intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thạch Bàn (Đề 1)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thạch Bàn (Đề 1)" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thạch Bàn (Đề 1)

  1. TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Mã đề: V801 Năm học 2023 - 2024 Môn: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 30/10/2023 -------------------- I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc kĩ bài thơ “Thu ẩm” và ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng/ Thực hiện yêu cầu: THU ẨM (Uống rượu mùa thu) Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy. Độ năm ba chén đã say nhè. Nguyễn Khuyến * Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) quê ở xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Thơ Nguyễn Khuyến thể hiện tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương và ẩn chứa tâm sự yêu nước cùng nỗi u sầu trước thời thế. Đặc biệt, Nguyễn Khuyến đã đưa cảnh sắc thiên và cuộc sống thân thuộc, bình dị của làng quê vào trong một cách tự nhiên, tinh tế. Ngòi bút tả cảnh của ông vừa chân thực, vừa tài hoa; ngôn ngữ thơ giản dị mà điêu luyện. Câu 1. Hãy cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật B. Thất ngôn trường thiên C. Ngũ ngôn tứ tuyệt D. Thất ngôn bát cú Đường luật Câu 2. Tiếng cuối của những câu nào sau đây được gieo vần với nhau? A. Câu 1,2,3,4,5 B. Câu 1,2,4,6,8 C. Câu 1,2,4,5,7 D. Câu 1,2,3,4,6 Câu 3. Cảnh vật trong bài thơ được miêu tả vào thời gian nào trong ngày? A. Vào lúc sáng sớm B. Vào lúc buổi trưa C. Vào buổi chiều tà D. Vào buổi tối Câu 4. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình? A. Véo von B. Lập lòe C. Lấm tấm D. Le te Câu 5: Những câu thơ nào miêu tả hành động của nhà thơ được gợi lên trong nhan đề? A. Hai câu đề B. Hai câu thực C. Hai câu luận D. Hai câu kết
  2. Câu 6. Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh nào? A. Hình ảnh đôi mắt, rượu B. Hình ảnh trời, trăng C. Hình ảnh khói, nhà D. Hình ảnh ao, đom đóm Câu 7: Câu thơ: “Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.” thể hiện điều gì? A. Sự thờ ơ không chú tâm vào việc uống rượu. B. Nỗi buồn ngưng đọng thành nước mắt. C. Sự mệt mỏi, đau yếu của tuổi già. D. Sự tác động của men rượu. Câu 8. Qua sự miêu tả của Nguyễn Khuyến, hình ảnh làng quê trong “Thu ẩm” hiện lên như thế nào? A. Kì vĩ, tráng lệ B. Thanh bình, yên ả C. Nghèo đói, xác xơ D. Tiêu điều, hiu hắt Câu 9. Chỉ ra và nêu tác dụng của từ tượng hình được sử dụng trọng hai câu thơ: “Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.” Câu 10. Từ tình cảm của nhân vật trữ tình, em cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước trong bối cảnh hiện nay. (Trình bày khoảng 9 dòng) II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn phân tích bài thơ “Thu ẩm” của Nguyễn Khuyến. ------------------------- Hết -------------------------
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I. NĂM HỌC 2023 -2024 Môn: NGỮ VĂN 8 Mã đề: V801 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,25 2 B 0,25 3 D 0,25 4 A 0,25 5 D 0,25 6 A 0,25 7 B 0,25 8 B 0,25 9 HS chỉ ra được: - Từ tượng hình: Phất phơ, lóng lánh 0,5 - Tác dụng: + Gợi tả hình ảnh, tăng sức gợi hình gợi cảm… 0,25 + Từ “phất phơ” miêu tả sự lay động khẽ khàng của làn khói 0,25 mỏng trong buổi chiều thu khi tiết trời se lạnh, gợi được cả làn gió nhẹ…. + Từ “lóng lánh” gợi hình ảnh ánh trăng được phản chiếu từ 0,25 mặt ao thu, khi làn nước trong trẻo xao động… + Gợi tả cảnh thiên nhiên… 0,25  Thái độ của tác giả… 0,5 10 HS có thể trình bày bài học bản thân rút ra được sau khi đọc văn bản, dưới đây là một số hướng triển khai mang tính gợi ý: - Nhận thức: Trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước 1,0 - Hành động: Học tập, trau dồi đạo đức, góp phần xây dựng 1,0 đất nước,… II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích một tác phẩm văn học 0,25 (thơ Đường luật) b. Xác định đúng yêu cầu của đề 0,25 Phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật c. Phân tích 0,5
  4. HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Bức tranh thiên nhiên mùa thu 2,5 - Tâm trạng của chủ thể trữ tình ( Lưu ý về nghệ thuật: yếu tố thơ Đường luật, bút pháp tả cảnh ngụ tình, bút pháp chấm phá, biện pháp tu từ, từ tượng hình, từ tượng thanh…) d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo 0,25 Lưu ý: Cần tôn trọng học sinh có những cảm nhận riêng, độc đáo, sáng tạo… BGH DUYỆT TỔ TRƯỞNG NHÓM TRƯỞNG NGƯỜI RA ĐỀ Dương Thị Dung Nguyễn Thị Tuyết Lê Thị Thúy Ngoan Đặng Huyền My
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2