intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 11 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 11 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 11 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

  1. SỞ GD & ĐT TỈNH QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ II TRƯỜNG PTDTNT THCS & THPT NĂM HỌC 2023 - 2024 NƯỚC OA MÔN: Công nghệ 11 Thời gian làm bài: 45 phút -------------------- (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: .............................................................. Số báo danh: ........ Mã đề 101 * PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Tại sao bệnh cúm gia cầm thường phát sinh các ổ dịch mới? A. Vì bệnh lây từ gia cầm bệnh sang gia cầm khỏe qua đường không khí B. Vì virus gây bệnh có thể ra ngoài qua phân, nước tiểu, nước bọt, vì thế khả năng lây lan rất cao C. Vì hệ gene của virus gây ra bệnh có khả năng biến đổi rất nhanh, tạo ra chủng, nhánh mới D. Vì bệnh lây từ gia cầm bệnh sang gia cầm khỏe qua thức ăn, nước uống Câu 2. Bệnh ảnh hưởng đến vật nuôi như thế nào? A. Làm vật nuôi chậm lớn, thậm chí không lớn B. Nâng cao hiệu suất cho thịt C. Cho các con giống vật tốt, thúc đẩy kinh tế D. Thúc đẩy quá trình sinh sản và phát triển Câu 3. Triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng trâu, bò là A. con vật thường kiệt sức, suy hô hấp và chết trong vài giờ đến vài ngày từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên B. lưỡi trâu, bò thường bị bong tróc biểu mô 2/3 phía trước C. trâu, bò thường có các triệu chứng như sốt đột ngột trong khoảng 2 – 3 ngày D. mụn nước bắt đầu mọc ở bên trong má, mép và bề mặt lưỡi, thường không có mủ Câu 4. Vai trò nào dưới đây không phải của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi? A. Nâng cao hiệu quả chăn nuôi B. Làm người chăn nuôi bị thua lỗ C. Bảo vệ sức khỏe con người và môi trường D. Bảo vệ vật nuôi Câu 5. Chọn phát biểu đúng về tác hại của bệnh do virus gây ra nếu không phát hiện sớm? A. Bảo vệ sức khỏe con người B. Làm tăng trưởng nền kinh tế C. Có thể bùng phát thành dịch D. Bảo vệ môi trường Câu 6. Chọn phát biểu sai về phòng bệnh Newcastle A. Thực hiện kiểm dịch, cách li và tiêm vaccine đúng quy định B. Tiêu hủy gia cầm bị bệnh và nghi nhiễm bệnh theo đúng quy định C. Mang gia cầm bệnh và sản phẩm của chúng ra khỏi vùng dịch D. Ngăn chặn nguồn bệnh bằng biện pháp như hạn chế người qua lại khu chăn nuôi Câu 7. Dạng vaccine nào được sản xuất bằng cách sử dụng các gene mã hóa kháng nguyên thiết yếu của vi sinh vật gây bệnh để tổng hợp ra các phân tử DNA tái tổ hợp có khả năng kích thích cơ thể vật nuôi chống lại chính các vi sinh vật gây bệnh đó? A. Vaccine RNA tái tổ hợp B. Vaccine NRA tái tổ hợp C. Vaccine NDA tái tổ hợp D. Vaccine DNA tái tổ hợp Câu 8. Không được thực hiện biện pháp nào với lợn bị bệnh tai xanh? A. Sử dụng Sorbitol để giải độc thận cho lợn B. Tắm cho lợn bị bệnh C. Sử dụng Sorbitol để giải độc gan cho lợn D. Sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc kháng viêm để điều trị Câu 9. Chọn phát biểu đúng về biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường đối với chăn nuôi nông hộ Mã đề 101 Trang 1/4
