Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Châu Đức
lượt xem 1
download
Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Châu Đức” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Châu Đức
- UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC ĐỀ KIẾM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC: 2024-2025 MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 9 (Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian phát đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (6,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau: Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi? Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi! Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ Sông của miền Nam nước Việt thân yêu (Trích Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh, in trong Thơ miền Trung thế kỉ XX, NXB Đà Nẵng, 1995) *Trần Tế Hanh (1921-2009) là một nghệ sĩ thơ ca nổi tiếng trong lịch sử văn học Việt Nam thời tiền chiến. Nguyên quán từ một làng chài ven biển ở tỉnh Quảng Ngãi, quê hương này đã trở thành nguồn cảm hứng không thể thiếu trong cuộc đời và sáng tác của ông. Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0,5 điểm) Xác định thể thơ của đoạn thơ ? Câu 2 (1,0 điểm) Tìm những từ ngữ thể hiện hình ảnh gắn với kỉ niệm tuổi thơ của tác giả? Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra thông điệp của đoạn thơ trên. Câu 4 (1,5 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau: Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng Câu 5 (1,0 điểm) Trình bày cách hiểu của em về các dòng thơ sau:
- Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi! Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ Sông của miền Nam nước Việt thân yêu Câu 6.(1,0 điểm) Sau khi đọc đoạn thơ, em có suy nghĩ gì về tình yêu quê hương, đất nước? II. PHẦN VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn phân tích, đánh giá truyện ngắn sau: BỐ TÔI Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi. Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần, ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rổi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư. Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi. Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi : “Con mình vừa gửi thư về.”. Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen : “Con mình viết chữ đẹp quá ! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc rằng không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm ?”. Ông nói: “Nó là con tôi, nó viết gì tôi đều biết cả.”. Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng với những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lá, ngay cả những lá đầu tiên nét chữ còn non nớt… Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời. (Nguyễn Ngọc Thuần- In trong Tuyển tập truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi – Nxb Giáo dục Việt Nam) ……… HẾT……… Họ và tên thí sinh: ………………………..…Số báo danh: …………………………. Chữ kí giám thị 1: ………………………………………….………………………….
- UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ KIẾM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2024-2025 Môn: Ngữ văn 9 ( Gồm 03 trang) Phần Câu Nội dung Điểm Phần đọc – hiểu (6,0 điểm) 6,0 1 *HS nêu được: - Thể thơ 8 chữ ( tự do) 0,5 I *Học sinh tìm được những từ ngữ thể hiện hình ảnh gắn với kỉ niệm tuổi thơ của tác giả: 2 1,0 - Con sông xanh biếc; Nước gương trong soi tóc những hàng tre,….. Thông điệp: Hãy luôn trân trọng, yêu quý vẻ đẹp bình dị của quê hương mình. Vì những điều bình dị, mộc mạc ấy đã làm đẹp đời 3 1,0 sống tâm hồn ta và giúp ta có thể sống, cống hiến. Cần luôn trân trọng, luôn khắc ghi bóng hình quê hương dẫu ta có đi nơi đâu đi chăng nữa. * Học sinh xác định được: 1,5 - Biện pháp tu từ: so sánh: (Tâm hồn tôi – một buổi trưa hè) 0,75 - Tác dụng: + Làm cho câu thơ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. 4 + Thể hiện tâm hồn tràn đầy nhựa sống của tác giả - cái nắng của 0,75 buổi trưa hè là nắng gắt nhưng không soi, chiếu mà toả nắng xuống lòng sông lấp loáng cũng như tâm hồn của tác giả mãnh liệt lan toả ra không gian vạn vật của dòng sông quê hương. + Thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của tác giả * Học sinh nêu hiểu biết về những dòng thơ: - “Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!”: Dòng sông gắn liền với cuộc 5 đời, chứng kiến bao nhiêu buồn, vui, những kỉ niệm của nhân vật 1,0 “tôi” - ‘Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ: Nhân vật “tôi” giữ mãi mối tình sâu đậm với dòng sông, dù kí ức đã qua đi nhưng tình cảm với
