intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Thăng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Thăng Bình” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Thăng Bình

  1. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TỔ: KHOA HỌC XÃ HỘI NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) MA TRẬN Mức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng số thấp cao Lĩnh vực độ nội dung I. Đọc hiểu Nắm được - Nắm được tác phẩm , nội dung - Ngữ liệu: văn bản tác giả. đoạn trích truyện -Nắm được - Tiêu chí lựa chọn lời khuyên ngữ liệu: Đoạn trích từ đoạn văn -Nhận biết Đặt tên các từ ngữ được trường cùng từ vựng trường từ vựng -Nhận biết thán từ và vị trí, cấu trúc của thán từ - Hình thức kiểm tra * Tự luận Tự luận - Số câu 3 3 - Tỉ lệ 30 % 30% II. Tạo lập văn bản Viết bài văn - Hình thức kiểm tra Tự luận - Số câu 1 - Tỉ lệ 40% Cộng số câu 3 3 1 5 Tổng số điểm 2.5 2.5 5.0 10.0
  2. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TỔ: KHOA HỌC XÃ HỘI NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề: A I/ PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. “Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai, bữa ốc. Tôi nói chuyện lão với vợ tôi. Thị gạt phắt đi: - Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ! Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão? Chính con mình cũng đói... Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương...” Câu 1: (1đ) Đoạn trích trên lấy từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2 : (1đ) Nêu nội dung của đoạn trích. Câu 3: (1đ) Tìm các từ cùng trường từ vựng trong câu văn. “ Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai, bữa ốc.” . - Đặt tên cho trường từ vựng đó. Câu 4: (1 đ) Tìm 1 thán từ trong đoạn trích trên và cho biết thán từ đó đứng đầu câu hay được tách thành một câu đặc biệt? Câu 5: (1 đ) Đoạn văn: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương...” khuyên chúng ta điều gì? II.PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN: (5 điểm) Kể lại một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn.
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM Đề: A I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng. Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. II. Hướng dẫn cụ thể PHẦN ĐÁP ÁN ĐIỂM I. Câu 1: 1.0 Đọc- -Tác phẩm Lão Hạc 0.5 hiểu -Tác giả: Nam Cao 0,5 (5.0đ) Câu 2: 1.0 -Nội dung: Đoạn trích kể về cuộc sống đói nghèo đến bần cùng 0,5 của lão Hạc -Bộc lộ lòng thương cảm của ông giáo với Lão Hạc. 0,5 Câu 3: 1.0 -Các từ cùng Trường từ vựng: chuối, sung, rau má, ráy, trai, ốc 0.5 -Đặt tên trường từ vựng: Thức ăn của Lão Hạc hoặc Thực phẩm, hoặc món ăn... 0.5 Câu 4: 1.0 -Thán từ: Chao ôi! 0.5 -Thán từ được tách thành câu đặc biệt 0.5 Câu 5: Mức 1: -Khuyên ta nên tìm hiểu kỹ những người sống quanh mình để 0.5 thấu hiểu và yêu thương họ. -Đừng đánh giá con người qua những biểu hiện bên ngoài 0.5 Mức 2: Hs nêu được 1 trong 2 ý trên. 0,5 Mức 3 1.0
  4. Có nêu nhưng không chính xác, không liên quan đến nội dung. 0 - Không trả lời. Kể lại một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo 5.0 buồn. 1. Yêu cầu chung: a) Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết phải được tổ chức thành văn bản tự sự hoàn chỉnh; kết cấu hợp lý, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,... - Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm... b) Yêu cầu về nội dung: Câu chuyện kể có tính chân thực, thể hiện được lòng yêu quý, kính trọng và sự ân hận khi nhận ra lỗi lầm của mình với thầy cô giáo. 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo các phần của bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ bố 0.25 cục 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. b) Xác định đúng đối tượng tự sự: 0.25 Kể lại một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo II/ buồn. Phần c) Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách Tạo khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: lập - Mở bài: Giới thiệu được hoàn cảnh, tình huống gây ra lỗi lầm. 0.5 văn - Thân bài: bản + Kể lại được sự việc: nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của (5 đ) việc phạm lỗi. 3.0 + Suy nghĩ, tình cảm sau khi phạm lỗi . +Lời nói cử chỉ của thầy cô giáo , thái độ của thầy cô giáo trước khuyết điểm đó. + Kết hợp được các yếu tố miêu tả, biểu cảm phù hợp để thể 0.5 hiện sâu sắc nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Kết bài: Kết thúc câu chuyện và cảm nghĩ, bài học của bản thân . d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ; thể hiện tình cảm, suy 0.25 nghĩ sâu sắc về nội dung kể. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng 0.25 từ, đặt câu. --------------------Hết-------------------
