intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Tam Kỳ” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Tam Kỳ

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 8) với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường III. THIẾT LẬP MA TRẬN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN : NGỮ VĂN LỚP 9 TT Kĩ năng Nội Tổng dung/ Mức độ đơn vị kĩ nhận năng thức Nhận Thông Vận Vận biết hiểu( số dụng( số dụng ( số câu) câu) câu) cao( số câu) 1 Đọc Văn học 4 1 1 0 6 trung đại Văn bản nhật dụng Tỉ lệ % điểm 30 10 10 50 2 Viết Viết bài 1* 2* 1* 1* 5 văn thuyết minh
  2. Tỉ lệ % điểm 10 20 10 10 50 Tỉ lệ % điểm các mức độ 40 30 20 10 100 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 8) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường III. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THEO MA TRẬN Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Mức độ TT Kĩ năng dung/Đơn vị Thông hiểu Vận dụng đánh giá Nhận biết Vận dụng kiến thức cao 1 Đọc -Văn học *NHẬN 4c 1c 1c trung đại (3điểm) (1điểm) (1điểm) BIẾT: -Văn bản - Tên văn nhật dụng bản, tác giả
  3. (nếu có); phương thức biểu đạt chính; thể loại văn học của văn bản. - Nhận biết nghĩa gốc, nghĩa chuyển, cách dẫn trực tiếp, gián tiếp - Phương châm hội (ngữ liệu thoại trong hoặc * THÔNG ngoài HIỂU: SGK) Hiểu, giải thích chi tiết quan trọng; hiểu được nội dung chính của đoạn trích; * VẬN DỤNG: Trình bày quan điểm, suy nghĩ, nhận xét, bài học… rút ra từ ngữ liệu. 2 Viết Viết bài văn *NHẬN ( 1 câu) thuyết BIẾT: minh(sử 1* 2* 1* 1* - -Kiểu bài dụng miêu - Đối tượng tả và biện thuyết minh pháp nghệ * THÔNG thuật) HIỂU: Hiểu được tri thức về đối tượng thuyết minh: Nguồn gốc, đặc điểm, lợi ích, cách sử dụng, chăm sóc bảo quản… * VẬN DỤNG:
  4. -Viết được bài văn hoàn chỉnh Cung cấp các tri thức về đối tượng -Đảm bảo bố cục, liên kết , mạch lạc * Vận dụng cao: - Sáng tạo trong cách trình bày, -Sử dụng miêu tả, biện pháp nghệ thuật hiệu quả Số điểm (tỉ 4đ 3đ 2đ 1đ lệ %) (40%) (30%) (20%) (10%) Tỉ lệ chung 7 câu, 10 điểm 100% PHÒNG GD & ĐT TP. TAM KỲ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NH 2022-2023 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MÔN NGỮ VĂN– LỚP 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ A I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Vân Tiên ghé lại bên đàng Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô Kêu rằng:”Bớ đảng hung đồ Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân” Phong Lai mặt đỏ phừng phừng “Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây Trước gây việc dữ tại mầy Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng” Vân Tiên tả đột hữu xông Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang Lâu la bốn phía vỡ tan Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay Phong Lai trở chẳng kịp tay Bị Tiên một gậy thác rầy thân vong ( Ngữ văn 9 tập 1- NXB Giáo dục) Câu 1. (0.5 điểm) Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2. (0.5 điểm) Tác phẩm chứa đoạn trích trên viết theo thể loại nào?
  5. Câu 3. (1.0 điểm) Tìm lời dẫn trong đoạn trích và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp. Câu 4( 1đ điểm): Các từ in đậm trong đoạn trích( đàng, vỡ) dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Câu 5. (1.0 điểm) Cụm từ “ trở chẳng kịp tay” trong đoạn thơ có thể hiểu là gì? Câu 6.( 1.0 điểm). Theo em, trong cuộc sống khi gặp người bị nạn, có nên giúp không? Vì sao? II . LÀM VĂN ( 5.0) Thuyết minh về một loài cây ăn quả mà em biết . --- HẾT--- PHÒNG GD & ĐT TP. TAM KỲ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NH 2022-2023 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MÔN NGỮ VĂN– LỚP 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ B I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Chàng vẫn không tin. Nhưng nàng hỏi chuyện kia do ai nói ra, thì lại giấu không kể lời con nói; chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng, và đánh đuổi đi. Họ hàng, làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng, cũng chẳng ăn thua gì cả. Nàng bất đắc dĩ nói: -Thiếp sỡ dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió(…), nước thẳm buồm xa đâu còn có thể lên núi vọng phu kia nữa ( Ngữ văn 9 tập 1- NXB Giáo dục) Câu 1. (0.5 điểm) Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2. (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên ? Câu 3. (1.0 điểm) Tìm lời dẫn được dùng trong đoạn văn và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp. Câu 4. (1.0 điểm). Các từ in đậm trong đoạn văn ( kể, ăn) dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
  6. Câu 5. (1.0 điểm) Các hình ảnh bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió diễn tả điều gì ? Câu 6.( 1.0 điểm) Theo em trong cuộc sống , có nên nói lời bóng gió khi giao tiếp không? Vì sao? II . LÀM VĂN ( 5.0) Thuyết minh về một đồ dùng học tập của học sinh . ---HẾT--- HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm, tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0, 25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. II. Đáp án và thang điểm ĐỀ A I . Đọc hiểu( 5 đ) TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐIỂM
  7. Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? `0.5 - Tên tác phẩm : Truyện Lục Vân Tiên 0.25 - Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu 0.25 Câu 2. (1.0 điểm) Tác phẩm chứa đoạn trích trên viết theo thể loại nào? 0.5 Thể loại : Truyền Thơ Nôm ( truyện Nôm) 0.5 Câu 3. (1.0 điểm) Tìm lời dẫn trong đoạn trích và cho biết đó là lời dẫn trực 1.0 tiếp hay gián tiếp . * HS tìm đúng 1 lời dẫn 0.25 - 2 lời đẫn 0.5 đ 0.5 - “Bớ đảng hung đồ Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân” - “Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây Trước gây việc dữ tại mầy Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng” * Cách dẫn trực tiếp 0.5 Câu 4. (1.0 điểm) Các từ in đậm trong đoạn trích dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa 1.0 chuyển? - Đàng : nghĩa gốc 0.5 - Vỡ : nghĩa chuyển 0.5 Câu 5. (1.0 điểm) Cụm từ “ trở chẳng kịp tay” trong đoạn thơ có thể hiểu là gì? 1.0 -Trở chẳng kịp tay: bất ngờ, không kịp đối phó, không chống đỡ nổi 1.0 * HS có thể diễn đạt khác nhưng đúng ý vẫn ghi điểm Câu 6.(1.0 điểm) : Theo em, trong cuộc sống khi gặp người bị nạn, có nên giúp 1.0 không? Vì sao? Học sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau miễn sao lý giải hợp lý và không vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. 1.0 Sau đây là gợi ý: a.. Nên. Vì người gặp nạn rất cần sự giúp đỡ để thoát khỏi tình huống nguy hiểm,bảo vệ tính mạng, tài sản, … b.Nên giúp đỡ nhưng cần phải chọn cách thức, hành dộng phù hợp với khả năng, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Lưu ý: Học sinh có bày tỏ ý kiến chấm 0,25 điểm. Phần lý giải tùy vào mức độ, chấm tối đa 0,75 điểm II- Làm văn: ( 5đ) Đề :Thuyết minh về một lại cây ăn quả mà em biết Tiêu chí đánh giá Điểm *Yêu cầu chung:
  8. - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài thuyết minh - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Nắm vững phương pháp thuyết minh - Kĩ năng : HS vận dụng phương pháp làm bài văn thuyết minh- Sử dụng miêu tả và biện pháp nghệ thuật hợp lí, hiệu quả. *Yêu cầu cụ thể: 1. Đảm bảo cấu trúc bài thuyết minh:Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài: biết tổ 0.5 chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; Biết xác định rõ phương pháp thuyết minh …phần kết bài: khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc của cá nhân. 2.Xác định đúng đối tượng cần thuyết minh: Loài cây ăn quả (cây chuối, cây dừa 0. 5 cây mít, cây xoài...) 3. Triển khai vấn đề thuyết mính phù hợp: Vận dụng tốt các phương pháp thuyết minh sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu; Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau. Sau đây là một số gợi ý: a .Giới thiệu về loài cây : nguồn gốc, chủng loại, các loại ( nếu có) 0.5 b. Đặc điểm loài cây -.Giới thiệu đặc điểm bên ngoài: hình dáng, màu sắc ,kích thước và những điểm nổi bật của: thân, cành, lá, hoa, quả… 1.0 -. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển, môi trường sống thích hợp của cây c. Lợi ích của loài cây- 1.0 - Lợi ích trong sản xuất, trong đời sống hằng ngày ... (thân , cành, hoa, quả...) -. Phát triển kinh kế, xuất khẩu, du lịch... - Đời sống văn hóa tinh thần d- Chăm sóc, bảo vệ… -Cảm nghĩ về loài cây 0.5 4. Sáng tạo :sáng tạo trong trong trình bày, biết kết hợp miêu tả và sử dụng biện 0.5 pháp nghệ thuật hợp lí, hiệu quả 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0. 5 *GV đánh giá điểm tùy thực tế làm bài của học sinh,khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 -2023 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.
