intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Duy Xuyên” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Duy Xuyên

  1. PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN Môn: Vật lí – Lớp 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ A I.TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm). Chọn một phương án trả lời đúng của mỗi câu sau, rồi ghi vào giấy làm bài (Ví dụ: 1 - ?; 2 - ?; ……). Câu 1. Chuyển động cơ học là sự thay đổi A. vị trí của vật theo thời gian so với vật khác. B. phương, chiều của vật. C. kích thước của vật so với vật khác. D. hình dạng của vật so với vật khác. Câu 2. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì một vật A. đứng yên so với vật này sẽ đứng yên so với vật khác. B. đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác. C. chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động. D. chuyển động so với vật này sẽ chuyển động so với vật khác. Câu 3.Trong các đơn vị sau, đâu là đơn vị hợp pháp của tốc độ? A. km.h B. m.s C. km/h D. s/m Câu 4. Một người đi xe đạp trong 3 giờ với tốc độ là 12 km/h. Quãng đường người đó đi được là A.4 km B. 12 km C. 15 km D. 36km Câu 5. Đổi 72km/h bằng? A. 0,2m/s B. 2m/s C. 20m/s D. 200m/s Câu 6. Lực là một đại lượng véc tơ vì nó có A. Phương, chiều B. Độ lớn, phương và chiều C. Độ lớn, phương và điểm đặt D. Điểm đặt, phương, chiều, độ lớn Câu 7. Một vật đang chuyển động, nếu chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vật đó tiếp tục: A. Đứng yên B. Chuyển động nhanh dần C. Chuyển động thẳng đều D. Chuyển động chậm dần Câu 8. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị ngã người về trái , chứng tỏ xe đột ngột A. giảm vận tốc. B. tăng vận tốc. C. rẽ sang trái. D. rẽ sang phải. Câu 9. Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn A. Ma sát giữa các viên bi với trục của bánh xe. B. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe. C. Ma sát khi dùng xe kéo một khúc cây mà khúc cây vẫn đứng yên. D. Ma sát khi đánh diêm. Câu 10. Hai lực cân bằng là hai lực A. cùng điểm đặt, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau. B. cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau. C. đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau. D. đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau. Câu 11.Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích? A. Ma sát làm mòn lốp xe. B. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy. C. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe. D. Ma sát sinh ra khi kéo vật trượt trên mặt sàn. Câu 12. Đơn vị đo áp suất là A. N/m2 B. N/m3. C. kg/m3. D . N. Câu 13. Cách nào sau đây sẽ làm giảm lực ma sát? A. Tăng độ nhám mặt tiếp xúc. B. Mài nhẵn mặt tiếp xúc, bôi dầu mỡ. C. Thay ma sát lăn bằng ma sát trượt. D. Tăng lực ép giữa các vật lên nhau. Câu 14. Tay ta cầm nắm được các vật là nhờ có A. ma sát trượt. B. ma sát lăn. C. ma sát nghỉ. D. quán tính. Trang 1/2 – Mã đề B
  2. Câu 15. Trong các cách sau đây, cách nào làm giảm áp suất tốt nhất? A. Tăng áp lực. B. Giảm diện tích bị ép. C. Tăng diện tích bị ép. D. Vừa giảm áp lực, vừa tăng diện tích bị ép. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm ). Câu 16.(1,5 điểm) Áp suất là gì ? Viết công thức tính áp suất? Giải thích vì sao đầu mũi đinh nhọn sẽ dễ đóng vào gỗ? Câu 17.(2,0điểm) Một ô tô chuyển động trên quãng đường đầu dài 180km, ô tô đi hết 5 giờ. Quãng đường tiếp theo ô tô đi với tốc độ trung bình 50 km/h hết 2 giờ a) Tính tốc độ trung bình của ô tô trên đoạn đường đầu và quãng đường sau? b) Tính tốc độ trung bình của ô tô trên cả hai quãng đường ? Câu 18. (1,0 điểm) Nêu các loại lực ma sát? Nêu các cách làm giảm ma sát có hại? Câu 19. (0,5điểm) Một ô tô chuyển động với tốc độ trung bình 50km/h. Biết nửa quãng đường đầu đi với tốc độ 65km/h. Tính tốc độ của xe ở nửa quãng đường còn lại. --------------- Hết --------------- Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: ........................................................; số báo danh: ........................... Trang 2/2 – Mã đề B
  3. PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VẬT LÍ 8 TRƯỜNG CHU VĂN AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/A A B C D C D C D A B B A B C D II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu Đáp án Điểm - Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép. 0,5 Câu 16 - Công thức: F 0,5 (1,5 đ) p= S 0,5 - Đầu mũi đinh nhọn, diện tích bị ép giảm(0,25đ) nên áp suất lớn(0,25đ) . Tốc độ trung bình của ô tô trên quãng đường đầu: Câu 17 s1 0,75đ (2,0 đ) vtb1 = = 180 : 5 = 36 (km/h) t1 quãng đường sau của ô tô đi được: s2 0,5đ vtb2 = suy ra s2= t2 . vtb2 = 50. 2 = 100(km) t2 b. Tốc độ trung bình của ô tô trên cả hai quãng đường s1 s2 0.25đ vtb = t1 t2 = (180 + 100) : (2 + 5) 0.25đ = 280 : 7 = 40 (km/h) 0.25đ (Học sinh tính đúng theo cách khác vẫn được điểm tối đa, ghi sai hoặc thiếu đơn vị thì trừ 0,25đ cho toàn bài.) Nêu các loại lực ma sát: lực ma sát nghĩ, lực ma sát trượt, lực ma sát lăn. 0,5 Câu 18 - Các cách làm giảm ma sát có hại: (1,0 đ) + Làm nhẵn bề mặt tiếp xúc. 0,5 + Bôi trơn bằng dầu mỡ. + Thay ma sát trượt bằng ma sát lăn. Câu 19 Tốc độ của xe ở nửa quãng đường còn lại: (0,5 đ) S S 1 0,25 vtb 2v1v 2 t1 t2 S S v1 v 2 v1 v 2 2v1 2v 2 2v1v 2 vtb (v1 v 2 ) 2v1v 2 0,25 v 2 (2v1 vtb ) vtb v1 vtb v1 50.65 v2 40,6km / h 2v1 vtb 2.65 50 DUYỆT CỦA BGH GV ra đề PHT Phạm Thị Vân Nguyễn Tuấn Trang 3/2 – Mã đề B
  4. PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN Môn: Vật lí – Lớp 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ B I.TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm). Chọn một phương án trả lời đúng của mỗi câu sau, rồi ghi vào giấy làm bài (Ví dụ: 1 - ?; 2 - ?; ……). Câu 1. Hai lực cân bằng là hai lực A. đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau. B. đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau. C. cùng đặt lên một vật, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau. D. cùng đặt lên một vật, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau. Câu 2. Lực là một đại lượng véc tơ vì nó có A. Độ lớn, phương và điểm đặt B. Điểm đặt, phương, chiều, độ lớn C. Phương, chiều D. Độ lớn, phương và chiều Câu 3. Một vật coi là đứng yên so với vật mốc khi A. khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không đổi. B. vật đó không chuyển động. C. vật đó không đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc D. vật đó không chuyển động theo thời gian. Câu 4. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì một vật A. chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động. B. chuyển động so với vật này sẽ chuyển động so với vật khác. C. đứng yên so với vật này sẽ đứng yên so với vật khác. D. đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác. Câu 5. Công thức tính tốc độ là s t A. v B. v= C. v s.t D. v m/s t s Câu 6. Một đoàn tàu chuyển động với tốc độ trung bình là 12km/h trong 72 km. Hỏi thời gian để đoàn tàu đi là bao nhiêu? A. 6h B. 12h C 72h D. 84h Câu 7. Đổi 108 km/h bằng? A. 0,3m/s B. 3m/s C. 30m/s D. 300m/s Câu 8. Khi có lực tác dụng vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có: A. Quán tính B. Trọng lực C. Ma sát D. Lực đàn hồi Câu 9. Khi ngồi trên ô tô đang chuyển động, hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Chứng tỏ xe đột ngột A. tăng vận tốc. B. rẽ sang trái C. rẽ sang phải. D. giảm vận tốc. Câu 10. Cách nào sau đây sẽ làm giảm lực ma sát? A. Tăng độ nhám mặt tiếp xúc. B. Thay ma sát lăn bằng ma sát trượt. C. Mài nhẵn mặt tiếp xúc, bôi dầu mỡ. D. Tăng lực ép giữa các vật lên nhau. Câu 11. Lực ma sát nào giúp ta cầm quyển sách không trượt khỏi tay ? A. Lực ma sát trượt. B. Lực ma sát nghỉ. C. Lực ma sát lăn. D. Lực ma sát trượt và lực ma sát nghỉ. Câu 12.Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích? A. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy . B. Ma sát làm mòn lốp xe C. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe. D. Ma sát sinh ra khi kéo vật trượt trên mặt sàn. Câu 13. Đơn vị đo áp suất là A. N B. N/m3. C. kg/m3. D . N/m2 Trang 4/2 – Mã đề B
  5. Câu 14. Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây? A. Ma sát giữa viên bi với ổ trục xe đạp B. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe chuyển động C. Ma sát giữa khối gỗ đang nằm yên trên mặt bàn D. Ma sát giữa má phanh với vành bánh xe Câu 15. Phương án nào trong các phương án sau đây có thể tăng áp suất của vật tác dụng lên mặt sàn nằm ngang? A. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép B. Giảm áp lực và giảm diện tích bị ép C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép D. Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm ). Câu 16.(1,5 điểm) Áp lực là gì ? Viết công thức tính áp suất? Giải thích vì sao mũi khoan có đầu nhọn sẽ dễ khoan vào các vật? Câu 17.(2,0điểm) Một ô tô chuyển động trên đoạn đường đầu dài 10 km với tốc độ trung bình là 20km/h. Đoạn đường tiếp theo dài 80km ô tô đi với hết 2,5 giờ a) Tính thời gian ô tô đi trên đoạn đường đầu và tốc độ trung bình của ô tô trên đoạn đường sau? b) Tính tốc độ trung bình của ô tô trên cả hai đoạn đường ? Câu 18. (1,0 điểm) Nêu các loại lực ma sát? Lực ma sát có hại gì? Câu 19. (0,5điểm) Một ô tô chuyển động với tốc độ trung bình 52km/h. Biết nửa quãng đường đầu đi với tốc độ v1. Nửa quãng đường còn lại đi với tốc độ là 60km/h.Tính tốc độ v1 của xe ở nửa quãng đường đầu. --------------- Hết --------------- Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: ........................................................; số báo danh: ........................... PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VẬT LÍ 8 Trang 5/2 – Mã đề B
  6. TRƯỜNG CHU VĂN AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/A D B C D A A C A B C B A D D A II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu Đáp án Điểm Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. 0,5 Câu 16 - Công thức: F 0,5 (1,5 đ) p= S 0,5 - mũi khoan có đầu nhọn sẽ dễ đóng vào các vật có diện tích (tiết diện) bị ép nhỏ(0,25đ) nên áp suất lớn(0,25đ) . a.Thời gian ô tô đi rên đoạn đường đầu Câu 17 s1 0,5đ (2,0 đ) t1 = vtb1 = 10 : 20 = 0,5(h) Tốc độ trung bình của ô tô trên đoạn đường sau s2 0,75đ vtb2 = = 80 :2,5 = 32 (km/h) t2 b. Tốc độ trung bình của ô tô trên cả hai đoạn đường s1 s2 vtb = 0.25đ t1 t2 = (10 + 80) : (0,5 +2,5) =30 (km/h) 0.5đ (Học sinh tính đúng theo cách khác vẫn được điểm tối đa, ghi sai hoặc thiếu đơn vị thì trừ 0,25đ cho toàn bài.) Câu 18 -Nêu các loại lực ma sát: lực ma sát nghĩ, lực ma sát trượt, lực ma sát 0,5 (1,0 đ) lăn. - Lực ma sát có hại: + Mài mòn các chi tiết máy. 0,5 + Cản trở chuyển động. Câu 19 tốc độ v1 của xe ở nửa quãng đường đầu. (0,5 đ) S S 1 0,25 vtb 2v1v 2 t1 t2 S S v1 v 2 v1 v 2 2v1 2v 2 2v1v 2 vtb (v1 v 2 ) 2v1v 2 0,25 v1 (2v2 vtb ) vtb v2 vtb v2 52.60 v1 45,9km / h 2v2 vtb 2.60 52 DUYỆT CỦA BGH GV ra đề PHT Phạm Thị Vân Nguyễn Tuấn Trang 6/2 – Mã đề B
  7. Trang 7/2 – Mã đề B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2