  2. A. Con giống mang mầm bệnh truyền nhiễm B. Dụng cụ dùng trong chăn nuôi không cần vệ sinh trước khi dùng C. Thức ăn chăn nuôi phải đảm bảo tiêu chuẩn D. Khu vực chăn nuôi không khử trùng sau mỗi đợt nuôi Câu 10. Bệnh nào ở gia cầm có đặc trưng là sốt cao, có những biểu hiện bệnh lí ở hệ thống tiêu hóa, hô hấp, thần kinh và sinh sản? A. Bệnh cúm gia cầm B. Bệnh lở mồm, long móng C. Bệnh tụ huyết trùng D. Bệnh gà rù Câu 11. Cho các bước cơ bản trong quy trình ứng dụng công nghệ sinh học phát hiện sớm virus gây bệnh ở vật nuôi (chưa đúng thứ tự): (1) Tổng hợp cDNA từ RNA nhờ quá trình phiên mã ngược (2) Điện di kiểm tra sản phẩm PCR (3) Tách chiết RNA tổng số (4) Mẫu bệnh phẩm (5) Khuếch đại cDNA bằng phản ứng PCR Bước thứ hai và bước thứ ba theo quy trình đúng lần lượt là A. (4) và (1) B. (4) và (2) C. (3) và (1) D. (2) và (5) Câu 12. Bệnh nào do vi khuẩn Pasteurella multocida có đặc trưng thường ở thể nhiễm trùng máu làm gia cầm chết nhanh? A. Bệnh gà rù B. Bệnh tụ huyết trùng gia cầm C. Bệnh cúm gia cầm D. Bệnh tai xanh Câu 13. Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò do vi khuẩn nào gây nên? A. Vi khuẩn Arterivirus B. Vi khuẩn Paramyxovirus C. Vi khuẩn Gram âm Pasteurella D. Vi khuẩn thuộc họ Picornaviridae Câu 14. Triệu chứng nào là cơ sở để chuẩn đoán lợn trưởng thành hoặc lợn nuôi vỗ béo ở giai đoạn cuối mắc bệnh tụ huyết trùng nặng do vi khuẩn ở thể á cấp tính gây ra? A. Xuất huyết B. Ho C. Sốt cao D. Sốt nhẹ Câu 15. Chọn phát biểu đúng về bệnh tụ huyết trùng lợn A. Vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong niêm mạc mũi của lợn B. Bệnh lây từ gia súc bệnh sang gia súc khỏe qua đường không khí C. Vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong hạch amidan của lợn D. Khi môi trường bất lợi sẽ làm tăng sức đề kháng của gia súc Câu 16. Chọn phát biểu sai về bệnh tụ huyết trùng gia cầm A. Đặc trưng của bệnh thường ở thể nhiễm trùng máu B. Bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm C. Tỉ lệ gia cầm chết thấp D. Gia cầm chết sau khi nhiễm bệnh vài giờ đến vài ngày Câu 17. Quan sát hình dưới đây và cho biết biện pháp an toàn nào cho người, vật nuôi và môi trường đối với chăn nuôi nông hộ đã được áp dụng? A. Thức ăn chăn nuôi đảm bảo tiêu chuẩn B. Vệ sinh, khử trùng tiêu độc C. Vệ sinh dụng cụ dùng trong chăn nuôi D. Kiểm dịch giống vật nuôi Mã đề 101 Trang 1/4
  3. Câu 18. Bệnh nào là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm do Paramyxovirus gây ra và xảy ra chủ yếu ở gà? A. Bệnh tụ huyết trùng B. Bệnh tai xanh C. Bệnh cúm gia cầm D. Bệnh Newcastle Câu 19. Biện pháp chăn nuôi “cùng vào – cùng ra” được áp dụng trong phòng bệnh nào ở lợn? A. Bệnh dịch tả lợn cổ điển B. Bệnh tụ huyết trùng lợn C. Bệnh tai xanh D. Bệnh Newcastle Câu 20. Các loại vaccine thông thường được sản xuất bằng cách nào? A. Sử dụng các protein của virus, vi khuẩn không gây bệnh B. Sử dụng các protein của virus, vi khuẩn khỏe mạnh C. Sử dụng các virus, vi khuẩn không gây bệnh D. Sử dụng các virus, vi khuẩn gây bệnh đã làm suy yếu, bất hoạt Câu 21. Tại sao phòng, trị bệnh cho vật nuôi có tác dụng bảo vệ sức khỏe con người? A. Vì bệnh làm giảm chất lượng trứng, thịt, sữa B. Vì một số bệnh có thể lây từ vật nuôi sang người C. Vì bệnh làm vật nuôi chậm lớn, giảm sản lượng D. Vì tăng chi phí chăn nuôi như chi phí chữa bệnh vật nuôi, khử trùng,… Câu 22. Bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Gram âm có tên là Pasteurella multocida gây ra là bệnh gì? A. Bệnh tụ huyết trùng lợn B. Bệnh Newcastle C. Bệnh cúm gia cầm D. Bệnh tai xanh Câu 23. Tại sao phải định kì bổ sung các sản phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng cho trâu, bò để phòng bệnh tụ huyết trùng? A. Vì trâu, bò nhiễm bệnh thông qua vật trung gian truyền bệnh là các loài ruồi trâu B. Vì bệnh do vi khuẩn có sẵn trong cơ thể, bùng phát khi thời tiết thay đổi C. Vì bệnh chưa có thuốc đặc trị, khi con vật bị bệnh phải tiêu hủy theo quy định an toàn D. Vì bệnh thường xuất hiện khi con vật ăn quá nhiều thức ăn dễ lên men sinh hơi Câu 24. Chọn phát biểu sai về biện pháp nên làm để phòng, trị bệnh dịch tả lợn cổ điển A. Tiêm vaccine đầy đủ theo khuyến cáo B. Phương pháp truyền thống dễ kiểm soát bệnh ở vật nuôi C. Tránh vệ sinh sát trùng định kì D. Giữ cho chuồng trại luôn khô thoáng Câu 25. Để phòng bệnh tụ huyết trùng trâu, bò, mỗi năm cần tiêm phòng đầy đủ vaccine mấy lần theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y? A. 1 lần B. 2 lần C. 3 lần D. 4 lần Câu 26. Tại sao phải phòng, trị bệnh cho vật nuôi? A. Việc phòng, trị bệnh cho vật nuôi sẽ ngăn chặn lây lan nguồn bệnh từ vật nuôi sang người, gây hại cho sức khỏe con người và mất cân bằng sinh thái B. Việc phòng, trị bệnh cho vật nuôi sẽ giúp hạn chế dịch bùng phát, ngăn chặn lây lan nguồn bệnh từ vật nuôi sang người C. Việc phòng, trị bệnh cho vật nuôi sẽ làm dịch bùng phát, gây hại sức khỏe con người và môi trường sinh thái D. Việc phòng, trị bệnh cho vật nuôi sẽ làm lây lan nguồn bệnh từ vật nuôi sang người, góp phần bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái Câu 27. Tại sao các virus gây bệnh sau khi xâm nhiễm vào cơ thể vật nuôi cần thời gian ủ bệnh? A. Vì để phát hiện ngay sau khi virus xâm nhiễm vào vật nuôi B. Vì virus khó kiểm soát C. Vì để giảm thiểu tổn thất cho người chăn nuôi D. Vì để nhân lên đủ số lượng có thể gây bệnh cho vật nuôi Câu 28. Biểu hiện “con vật mệt mỏi, khó thở, sốt cao, viêm mạc mắt, mũi đỏ sẫm, chảy nước mắt, nước mũi” là biểu hiện của bệnh nào ở trâu, bò? Mã đề 101 Trang 1/4
  4. A. Bệnh tụ huyết trùng B. Bệnh lở mồm, long móng C. Bệnh cúm gia cầm D. Bệnh tiên mao trùng * PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: Nêu đặc điểm và nguyên nhân của bệnh lở mồm, long móng và bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò. Câu 2: Chủ một trang trại chăn nuôi lợn thịt khi phát hiện con vật có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, mệt mỏi, bỏ ăn, tiêu chảy, có xuất huyết trên da, … đã làm những việc sau: (1) mang một số con lợn chưa có biểu hiện thường ra chợ bán; (2) đóng cửa khu chăn nuôi không cho người lạ vào; (3) mua thuốc về tự điều trị cho lợn; sau đó (4) báo cho cán bộ thú y. Theo em, việc làm nào của chủ trang trại là đúng và chưa đúng, cả về nội dung và thời điểm? Vì sao? Mã đề 101 Trang 1/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2