- dòng sông luôn tươi mơi, sâu sắc. - Hai câu thơ cuối khẳng định lại con sông mang nhiều ý nghĩa sâu sắc gắn liền với cuộc đời của nhân vật tôi: con sông của quê hương, sông của tuổi trẻ, của miền Nam thân yêu, sông của đất nước. => Tóm lại những dòng thơ là sự gắn bó sâu sắc của nhân vật “tôi” với quê hương. Sau khi học xong bài thơ "Nhớ con sông quê hương" của Tế Hanh, ta có thể cảm nhận sâu sắc hơn về tình yêu quê hương, đất nước: - Khi yêu quê hương, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc hoài 6 niệm mà còn phải ý thức về trách nhiệm giữ gìn và phát triển 1,0 những giá trị ấy. ….. - Qua bài thơ, chúng ta thấy rằng tình yêu quê hương không chỉ là một cảm xúc mà còn là nguồn động lực để mỗi người gìn giữ, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa và tài nguyên quê hương mình….. II II. Phần viết (4,0 điểm) 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Phân tích, đánh giá truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc 0,25 Thuần. c. Phân tích, đánh giá HS có thể triển khai bài nghị luận theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm ” Bố tôi”, 0.5 - Nêu nội dung khái quát của tác phẩm: xây dựng thành công hình ảnh người bố – một người đàn ông miền núi chất phác, hiền hậu, hết lòng yêu thương con, trân trọng tình cảm gia đình. *Thân bài: 1. Phân tích nội dung, chủ đề của truyện: - Làm rõ nội dung, chủ đề: Chủ đề của truyện được mở ra bằng tình huống rất gần gũi, đời thường nhưng lại xúc động bởi sự xa 2.0 cách của hai bố con trong niềm thương nhớ khôn nguôi ( lấy dẫn
- chứng) - Chủ đề của truyện thể hiện ở hình ảnh người bố hiện ra thật giản dị, đời thường nhưng gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc: + Hình ảnh người bố nghèo, tần tảo, vất vả, một nắng hai sương làm nương rẫy ở trên vùng núi cao và không có điều kiện để đi học ( lấy dẫn chứng) + Một người bố luôn quan tâm, dõi theo con ( Lấy dẫn chứng) - Chủ đề của truyện còn thể hiện ở nhân vật người bố tinh tế, thấu hiểu được những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của con mình ( lấy dẫn chứng) - Đọc truyện Bố tôi người đọc còn hiểu được người bố rất trân trọng, nâng niu tất cả những gì thuộc về con. -Bố chính là điểm tựa vững chắc, luôn đứng sau che chở, động viên tinh thần cho con, vì vậy chắc chắn người con sẽ rất tự hào, kính trọng và yêu quý bố mình bởi luôn có bố yêu thương và ở bên cạnh mỗi lần khai trường - Một khía cạnh khác thể hiện chủ đề của truyện là tình yêu thương, sự kính trọng và biết ơn sâu sắc của người con dành cho bố. - Chủ đề của truyện còn gửi gắm những bài học được gợi lên từ câu chuyện: + Tình cảm cha con là thiêng liêng và quý giá vì đây là tình cảm làm cơ sở cội nguồn cho tình yêu quê hương, đất nước. + Chúng ta cần yêu thương, trân trọng, kính yêu bố mẹ của mình vì tình cảm bố, mẹ dành cho chúng ta là vô cùng lớn lao, cao cả. 2. Phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện. + Kết hợp khéo léo các phương thức kể, tả, biểu cảm khiến câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn. + Cốt truyện ngắn gọn, tình huống truyện đơn giản, nhân vật người bố được đặt trong những tình huống rất đời thường để bộc lộ tính cách, phẩm chất. + Mạch truyện đi theo trình tự thời gian, có đan xen cả hồi tưởng và đọng kết bằng những suy ngẫm sâu sắc trong hiện tại của nhân vật “tôi” khiến câu chuyện vừa xúc động vừa có chiều sâu. + Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật được xây dựng chủ yếu thể hiện qua ngoại hình, hành động, lời nói; ngôn ngữ của nhân vật. 0.5
- + Ngôn ngữ kể chuyện mộc mạc, bình dị, lôi cuốn. *Kết bài: - Khẳng định lại giá trị của truyện. - Cảm xúc hoặc lời nhắn gửi tới mọi người. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: những phát hiện mới mẻ, sáng tạo. 0,25 Duyệt của tổ trưởng GVBM Trần Thị Diễm Anh Đỗ Anh Tuân
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 202 | 12
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 270 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 187 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 233 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 175 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 180 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 201 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 179 | 4
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 183 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 23 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 36 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội
8 p | 22 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lai Thành
7 p | 18 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Trãi
4 p | 30 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 174 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 168 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 180 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT thị xã Quảng Trị
14 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn