intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Quảng Nam’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 -2025 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ Môn: Sinh học - lớp 11 (Đề này gồm 02 trang) Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh…………………………………………………..Lớp……… Số báo danh……………………………………………………………………… A/ TRẮC NGHIỆM: (21 câu; 7.0 điểm) Câu 1. Cho các dấu hiệu sau: (I) Thu nhận các chất từ môi trường. (II) Biến đổi các chất. (III) Phân giải các chất và giải phóng năng lượng. (IV) Đào thải các chất ra môi trường. (V) Vận chuyển các chất. Có bao nhiêu dấu hiệu đặc trưng cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 2. Phương thức sinh vật sử dụng chất vô cơ như nước, CO2 và năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ gọi là A. quang dị dưỡng. B. hóa dị dưỡng. C. quang tự dưỡng. D. hóa tự dưỡng. Câu 3. Đối tượng sinh vật nào sau đây có phương thức sống tự dưỡng? A. Thực vật. B. Động vật. C. Nấm. D. Côn trùng. Câu 4. Đồng hóa là quá trình A. phân giải các chất, giải phóng năng lượng. B. tổng hợp các chất, giải phóng năng lượng. C. phân giải các chất, tích lũy năng lượng. D. tổng hợp các chất, tích lũy năng lượng. Câu 5. Cơ quan nào của thực vật trên cạn hấp thụ nước và muối khoáng? A. Rễ. B. Thân. C. Lá. D. Quả. Câu 6. Nước và ion khoáng được vận chuyển từ lông hút vào mạch gỗ của rễ qua con đường nào? A. Chỉ con đường tế bào chất. B. Chỉ con đường gian bào. C. Con đường tế bào chất hoặc gian bào. D. Qua đai caspary. Câu 7. Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là A. nước và ion khoáng. B. nước và sucrose. C. ion khoáng và amino acid. D. sucrose và amino acid. Câu 8. Oxi giải phóng trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu? A. Từ CO2 ở pha sáng. B. Từ CO2 ở pha tối. C. Từ H2O ở pha sáng. D. Từ H2O ở pha tối. Câu 9. Quá trình quang hợp không có vai trò nào sau đây? A. Phân giải các chất hữu cơ thành năng lượng. B. Chuyển hóa quang năng thành hóa năng. C. Cung cấp thức ăn cho sinh vật. D. Điều hòa không khí. Câu 10. Sắc tố quang hợp nào sau đây có vai trò chuyển hóa quang năng thành hóa năng? A. Diệp lục b. B. Diệp lục a trung tâm phản ứng. C. Diệp lục a. D. Carotenoid. Câu 11. Sản phẩm của hô hấp ở thực vật là gì? A. CO2, H2O. B. C6H12O6, O2. C. CO2, H2O, ATP, nhiệt. D. C6H12O6, H2O, ATP, nhiệt. Câu 12. Giai đoạn đường phân trong hô hấp thực vật diễn ra ở A. ti thể. B. tế bào chất. C. lục lạp. D. nhân. Trang 1/md 401
  2. Câu 13. Nhân tố điều chỉnh quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở động vật là A. hormone. B. enzime. C. enzime và hormone. D. hormone và thần kinh. Câu 14. Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,5%, trong đất là 0,3%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào? A. Hấp thụ thụ động. B. Khuếch tán. C. Hấp thụ chủ động. D. Thẩm thấu. Câu 15. Khi nói về trao đổi nước của cây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (I) Trên cùng một lá, nước chủ yếu được thoát qua mặt trên của lá. (II) Ở lá trưởng thành, lượng nước thoát qua khí khổng thường lớn hơn lượng nước thoát qua cutin. (III) Mạch gỗ được cấu tạo từ các tế bào sống còn mạch rây được cấu tạo từ các tế bào chết. (IV) Dòng mạch rây làm nhiệm vụ vận chuyển nước và chất hữu cơ từ rễ lên lá. A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 16. Đặc tính nào trong cấu tạo của các tế bào hình hạt đậu làm cho khí khổng mở khi tế bào trương nước và đóng lại khi tế bào thiếu nước? A. Thành phía trong và ngoài tế bào dày, đều. B. Thành phía trong và ngoài tế bào mỏng, đều. C. Thành tế bào phía trong dày, ngoài mỏng. D. Thành tế bào phía ngoài dày, trong mỏng. Câu 17. Cố định carbonic theo chu trình Calvin diễn ra ở các nhóm thực vật nào sau đây? A. Cả C3, C4 và CAM. B. Chỉ có ở C3 và CAM. C. Chỉ có ở C3 và C4. D. Chỉ có ở C4 và CAM. Câu 18. Về mặt lý thuyết, trình tự năng suất sinh học từ cao đến thấp ở các nhóm thực vật là A. C3  C4  CAM. B. C4  C3  CAM. C. C3  CAM  C4. D. CAM C3  C4. Câu 19. Vì sao hô hấp hiếu khí diễn ra mạnh ở các tế bào, mô, cơ quan có hoạt động sinh lý mạnh? A. Cần nhiều năng lượng. B. Cần ít năng lượng. C. Chứa nhiều chất hữu cơ. D. Chứa ít chất hữu cơ. Câu 20. Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là A. chuỗi chuyển electron. B. chu trình crep. C. đường phân. D. tổng hợp Acetyl – CoA. Câu 21. Một phân tử glucose phân giải theo con đường lên men thu được bao nhiêu ATP? A. 26-28 ATP. B. 2 ATP. C. 4 ATP. D. 30-32ATP. B/ TỰ LUẬN (2 câu; 3.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm Nêu ngắn gọn đặc điểm trong pha tối của quang hợp ở nhóm thực vật C3 và C4 theo các tiêu chí ở bảng sau: Các đặc điểm Nhóm thực vật C3 Nhóm thực vật C4 Môi trường sống Thời gian cố định CO2 Chất nhận CO2 Sản phẩm đầu tiên Câu 2. (1.0 điểm) Trong một thí nghiệm, người ta xác định được lượng nước hút vào và lượng nước thoát ra của mỗi cây trong cùng một đơn vị thời gian như sau. Theo lí thuyết, các cây nào không bị héo? Giải thích? Cây A B C D Lượng nước hút vào 25 gam 31 gam 34 gam 30gam Lượng nước thoát ra 32 gam 29 gam 34 gam 40 gam -------- HẾT -------- Trang 2/md 401
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2