Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hội An
lượt xem 0
download
Với “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hội An” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hội An
- TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Mức độ nhận thức Tổng Tỉ lệ % Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Số CH tổng Nội dung/đơn Kĩ năng cao điểm TT vị KT TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Thơ Đường luật 1 1 Đọc hiểu 3 4 1 1 7 3 60 Viết bài văn phân tích một bài thơ Đường 2 Viết 1* 1* 1* 1* 1 40 luật Tỷ lệ % 15+10 30+10 10+10 5 + 10 60 40 100 Tổng 25% 40% 20% 15% 60% 40% Tỷ lệ chung 65% 35% 100%
- TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi Nội dung/ theo mức độ nhận thức TT Kĩ năng Đơn vị kiến Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận Vận dụng thức biết hiểu dụng cao 1 Đọc hiểu Bài thơ *Nhận biết: 3 TN 4 TN 1TL 1c Đường luật - Thể loại. 1 TL - Cách gieo vần. - Chi tiết, hình ảnh thơ. *Thông hiểu: - Giá trị hiện thực của bài thơ - Chi tiết, hình ảnh thơ. - Nội dung câu thơ/ đoạn trích / bài thơ. - Căn cứ để hiểu đúng chủ đề. - Tác dụng của biện pháp tu từ. *Vận dụng: - Trình bày được cách hiểu của bản thân. *Vận dụng cao: - Suy nghĩ về vấn đề đặt ra từ bài thơ. 2 Viết Viết bài văn *Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của 1 nghị luận đề về kiểu văn bản nghị luận về một bài TL* văn học thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, bài (phân tích viết có bố cục 3 phần. một bài thơ Đường luật) *Thông hiểu: cách dùng từ ngữ, câu văn đảm bảo ngữ pháp để nêu cảm nhận của mình về nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật. *Vận dụng: vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phương tiện liên kết, các kĩ năng lập luận, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện được suy nghĩ của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. *Vận dụng cao: sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng một cách thuyết phục. Tổng 3 TN 4 TN 1 TL 1TL 1* 1 TL 1* 1* 1* Tỉ lệ % 25 40 20 15 Tỉ lệ chung 65 35
- UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HKI NĂM HỌC 2024-2025 ĐIỂM TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MÔN: NGỮ VĂN 8 Họ và tên: ………………………………. Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Lớp:…………………………………….. Ngày kiểm tra: …../10/2024 I. ĐỌC HIỂU: (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: CHẠY GIẶC Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây, Một bàn cờ thế(1), phút sa tay. Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, Mất ổ bầy chim dáo dác bay. Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây, Hỏi trang(2) dẹp loạn rày đâu vắng, Nỡ để dân đen mắc nạn này? ( Nguyễn Đình Chiểu) Chú thích: - Tác giả Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), tục gọi là Đồ Chiểu, sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. - Ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi (1843), nhưng 6 năm sau (1849) ông bị mù. Sau đó, ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân. - Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và nhất là nội dung tác phẩm, có người cho rằng bài thơ này đã được tác giả viết ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp bắt đầu tấn công (ngày 17-2- 1859). (1) Cờ thế: lối chơi khác của cờ tướng. Một người dùng một số quân cờ đặt ra các thế cờ hiểm hóc để thách những người khác giải; người giải phải suy tính nước. (2) Trang: đấng, bậc (tiếng gọi tôn xưng, chỉ người đáng kính trọng). Ví dụ: trang hảo hán. * Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0,5đ). Xác định thể thơ của bài Chạy giặc. A. Thất ngôn bát cú B. Thất ngôn tứ tuyệt C. Ngũ ngôn tứ tuyệt D. Song thất lục bát Câu 2 (0,5đ). Bài thơ Chạy giặc được gieo vần ở các tiếng nào? A. Tay - chạy - bay - này - chim B. Lây - mây - vắng - chợ - cờ C. Tây - tay - chạy - bay - mây - này D. Tây - tay - bay - mây - này. Câu 3 (0,5đ). Trong bài thơ Chạy giặc thời điểm diễn ra cuộc tàn sát của thực dân Pháp là: A. Tan học B. Tan ca C. Tan chợ D. Tan sở
- Câu 4 (0,5đ). Cụm từ “lơ xơ chạy” trong câu “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy” được hiểu là: A. Chạy tất tả ngược xuôi. B. Chạy một cách thất thần, không định hướng. C. Xoay sở một cách vất vả để lo liệu việc gì. D. Chạy vạy vất vả chỗ này chỗ khác. Câu 5 (0,5đ). Nội dung chính của 6 câu thơ đầu trong bài thơ Chạy giặc là gì? A. Tâm trạng và thái độ của tác giả trước cảnh nước mất nhà tan. B. Cảnh tan tác của đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược. C. Trang dẹp loạn ra tay cứu giúp dân chúng vượt qua cơn lửa đạn. D. Sự phẫn uất và bế tắc trước hiện thực thối nát của xã hội. Câu 6 (0,5đ). Giá trị hiện thực thể hiện trong bài thơ Chạy giặc là: A. Bộc lộ nỗi đau mất nước vươn tới tận cùng. B. Bộc lộ lòng căm thù sâu sắc trước tội ác của giặc. C. Bộc lộ lòng yêu nước, thương dân của tác giả. D. Tái hiện chân thực cảnh quê hương khi thực dân Pháp đến tàn sát. Câu 7 (0,5đ). Trong bài thơ Chạy giặc, khi giặc đến, đất nước rơi vào tình thế như thế nào? A. Sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù. B. Phòng thủ, chuẩn bị lực lượng. C. Vẫn bình thường như mọi khi. D. Bất ngờ, thất thế, mất chủ động. Câu 8 (1,0đ). Tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ có trong hai câu thơ sau: “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, Mất ổ bầy chim dáo dác bay.” Câu 9 (1,0đ). Nỗi lòng của tác giả được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ: “Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng, Nỡ để dân đen mắc nạn này?” Câu 10 (0,5đ). Từ nội dung của bài thơ Chạy giặc, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tác hại của chiến tranh. II. VIẾT: (4.0 điểm) Hãy viết bài văn phân tích bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu ở phần đọc hiểu. - Hết – Họ và tên HS:………………………………………………….Lớp:…………..
- TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU KIỂM TRA GIỮA KỲ I - NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: NGỮ VĂN 8 ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 03 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ I. ĐỌC HIỂU 1. Phần trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời A D C B B D D Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Phần đọc hiểu tự luận (2,5 điểm) Câu 8: (1,0 điểm) Nội dung Điểm - Tác dụng: + Nhấn mạnh tình cảnh bơ vơ, tan tác; tâm trạng hoang mang, sợ hãi của 1,0 điểm con người và vạn vật khi chiến tranh bất ngờ ập đến. + Thể hiện được nỗi buồn thương, đau đớn trước cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than của tác giả. Câu 9: (1,0 điểm) Mức 1 (1,0 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) - Học sinh có thể nêu được nỗi lòng của tác giả - Học sinh nêu Trả lời nhưng nhưng phải đảm bảo được các ý sau: được một trong hai không chính Gợi ý: ý xác, hoặc - Câu hỏi tu từ hàm ý thắc mắc trước sự vắng mặt không trả lời. của người có trách nhiệm với quê hương, đất nước qua đó thể hiện sự thất vọng sâu sắc về triều đình nhà Nguyễn. - Bộc lộ lòng yêu nước thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu. Câu 10: (1,0 điểm)
- Mức 1 (0,5 đ) Mức 2 (0,25 đ) Mức 3 (0đ) HS trả lời hợp lí, thuyết phục; diễn đạt HS trả lời tương đối hợp lí, HS không trả lời gọn, rõ nhưng phải đảm bảo các ý: nhưng diễn đạt chưa rõ ràng. hoặc trả lời không - Đau thương, mất mát,…về người và liên quan đến vấn đề của. - Ô nhiễm môi trường và tàn phá thiên đặt ra ở câu hỏi / HS nhiên bỏ giấy trắng. - Phá hủy các công trình văn minh… - Ảnh hưởng đến hòa bình thế giới. II. VIẾT (4,0 điểm) VIẾT 4,0 a. Đảm bảo về hình thức : một bài văn phân tích một tác phẩm thơ, bố cục 3 phần: Mở 0,25 bài; Thân bài; Kết bài b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. 0,25 c. HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 3.0 1. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả và hoàn cảnh sáng tác: năm 1859, thực dân Pháp đánh 0,5 chiếm Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu viết bài Chạy giặc. - Ý kiến chung về bài thơ. 2. Thân bài: - Hai câu đề + Từ chính xác, gợi tả, hình ảnh thực, sinh động: tan chợ, vừa, tiếng súng Tây, cờ thế, phút sa tay. + Tiếng súng của giặc Pháp đột ngột nổ vang, phá tan cuộc sống yên lành của nhân dân ta 0,25 và đẩy nước nhà đến chỗ nguy nan, thất bại hoàn toàn. + Cảm xúc mở đầu bài thơ: bàng hoàng, tuyệt vọng. - Hai câu thực 0,25 + Biện pháp ẩn dụ, đảo ngữ, những từ gợi hình ảnh loạn li, tan tác của nhân dân ta: lơ xơ, dáo dác. + Cách ngắt nhịp chẵn - lẻ của thơ Đường luật thể hiện lời than thở xót xa: Bỏ nhà / lũ trẻ / lơ xơ chạy, Mất ổ / đàn chim / dáo dác bay. + Nỗi khổ của nhân dân ta trong cảnh chạy giặc. 0,25 - Hai câu luận + Biện pháp đảo ngữ được tiếp tục sử dụng, hình ảnh gợi tả: quê hương thân yêu Bến Nghé, Đồng Nai, bị giặc thiêu huỷ, cướp bóc, của tiền tan bọt nước, tranh ngói nhuốm màu mây.
- + Sự tố cáo tội ác của giặc vừa cụ thể vừa khái quát bằng giọng thơ u uất, căm hờn. + Tội ác dã man của giặc xâm lược. - Hai câu kết + Ngôn ngữ châm biếm sắc cạnh (rày đâu vắng, nỡ để dân đen), than oán triều đình nhà Nguyễn sợ giặc, bỏ mặc dân tình khổ ải. 0,25 + Nỗi cảm khái trước cảnh điêu linh của nhân dân. - Nghệ thuật: 0,5 + Bài thơ làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật chật chẽ nhưng vẫn dung dị, tự nhiên. + Có nhiều sáng tạo trong cách gieo vần và sử dụng từ ngữ, hình ảnh đậm đà tính chất dân tộc. 3. Kết luận - Giá trị hiện thực: tái hiện cảnh chạy giặc của người dân trong những ngày thực dân Pháp 0,5 nổ súng đánh chiếm Nam Bộ. - Giá trị tư tưởng, tình cảm: biểu lộ lòng yêu nước, thương dân tha thiết, lòng căm thù giặc xâm lược bạo tàn. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát, dùng phương tiện liên kết câu ... 0,25
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 221 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 218 | 7
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 42 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
61 p | 24 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
55 p | 15 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
29 p | 19 | 3
-
Bộ 20 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
228 p | 30 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
47 p | 23 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn