêu thương cha. Hướng dẫn chấm: 9 - Học sinh trả lời 1.0 như Đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương vẫn đạt: 1.0 điểm. Bài học: - Nên nhìn nhận sự việc cẩn thận, sâu sắc để tránh mắc sai lầm đáng tiếc xảy ra. - Cần biết trân trọng những món quà dù là bé nhỏ. Yêu thương những người 10 thân yêu bên cạnh 1.0 mình. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1.0 điểm. - Trả lời đúng 1 ý đạt 0.5 điểm II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu 0.25 trúc bài văn tự sự. b. Xác định đúng 0.25 yêu cầu của đề. Kể lại một truyện ngụ ngôn mà em yêu thích. c. Triển khai vấn đề 2.75 tự sự theo các ý sau: Mở bài: Giới thiệu tên truyện ngụ ngôn
  10. Thân bài: kể lại toàn bộ câu chuyện theo trình tự. Kết bài: Suy nghĩ, đánh giá của em về ý nghĩa, bài học của câu chuyện d. Chính tả, từ ngữ, 0.25 ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Kể 0.5 chuyện có sự sáng tạo, kể bằng lời văn của em. Tổng điểm 10.0 Châu Phong, ngày 24 tháng 10 năm 2024 GIÁO VIÊN BỘ MÔN Trương Thị Tuyết Vân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2