intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 9 ( Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 8) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. KHUNG MA TRẬN Vận dụng Cộng Cấp độ Nhận biết Thông hiểuCấp độ Cấp độ Lĩnh vực thấp cao - Phương thức biểu đạt, nghĩa gốc, nghĩa - Trình bày chuyển. quan điểm, suy I. Đọc- hiểu: - Hiểu được nghĩ của bản - Ngữ liệu: - Cách dẫn trựcnội dung của thân từ vấn đề Đoạn văn bản. tiếp, cách dẫn đoạn trích. đặt ra trong gián tiếp. đoạn trích. - Phương châm hội thoại. Số câu: 3 (C1, C2, C3) 1 (C4) 1 (C5) 5 Số điểm: 3.0 1.0 1.0 5.0 Tỉ lệ %: 30 % 10 % 10 % 50 % II. Làm văn: - Viết một bài - Viết bài văn văn hoàn thuyết minh. chỉnh. Số câu: 1*(10%) 1*(20%) 1*(10%) 1*(10%) 1
  2. Số điểm: 50 % Tỉ lệ %: Số câu: 6 Tổng số câu Số câu: 3 Số câu: 1 Số câu: 2 Số Tổng số điểm Số điểm: 3.0 Số điểm: 1.0 Số điểm: 6.0 điểm: Tỉ lệ % TL: 30 % TL: 10 % TL: 60 % 10.0 TL: 100 % III. BẢNG ĐẶC TẢ Chuẩn Câu Mức Điểm đánh giá PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 đ) Nhận biết phương thức biểu Câu 1 Biết 1.0 đạt, nghĩa gốc, nghĩa chuyển. Câu 2 Biết 1.0 Nhận biết cách dẫn trực tiếp và cách
  3. dẫn gián tiếp Nhận biết hành động, lời nói của nhân vật tuân Câu 3 Biết 1.0 thủ (không tuân thủ) phương châm hội thoại. Hiểu nội Câu 4 Hiểu 1.0 dung đoạn trích. Câu 5 Vận dụng 1.0 Bằng kiến thức, sự hiểu biết của mình, trình
  4. bày suy nghĩ của bản thân về một vấn đề đặt ra trong đoạn trích. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5.0 đ) Vận dụng kiến thức, kĩ năng về văn thuyết minh để viết Câu 6 Vận dụng một bài văn thuyết minh hoàn chỉnh (có kết hợp các biện 5.0 pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả) IV. ĐỀ KIỂM TRA: PHẦN 1: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi CHIẾC BÁT VỠ Ở thành phố kia có một bác thợ rèn, bác có một người con trai duy nhất. Anh vừa đẹp trai vừa giỏi giang khiến bác rất tự hào. Một ngày nọ, người con trai bị tai nạn xe hơi, tuy giữ được tính mạng nhưng lại bị mất cả hai chân. Tuyệt vọng, hàng ngày anh ngồi ủ rũ trong phòng, im lặng nhìn ra cửa sổ. Một lần, vì quá đau khổ, anh tìm cách tự tử bằng cách uống thuốc ngủ, nhưng may thay cha anh kịp thời phát hiện đưa anh tới bệnh viện, cứu anh qua cơn nguy kịch. Một ngày sau người con trai tỉnh, bác thợ rèn mang đồ ăn tới cho con. Anh con trai tức giận hất đổ khay đồ ăn, rồi chỉ chiếc bát vỡ dưới nền, nói: - Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa! Người cha già tội nghiệp lặng lẽ xoa đầu người con trai, vỗ về rồi giúp anh nằm nghỉ. Xong ông dọn dẹp những thứ dưới đất, đôi mắt ông đỏ hoe.