  9. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm, tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0, 25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. II. Đáp án và thang điểm ĐỀ B I . Đọc hiểu( 5 đ) ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? 0.5 - Tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương 0.25 - Tác giả: Nguyễn Dữ 0.25 Câu 2. (1.0 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? 0.5
  10. - Phương thức biểu đạt chính : Tự sự 0.5 Câu 3. (1.0 điểm). Tìm lời dẫn được dùng trong đoạn văn và cho biết đó là lời 1.0 dẫn trực tiếp hay gián tiếp. - Chuyện kia do ai nói ra ( HS ghi cả câu văn cũng ghi điểm)-0.25 đ 0.5 ( Dẫn gián tiếp ( 0.25đ)) -Thiếp sỡ dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió(…), nước thẳm 0.5 buồm xa đâu còn có thể lên núi vọng phu kia nữa ( 0.25đ ) ( Dẫn trực tiếp ( 0.25) : Câu 4. (1.0 điểm). Các từ in đậm trong đoạn trích ( kể , ăn ) dùng theo nghĩa gốc 1.0 hay nghĩa chuyển? - Kể: Nghĩa gốc 0.5 - Ăn : nghĩa chuyển 0.5
  11. Câu 5( 1đ) Các hình ảnh bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, 1.0 liễu tàn trước gió diễn tả điều gì ? - Bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió: diễn tả 1.0 nỗi đau đớn của Vũ Nương vì bị nghi oan và biến cố xảy ra trong gia đình… * HS có thể diễn đạt khác nhưng đúng ý vẫn ghi điểm Câu 6.( 1.0 điểm) Theo em trong cuộc sống , có nên nói lời bóng gió khi giao tiếp 1.0 không? Vì sao? Học sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau miễn sao lý giải hợp lý và không vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Sau đây là gợi ý: a.. Không nên. Vì lời nói bóng gió sẽ gây sự khó hiểu, hiểu nhầm ý hoặc làm người khác khó chiụ… và sự việc không được giải quyết thỏa đáng. b. Có thể nói bóng gió trong một vài hoàn cảnh với mục đích tích cực. Vì sẽ giữ thể diện cho người nghe, thể hiện thái độ lịch sự ( ví dụ khi khuyên nhủ, góp ý ai đó…) Lưu ý: Học sinh có bày tỏ ý kiến chấm 0,25 điểm. Phần lý giải tùy vào mức độ, chấm tối đa 0,75 điểm II- Làm văn: ( 5đ): Thuyết minh về một đồ dùng học tập của học sinh. Tiêu chí đánh giá Điểm *Yêu cầu chung: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài thuyết minh - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Nắm vững phương pháp thuyết minh - Kĩ năng : HS vận dụng phương pháp làm bài văn thuyết minh- Sử dụng miêu tả và biện pháp nghệ thuật hợp lí, hiệu quả.
  12. *Yêu cầu cụ thể: 1 Đảm bảo cấu trúc bài thuyết minh:Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài: biết 0.5 tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; Biết xác định rõ phương pháp thuyết minh …phần kết bài: khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc của cá nhân. 2.Xác định đúng đối tượng cần thuyết minh: đồ dùng học tập của học sinh ( sách, 0. 5 bút, thước, cặp,...) 3.Triển khai vấn đề thuyết mính phụ hợp: Vận dụng tốt các phương pháp thuyết minh sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu; Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau. Sau đây là một số gợi ý. a.Giới thiệu nguồn gốc đồ dùng - Các loại… ( nếu có) 0.5 b. Đặc điểm đồ dùng - Đặc điểm cấu tạo 1 +: hình dáng, màu sắc ,kích thước, chất liệu + Những điểm nổi bật của một số bộ phận … -.Cơ chế hoạt động ... - Một số đặc điểm nổi bật khác... . c Công dụng của đồ dùng 1 - Trong viêc học tập … - Với sống tinh thần … - Công dụng khác d- Sử dụng và bảo quản… Cảm nghĩ về đồ dùng 0.5 4. Sáng tạo :sáng tạo trong trong trình bày, biết kết hợp miêu tả và sử dụng biện 0.5 pháp nghệ thuật hợp lí, hiệu quả 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0.5 *GV đánh giá điểm tùy thực tế làm bài của học sinh,khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2