intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Vĩnh Bảo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Vĩnh Bảo" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Vĩnh Bảo

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HP ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT VĨNH BẢO MÔN: CÔNG NGHỆ 10 Thời gian bàm bài :45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên....................................................SBD ........................STT............. Mã đề thi: 809 Phần trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi: Câu 1. Đặc điểm nhận biết bệnh đạo ôn ở lúa, vết bệnh trên lá: A. Lá có nhiều chấm nhỏ màu xanh lục, mờ, sau đó có hình thoi màu nâu nhạt, có quầng màu vàng nhạt, phần giữa vết bệnh màu tro xám. B. Cổ bông màu nâu xám hơi teo thắt lại, dễ làm gãy cổ bông C. Lá lúc đầu là các đốm nhỏ, sau liên kết thành mảng lớn, xung quanh có đường viền màu nâu sẫm. D. Cổ bông có hình thoi màu nâu nhạt, phần giữa có màu tro xám Câu 2. Sau đây có bao nhiêu tên sâu hại cây trồng? (1)Ruồi đục quả. (2) Rầy nâu. (3). Sâu cuốn lá. (4) Đạo ôn.(5) Sâu đục thân . (6) Sâu keo mùa thu. (7) Sâu tơ. (8) Thán thư. (9) Châu chấu. A. 8 B. 8 C. 7 D. 6 Câu 3. Trên ruộng ngô thấy xuất hiện sâu non có vân hình chữ Y ngược, mặt lưng đốt bụng cuối có bốn u lông màu đen xếp hình vuông. Đó là    A. sâu đục thân B. sâu cuốn lá C. sâu keo mùa thu D. ấu trùng của ruồi đục quả. Câu 4. Virut NPV trong chế phẩm làm sâu ngừng ăn và chết sau khoảng A. 2- 4 ngày B. 2- 5 giờ. C. 2- 5 ngày D. 2- 7 ngày Câu 5. Vì sao phòng trừ sâu, bệnh lại giúp cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt? A. Vì cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và tăng số lượng vi sinh vật trong đất. B. Vì sâu, bệnh hại có ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Khi sâu, bệnh phá hại, cây trồng sinh trưởng, phát triển kém, năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch hoặc bị chết. C. Ảnh hưởng xấu đến chất lượng nông sản và với sức khỏe con người. D. Vì sâu, bệnh hại có ảnh hưởng xấu đến đất trồng. Khi sâu, bệnh phá hại, cây trồng sinh trưởng, phát triển kém; năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch hoặc cây trồng bị chết. Câu 6. Sự giống nhau trong các quy trình sản xuất các chế phẩm sinh học trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng là A. đều sử dụng môi trường nuôi dưỡng là thức ăn nhân tạo để vi sinh vật phát triển nhằm tăng năng suất sản xuất chế phẩm sinh học B. đều sử dụng sâu hại làm vật chủ, gây bệnh cho vật chủ để vi sinh vật phát triển nhằm tăng năng suất sản xuất chế phẩm sinh học C. đều có các giai đoạn nhân tăng sinh khối vi sinh vật ngoài đồng ruộng nhằm tăng năng suất sản xuất chế phẩm sinh học D. đều có các giai đoạn nhân tăng sinh khối vi sinh vật trong phòng thí nghiệm nhằm tăng năng suất sản xuất chế phẩm sinh học Câu 7. Đâu không phải biện pháp phòng trừ bệnh thán thư? A. Vệ sinh vườn, dọn sạch cành, lá già, lá bị bệnh, phun phòng ngay sau khi mưa lớn. B. Bọc quả sau khi quả hình thành. C. Sử dụng giống chống bệnh. D. Bón phân đầy đủ và cân đối NPK. Câu 8. Quy trình trồng trọt không có bước nào sau đây? A. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. B. Tạo giống cây trồng. C. Làm đất, bón phân lót D. Gieo hạt, trồng cây con. Công nghệ, Mã đề: 809, 3/7/2023. Trang 1 / 4
  2. Câu 9. Khi nói về biện pháp sinh học, ý nào sau đây không đúng? A. Tác dụng lâu dài, an toàn với con người, cây trồng và thân thiện với môi trường.    B. Hiệu quả cao khi sâu, bệnh hại đã bùng phát.    C. Là biện pháp sử dụng các sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt sâu, bệnh hại. D. Tác động chậm. Câu 10. Trong các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng sau đây, biện pháp nào không an toàn cho môi trường và con người? A. Biện pháp hoá học. B. Biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp. C. Biện pháp canh tác. D. Biện pháp sinh học. Câu 11. Ở Việt Nam, chiếu xạ thường được dùng trên các sản phẩm trồng trọt nào sau đây? A. Các loại rau, quả bán trong các cửa hàng rau, quả sạch, các siêu thị trong nước. B. Các loại hạt khô như thóc, ngô, đậu, đỗ,… C. Hầu hết các loại rau, quả. D. Các loại rau, quả xuất khẩu. Câu 12. Cả quy trình trồng trọt thủ công và quy trình trồng trọt được ứng dụng cơ giới hóa đều tiến hành theo các bước thế nào? A. Gieo hạt, trồng cây con  Làm đất, bón phân lót  Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh  Thu hoạch B. Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh  Thu hoạch  Làm đất, bón phân lót  Gieo hạt, trồng cây con C. Làm đất, bón phân lót  Gieo hạt, trồng cây con  Thu hoạch  Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh D. Làm đất, bón phân lót  Gieo hạt, trồng cây con Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh  Thu hoạch Câu 13. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng khi nói về sâu tơ hại rau? (I). Phá hoại rau ở giai đoạn sâu non. (II). Chỉ gây hại trên rau thuộc họ Cải. (III). Sâu non tuổi nhỏ ăn thủng lá, làm giảm năng suất và chất lượng rau. (IV). Có thể dùng ong kí sinh trừ sâu tơ. (V). Trứng đẻ thành ổ giống hình nải chuối ở bẹ lá, có màu trắng đục. (VI). Có thể dùng giống rau cải kháng sâu tơ để phòng trừ. A. 4 B. 6 C. 5 D. 3 Câu 14. Đâu không phải tên ứng dụng cơ giới hoá trong trồng trọt? A. Máy thu hoạch lúa. B. Máy hút bụi C. Máy sạ lúa tự động. D. Máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái Câu 15. Em hiểu thế nào thế nào là phương pháp bảo quản lạnh sản phẩm trồng trọt? A. Là phương pháp d bảo quản dùng nhiệt độ thấp để làm ngừng các hoạt động của vi sinh vật và ức chế các quá trình sinh hóa xảy ra bên trong sản phẩm trồng trọt B. Loại bỏ hay bổ sung các chất khí dẫn đến thành phần khí quyển thay đổi nhằm kéo dài thời gian bảo quản các loại rau, quả C. Sử dụng chùm plasma hướng vào bề mặt cần xử lí nhằm tiêu diệt nấm, vi sinh vật trên bề mặt sản phẩm trồng trọt D. Chiếu bức xạ ion hóa đi xuyên qua sản phẩm nhằm tiêu diệt vi khuẩn có hại và sinh vật kí sinh bên trong sản phẩm trồng trọt Câu 16. Bệnh hại là A. các loài côn trùng phá hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ… B. trạng thái không bình thường về hình thái, cấu tạo, chức năng, sinh lý…của cây trồng, do các loài vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, virut,…) hoặc điều kiện bất lợi gây nên. C. trạng thái không bình thường về hình thái, cấu tạo, chức năng, sinh lý…của cây trồng, do các loài côn trùng gây hại gây nên. D. trạng thái không bình thường về hình thái, cấu tạo, chức năng, sinh lý…của cây trồng, do các điều kiện bất lợi gây nên. Câu 17. Phương pháp bảo quản bằng khí quyển điều chỉnh sản phẩm trồng trọt là phương pháp A. chiếu bức xạ ion hóa đi xuyên qua sản phẩm nhằm tiêu diệt vi khuẩn có hại và sinh vật kí sinh bên trong sản phẩm trồng trọt Công nghệ, Mã đề: 809, 3/7/2023. Trang 2 / 4
  3. B. dùng nhiệt độ thấp để làm ngừng các hoạt động của vi sinh vật và các quá trình sinh hóa xảy ra bên trong sản phẩm trồng trọt C. loại bỏ hoặc bổ sung các chất khí dẫn đến thành phần khí quyển thay đổi, khác với thành phần khí ban đầu nhằm kéo dài thời gian bảo quản các loại rau, quả. D. sử dụng chùm plasma hướng vào bề mặt cần xử lí nhằm tiêu diệt nấm, vi sinh vật trên bề mặt sản phẩm trồng trọt Câu 18. Tác nhân gây ra bệnh vàng lá greening trên cây ăn quả có múi là do A. Virut B. Vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus C. Nấm Colletotrichum D. Vi khuẩn Xanthomonas oryzae. Câu 19. Nhược điểm của phương pháp bảo quản bằng chiếu xạ? A. Đòi hỏi thiết bị đắt tiền, nhân lực kĩ thuật cao, chi phí vận hành cao. B. Tạo nguồn thực phẩm an toàn. C. Xử lí được số lượng lớn sản phầm trồng trọt. D. Ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh đối với sản phẩm trồng trọt. Câu 20.  Trong phương pháp bảo quản bằng khí quyển điều chỉnh em hãy giải thích ý nghĩa của sự thay đổi nồng độ khí CO2 và O2 ?    