  5. Một tuần sau anh được đưa về nhà. Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt. Anh lấy làm lạ lẫm. - Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai? - Ý của cha là...? – Anh ấp úng nói. - Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con. (Theo Quà tặng cuộc sống) Câu 1. a/Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? b/Từ chân trong câu: “Một ngày nọ, người con trai bị tai nạn xe hơi, tuy giữ được tính mạng nhưng lại bị mất cả hai chân.” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Câu 2. Chỉ ra cách dẫn trực tiếp trong đoạn trích sau: “Một ngày sau người con trai tỉnh, bác thợ rèn mang đồ ăn tới cho con. Anh con trai tức giận hất đổ khay đồ ăn, rồi chỉ chiếc bát vỡ dưới nền, nói: - Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa!” Câu 3. “Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai? - Ưm…ý cha là? - Anh ấp úng nói”. Trong đoạn hội thoại trên, người con đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Câu 4. Em hãy trình bày nội dung của văn bản: “Chiếc bát vỡ”? Câu 5. Em rút ra được bài học gì từ câu nói: “Chính là chiếc bát sành hôm trước, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con”? PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Viết bài văn thuyết minh về con vật nuôi em thích. (Có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả). V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM 1. Hướng dẫn chung - Giáo viên nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
  6. - Giáo viên vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa (Một bài làm đạt điểm tối đa có thể vẫn còn có những sai sót nhỏ). - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. 2. Đáp án và thang điểm A. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Câu Nội dung, yêu cầu cần đạt Điểm - - Phương thức biểu đạt Câu 1 0.5 chính: Tự sự (1.0 đ) - Chân: Được dùng theo nghĩa 0.5 gốc. Cách dẫn trức tiếp: - Cha à, cha cứu con làm gì,1.0 Câu 2 cuộc đời con giờ như chiếc (1.0 đ) bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa! - Cậu con trai vi phạm Câu 3 phương châm cách thức. 0.5 (1.0 đ) - Vì: cậu con trai nói ngập ngừng, ấp úng. 0.5 - Sự tuyệt vọng nhụt chí của cậu con trai. Câu 4 - Lòng yêu thương, ý chí và 0.5 (1.0 đ) nghị lực phi thường của bác 0.5 thợ rèn. Câu 5 Gợi ý bài học rút ra từ câu nói 0.5 (1.0 đ) của người cha: - Sống phải luôn có khát 0.5 vọng, không ngừng vươn lên.
  7. - Phải sống có bản lĩnh, nghị lực, ý chí kiến cường để không gục ngã trước khó khăn. * Giáo viên cần trân trọng 0 suy nghĩ riêng của học sinh; linh hoạt cho điểm tùy theo mức độ cảm hiểu, lí giải của các em. B. LÀM VĂN (5.0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm * Yêu cầu chung: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn thuyết minh. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa thuyết minh với việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. * Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu được đối tượng cần thuyết minh; phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với 0.5 nhau nhằm cung cấp những tri thức khách quan, xác thực, hữu ích về đối tượng; phần kết bài: khái quát về đối tượng (vai trò, tình cảm gắn bó của đối tượng trong đời sống). b. Xác định đúng đối tượng cần thuyết minh: Con vật nuôi em thích. 0.5 c. Triển khai bài văn thuyết minh: Vận dụng tốt kĩ năng thuyết minh kết hợp với việc sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả; học sinh có thể trình bày 4 nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý: c . Mở bài: Giới thiệu chung về con vật nuôi em thích. 0.5 1 c2.Thân bài: 3.0
  8. - Nguồn gốc, chủng loại... - Đặc điểm hình dáng, cân nặng... - Đặc điểm sinh trưởng, sinh sản, tính thích nghi môi trường, cách chăm sóc... - Vai trò của con vật trong đời sống vật chất…. - Vai trò của con vật trong đời sống văn hóa tinh thần…. * Học sinh cần kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong quá trình thuyết minh để làm nổi bật các đặc điểm của con vật đồng thời làm cho bài văn sinh động, hấp dẫn. c3. Kết bài: Vai trò, tình cảm gắn bó của con vật trong đời sống…. 0.5 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị 0.5 luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.5 VI. KIỂM TRA LẠI ĐỀ: Đã kiểm tra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2