  5. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TỔ: KHOA HỌC XÃ HỘI NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề: B I/ PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. “Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai, bữa ốc. Tôi nói chuyện lão với vợ tôi. Thị gạt phắt đi: - Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ! Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão? Chính con mình cũng đói... Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương...” Câu 1: (1đ) Đoạn trích trên lấy từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2: (1đ) Tìm các từ cùng trường từ vựng trong câu văn. “ Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai, bữa ốc.” . - Đặt tên cho trường từ vựng đó. Câu 3: (1 đ) Tìm 1 thán từ trong đoạn trích trên và cho biết thán từ đó đứng đầu câu hay được tách thành một câu đặc biệt? Câu 4 : (1đ) Nêu nội dung của đoạn trích. Câu 5: (1 đ) Đoạn văn: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương...” khuyên chúng ta điều gì? II.PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN: (5 điểm) Kể lại một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn.
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM Đề: B I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng. Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. II. Hướng dẫn cụ thể PHẦN ĐÁP ÁN ĐIỂM I. Câu 1: 1.0 Đọc- -Tác phẩm Lão Hạc 0.5 hiểu -Tác giả: Nam Cao 0,5 (5.0đ) Câu 2: 1.0 Các từ cùng Trường từ vựng: chuối, sung, rau má, ráy, trai, ốc 0,5 Đặt tên trường từ vựng: Thức ăn của Lão Hạc hoặc Thực phẩm, hoặc món ăn... 0,5 Câu 3: 1.0 -Thán từ: Chao ôi! 0.5 -Thán từ được tách thành câu đặc biệt. 0.5 Câu 4: 1.0 -Nội dung: Đoạn trích kể về cuộc sống đói nghèo đến bần cùng 0.5 của lão Hạc 0.5 -Bộc lộ lòng thương cảm của ông giáo với Lão Hạc. Câu 5: Mức 1: -Khuyên ta nên tìm hiểu kỹ những người sống quanh mình để 0.5 thấu hiểu và yêu thương họ. -Đừng đánh giá con người qua những biểu hiện bên ngoài 0.5 Mức 2: Hs nêu được 1 trong 2 ý trên. 0,5 Mức 3 1.0 Có nêu nhưng không chính xác, không liên quan đến nội dung. 0 - Không trả lời.
  7. Kể lại một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo 5.0 buồn. 2. Yêu cầu chung: a) Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết phải được tổ chức thành văn bản tự sự hoàn chỉnh; kết cấu hợp lý, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,... - Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm... b) Yêu cầu về nội dung: Câu chuyện kể có tính chân thực, thể hiện được lòng yêu quý, kính trọng và sự ân hận khi nhận ra lỗi lầm của mình với thầy cô giáo. 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo các phần của bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ bố 0.25 cục 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. b) Xác định đúng đối tượng tự sự: 0.25 Kể lại một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn. c) Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách II/ khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: Phần - Mở bài: Giới thiệu được hoàn cảnh, tình huống gây ra lỗi lầm. 0.5 Tạo - Thân bài: lập + Kể lại được sự việc: nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của văn việc phạm lỗi. 3.0 bản + Suy nghĩ, tình cảm sau khi phạm lỗi . (5 đ) +Lời nói cử chỉ của thầy cô giáo , thái độ của thầy cô giáo trước khuyết điểm đó. + Kết hợp được các yếu tố miêu tả, biểu cảm phù hợp để thể 0.5 hiện sâu sắc nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Kết bài: Kết thúc câu chuyện và cảm nghĩ, bài học của bản thân . d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ; thể hiện tình cảm, suy 0.25 nghĩ sâu sắc về nội dung kể. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng 0.25 từ, đặt câu. --------------------Hết-------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2