A. Giảm nồng độ khí O2, tăng CO2 để giảm thiểu hô hấp của nông sản, giúp duy trì chất lượng, hương vị và kéo dài thời gian bảo quản.    B. Giảm nồng độ khí O2, tăng CO2 để tiêu diệt tất cả vi khuẩn có hại, giúp duy trì chất lượng, hương vị và kéo dài thời gian bảo quản.    C. Giảm nồng độ O2 và CO2 : để giảm thiểu hô hấp của nông sản, giúp duy trì chất lượng, hương vị và kéo dài thời gian bảo quản.    D. Hút hết không khí, ức chế hô hấp của nông sản, giúp duy trì chất lượng, hương vị và kéo dài thời gian bảo quản. Câu 21. Sử dụng chế phẩm vi rut trừ sâu hại cây trồng có tác dụng như thế nào? A. Gây tổn thương màng ruột làm sâu chán ăn, ngừng ăn và chết. B. Làm rối loạn quá trình trao đổi chất của sâu, làm cho sâu ngừng ăn và chết. C. Cạnh tranh dinh dưỡng với các loại vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng. D. Sinh ra các độc tố làm sâu yếu, ngừng ăn và chết. Câu 22. Sản phẩm có chứa chứa một số loài nấm đối kháng có khả năng cạnh tranh dinh dưỡng, sản sinh ra các hoạt chất làm ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh gọi là chế phẩm    A. vi khuẩn trừ sâu B. nấm trừ sâu C. vi rút trừ sâu. D. nấm trừ bệnh Câu 23. Chế phẩm vi sinh vật trừ sâu có đặc điểm nào sau đây? (I). Không ô nhiễm nông phẩm, an toàn cho con người và động vật, thân thiện với môi trường. (II). Ít thấy khả năng kháng thuốc của sâu hại. (III). Tác động nhanh, thường dùng để dập dịch khi sâu, bệnh hại bùng phát số lượng lớn. (IV). Mang tính tích luỹ cho các vụ tiếp theo. (V). Sử dụng đúng kĩ thuật sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. A. (I),(II), (IV), (V). B. (I),(II), (III), (IV), (V). C. (I), (V). D. (I),(II), (V). Câu 24. Trong các phương pháp dưới đây, có bao nhiêu phương pháp là ứng dụng của công nghệ cao được sử dụng trong bảo quản sản phầm ttrồng trọt? (1).Bảo quản bằng kho silo. (2) BQ bằng kho lạnh.(3) BQ bằng công nghệ Nano(4) BQ bằng chiếu xạ. (5) BQ bằng khí quyển điều chỉnh. (6) BQ bằng công nghệ plasma lạnh    A. 5 B. 6 C. 4 D. 3 Câu 25. Việc bón phân lót vào đất trước khi gieo trồng nhằm mục đích gì? A. Cung cấp nguồn dinh dưỡng vào những giai đoạn cây trồng cần nhiều để phát triển. B. Nhằm bổ sung một lượng phân bón đã mất đi sau vụ trồng cây trước. Công nghệ, Mã đề: 809, 3/7/2023. Trang 3 / 4
  4. C. Cung cấp sẵn nguồn chất dinh dưỡng cho rễ được hình thành có thể hấp thụ được ngay, tạo điều kiện cho cây phát triển khoẻ mạnh ngay từ đầu. D. Nhằm thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho cây trồng. Câu 26. Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu hại cây trồng là sản phẩm có chứa A. nấm có khả năng gây bệnh cho sâu hại cây trồng, làm sâu yếu, hoạt động chậm và chết. B. vi khuẩn Bt có ích cho sâu hại. C. vi khuẩn có khả năng gây độc cho sâu hại cây trồng, làm sâu yếu, hoạt động chậm và chết. D. vi khuẩn NPV có khả năng tổng hợp tinh thể protein độc cho sâu non. Câu 27. Phương pháp bảo quản chiếu xạ sản phẩm trồng trọt là quá trình A. dùng nhiệt độ thấp để làm ngừng các hoạt động của vi sinh vật và các quá trình sinh hóa xảy ra bên trong sản phẩm trồng trọt B. loại bỏ hay bổ sung các chất khí dẫn đến thành phần khí quyển thay đổi nhằm kéo dài thời gian bảo quản các loại rau, quả C. sử dụng chùm plasma hướng vào bề mặt cần xử lí nhằm tiêu diệt nấm, vi sinh vật trên bề mặt sản phẩm trồng trọt D. chiếu bức xạ ion hóa đi xuyên qua sản phẩm nhằm tiêu diệt hầu như tất cả vi khuẩn có hại và sinh vật kí sinh ở trên hay bên trong sản phẩm trồng trọt nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch Câu 28. Khi cơ giới hóa trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt có ý nghĩa như thế nào? A. Giảm nguy hại trực tiếp cho sức khoẻ người lao động. B. Giúp thu hoạch nhanh hơn, giảm thiểu tổn thất trên đồng ruộng và tăng thời vụ sản xuất. C. Giảm chi phí nhân công, tiết kiệm nước tưới, phân bón D. Giúp rút ngắn thời gian làm đất, giải phóng sức lao động -------------- Hết ------------- Công nghệ, Mã đề: 809, 3/7/2023. Trang 4 / 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2