intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai

  1. SỞ GD VÀ ĐT ĐỒNG NAI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II, NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THCS – THPT ĐĂKLUA Môn: Công nghệ. Lớp 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh:………………………………………………….Số báo danh:………………………... PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM) Câu 1. Hệ thống cơ khí động lực nói chung bao gồm các thành phần: (1) - Máy công tác; (2) - Hệ thống truyền lực; (3) - Nguồn động lực. Sắp xếp nào đúng khi trình bày sơ đồ của hệ thống cơ khí động lực? A. (3) (2) (1). B. (1) (2) (3). C. (3) (1) (2). D. (2) (3) (1). Câu 2. Nguồn động lực của xe máy là gì? A. Động cơ hơi nước. B. Động cơ đốt trong. C. Động cơ phản lực. D. Động cơ thủy lực. Câu 3. Nguồn động lực trong hệ thống cơ khí động lực có vai trò A. cung cấp năng lượng cho hệ thống hoạt động. B. truyền và biến đối năng lượng điện. C. giúp các hoạt động sản xuất đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. D. đảm bảo cho các hệ thống làm việc được ở những môi trường khác nhau. Câu 4. Một số máy móc không thuộc lĩnh vực cơ khí động lực là A. một số phương tiện giao thông (ô tô, xe máy, tàu hỏa, tàu thủy, ...). B. một số máy móc xây dựng (máy đào, máy ủi, máy đầm, ...). C. một số máy tĩnh tại (máy phát điện, máy bơm, ...). D. một số thiết bị chiếu sáng (bóng đèn, đèn chớp…). Câu 5. Những người thực hiện công việc kiểm tra, chẩn đoán, sửa chữa, thay thế, điều chỉnh, ... các bộ phận của máy, thiết bị cơ khí động lực thuộc nghề A. thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực. B. sản xuất máy thiết bị cơ khí động lực. C. lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực. D. bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực. Câu 6. Ngành nghề nào sau đâykhông thuộc lĩnh vực cơ khí động lực? A. Chăn nuôi bằng công nghệ mới. B. Thiết kế sản phẩm cơ khí động lực. C. Sửa chữa sản phẩm cơ khí động lực. D. Lắp ráp sản phẩm cơ khí động lực. Câu 7. Loại động cơ trong đó quá trình đốt cháy nhiên liệu và biến đổi nhiệt thành công cơ học đều được thực hiện bên trong xi lanh động cơ là? A. Động cơ hơi nước. B. Động cơ đốt trong. C. Động cơ phản lực. D. Động cơ thủy lực. Câu 8. Động cơ thẳng hàng, động cơ chữ V, động cơ hình sao, ... là các động cơ đốt trong được phân loại theo tiêu chí nào? A. Theo nhiên liệu sử dụng. B. Theo chu trình công tác. C. Theo số xi lanh. D. Theo cách bố trí xi lanh. Câu 9. Gọi thể tích toàn phần (Va), thể tích công tác (Vh) và thể tích buồng cháy (Vc). Công thức tính tỉ số nén là A. = Vh / Vc. B. = Vc / Va. C. = Va / Vc. D. = Va / Vh. Câu 10. Quan hệ giữa thể tích toàn phần (Va), thể tích công tác (Vh) và thể tích buồng cháy (Vc) là A. Va = Vh.Vc. B. Va = Vh − Vc. C. Va = Vh + Vc. D. Vh = Va + Vc. Câu 11. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm các chi tiết chính nào? A. Pít tông, thanh truyền, trục khuỷu, bánh đà, thân máy, nắp máy. B. Pít tông, thanh truyền, trục khuỷu, bánh đà, xu páp. C. Pít tông, thanh truyền, trục khuỷu, bánh đà. D. Pít tông, thanh truyền, trục khuỷu. Câu 12. Dựa trên hình ảnh cấu tạo trục khuỷu ở bên, vị trí số 2 là A. Chốt khuỷu. B. Đầu trục. C. Má khuỷu. Trang 1
  2. D. Cổ khuỷu. Câu 13. Xu páp là chi tiết của cơ cấu hay hệ thống nào sau đây? A. Hệ thống đánh lửa. B. Hệ thống khởi động. C. Cơ cấu phân phối khí. D. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. Câu 14. Thành phần nào sau đây không thuộc sơ đồ khối hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí ở động cơ xăng? A. Bình xăng. B. Bầu lọc xăng. C. Bộ điều chỉnh áp suất. D. Bộ chế hòa khí. Câu 15. Bu gi là chi tiết của cơ cấu hay hệ thống nào sau đây? A. Hệ thống đánh lửa. B. Hệ thống khởi động. C. Cơ cấu phân phối khí. D. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. Câu 16. Trong sơ đồ của hệ thống khởi động không có bộ phận nào sau đây? A. Khoá khởi động. B. Cần dẫn động. C. Van hằng nhiệt. D. Trục động cơ điện. Câu 17. Việc đóng mở cửa nạp và cửa thải của động cơ xăng 2 kì được thực hiện bằng A. các te. B. đóng mở các xu páp nạp và thải. C. nắp xi lanh. D. lên xuống của pít tông. Câu 18. Điền khuyết: “Kỳ nạp của động cơ xăng 4 kì, pít tông di chuyển từ … đến…, cửa nạp…, cửa thải…” A. ĐCD, ĐCT, đóng, mở. B. ĐCD, ĐCT, mở, đóng. C. ĐCT, ĐCD, đóng, mở. D. ĐCT, ĐCD, mở, đóng. Câu 19. Cuối kì nén trong xi lanh động cơ Diesel 4 kì diễn ra quá trình nào sau đây? A. Vòi phun phun nhiên liệu vào buồng cháy tạo thành hòa khí. B. Bu gi bật tia lửa điện châm cháy hoà khí. C. Hoà khí bị nén với nhiệt độ, áp suất cao. D. Không khí bị nén với nhiệt độ, áp suất cao. Câu 20. Gọi R là bán kính trục khuỷu, một chu trình làm việc của động cơ 4 kì, pít tông di chuyển được quãng đường là A. 4R. B. 8R. C. 16R. D. 24R. Câu 21. Ở hệ thống bôi trơn cưỡng bức, van an toàn sẽ mở khi A. nhiệt độ của dầu bôi trơn vượt quá mức cho phép. B. áp suất trên các đường dẫn dầu vượt quá mức cho phép. C. dầu di chuyển đến bề mặt ma sát bôi trơn cho các chi tiết. D. dầu di chuyển đến đường dẫn dầu chính tới các bề mặt ma sát. Câu 22. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Dầu bôi trơn các bề mặt ma sát, ngấm vào bề mặt ma sát và các chi tiết giúp chi tiết giảm nhiệt độ. B. Dầu bôi trơn các bề mặt ma sát, sau đó trở về các te. C. Dầu sau khi lọc sạch quay trở về các te. D. Dầu bôi trơn các bề mặt ma sát, sau đó thải ra ngoài. Câu 23. Ở hệ thống làm mát bằng không khí, tấm hướng gió có tác dụng A. tăng lưu lượng gió để tăng hiệu quả làm mát cho động cơ. B. phân phối không khí sao cho các xilanh được làm mát đồng đều. C. tỏa nhiệt ở động cơ ra ngoài không khí. D. truyền nhiệt từ cánh tản nhiệt đến quạt gió để làm mát cho đông cơ. Câu 24. Trong hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức, khi nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá nhiệt độ giới hạn thì A. van hằng nhiệt mở đường nước về trước bơm và đóng đường nước về két làm mát nước. B. van hằng nhiệt đóng cả hai đường nước: về trước bơm về két làm mát nước. C. van hằng nhiệt đóng đường nước về trước bơm và mở đường nước về két làm mát nước. D. van hằng nhiệt mở cả hai đường nước: về trước bơm về két làm mát nước. Câu 25. Động cơ xe cần cung cấp nhiều hòa khí nhất khi A. xe chạy không trên đường bằng phẳng. B. xe chạy chậm, chở nặng trên đường bằng. C. xe chạy chậm đang lên dốc. D. xe chở nặng đang lên dốc. Câu 26. Động cơ Diesel cần dùng bơm cao áp vì A. cần phun dầu thật nhanh. B. cần phun dầu nhiều. C. dầu đặc hơn xăng. D. buồng cháy có áp suất rất cao. Câu 27. Bu gi đánh lửa ở thời điểm nào của quá trình làm việc thì được coi là đúng thời điểm? Trang 2
  3. A. Cuối kì nạp. B. Cuối kì nén. C. Đầu kì nổ. D. Kì xả. Câu 28. Khi đang khởi động động cơ thì bộ phận nào không đúng? A. Khoá khởi động đang đóng. B. Khớp bánh răng khởi động đang đẩy sang trái. C. Động cơ điện đang quay. D. Trục khuỷu của động cơ đang quay. PHẦN II: TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 29 (2 điểm). Một động cơ xe Honda một xi lanh 125 phân khối, có đường kính xi lanh D = 58 mm, tỉ số nén của động cơ là € = 8.8 a. Tính hành trình của pít tông (S). b. Tính bán kính quay của trục khuỷu (R). Câu 30 (1 điểm). Em hãy đóng vai trò là nhân viên bán hàng hướng dẫn lịch thay dầu bôi trơn (nhớt) định kì lần 1, lần 2, lần 3,..khi xe chạy được bao nhiêu km, mục đích của lần thay dầu bôi trơn này là gì? ---HẾT--- Trang 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2