
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên
lượt xem 1
download

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên" bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên
- TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2024 - 2025 MÔN: CÔNG NGHỆ - KHỐI 7 MÃ ĐỀ CN703 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra: …../03/2025 I. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm của em chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Con vật nào cung cấp sức kéo? A. Lợn. B. Ngựa. C. Gà. D. Cừu. Câu 2. Trong các sản phẩm chăn nuôi sau đây, sản phẩm nào không phải của bò? A. Trứng. B. Thịt. C. Sữa. D. Da. Câu 3. Vai trò chăn nuôi nào sau đây là sai? A. Cung cấp sức kéo cho sản xuất. B. Cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thịt hộp. C. Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường. D. Cung cấp phân bón cho trồng trọt. Câu 4. Đâu không phải là nhiệm vụ của bác sĩ thú y? A. Phòng bệnh cho vật nuôi. B. Chế biến thức ăn cho vật nuôi. C. Khám bệnh cho vật nuôi. D. Chữa bệnh cho vật nuôi. Câu 5. Gia cầm mái sinh sản cần phải trải qua mấy giai đoạn? A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 6. Ba giai đoạn của lợn cái sinh sản lần lượt là A. Giai đoạn hậu bị → Giai đoạn đẻ và nuôi con → Giai đoạn mang thai. B. Giai đoạn hậu bị → Giai đoạn mang thai → Giai đoạn đẻ và nuôi con. C. Giai đoạn mang thai → Giai đoạn hậu bị → Giai đoạn đẻ và nuôi con. D. Giai đoạn mang thai → Giai đoạn đẻ và nuôi con → Giai đoạn hậu bị. Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không phải là của vật nuôi đặc trưng vùng miền ở nước ta? A. Được nuôi tại một số địa phương nhất định. B. Sản phẩm thơm ngon, được nhiều người yêu thích. C. Được nuôi ở hầu hết các địa phương. D. Sản phẩm dễ bán, giá cao, góp phần đem lại thu nhập cao cho người lao động. Câu 8. Đâu là đặc điểm của chăn nuôi nông hộ? A. Chăn nuôi tại hộ gia đình với số lượng vật nuôi lớn. B. Chăn nuôi tại khu vực riêng biệt, xa nhà ở, số lượng vật nuôi nhiều. C. Chăn nuôi tại hộ gia đình với số lượng vật nuôi ít. D. Chăn nuôi tại khu vực riêng biệt, xa nhà ở, số lượng vật nuôi tùy theo từng trang trại. Câu 9. Biện pháp kĩ thuật nào dưới đây không phù hợp với việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non? A. Chăm sóc và nuôi dưỡng con mẹ tốt. B. Kiểm tra năng suất thường xuyên. C. Giữ ấm cơ thể. D. Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non. Câu 10. Khi bị bệnh, vật nuôi thường có những biểu hiện phổ biến nào sau đây? A. Nhanh nhẹn, linh hoạt. B. Bỏ ăn hoặc ăn ít. C. Nhanh lớn, đẻ nhiều. D. Thường xuyên đi lại. Câu 11. Mục tiêu của chăn nuôi đực giống là A. nhanh lớn, nhiều nạc. B. cho ra nhiều con giống tốt nhất. C. càng béo càng tốt. D. nhanh lớn, khỏe mạnh. Câu 12. Trong các cách cho đực giống ăn sau đây, cách nào là đúng? A. Cho ăn vừa đủ, thức ăn chất lượng cao, giàu chất đạm. B. Cho ăn vừa đủ, thức ăn chất lượng cao, giàu lipid. C. Cho ăn tự do, thức ăn chất lượng cao, giàu chất đạm. D. Cho ăn tự do, thức ăn chất lượng cao, giàu chất lipid. Mã đề: CN703 Trang 3/3
- Câu 13. Ý nào dưới đây không phải là yêu cầu cần đạt khi nuôi dưỡng và chăm sóc gia súc cái sinh sản giai đoạn mang thai? A. Vật nuôi khoẻ mạnh để nuôi thai. B. Có nhiều sữa. C. Lớn nhanh và cho nhiều thịt. D. Con sinh ra khoẻ mạnh. Câu 14. Nguyên nhân nào dưới đây có thể gây dịch, bệnh cho vật nuôi? A. Không cho vật nuôi tiếp xúc với nguồn bệnh. B. Chuồng trại không hợp vệ sinh. C. Tiêm phòng vaccine đầy đủ cho vật nuôi. D. Cho vật nuôi ăn đầy đủ dinh dưỡng. Câu 15. Các bệnh có thể lây lan nhanh thành dịch, làm chết nhiều vật nuôi thường có nguyên nhân chính là do A. thời tiết không phù hợp. B. vi khuẩn và virus. C. thức ăn không đảm bảo vệ sinh. D. chuồng trại không phù hợp. Câu 16. Biết được nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi sẽ giúp xác định được phương pháp A. phòng và trị bệnh phù hợp. B. nuôi dưỡng phù hợp. C. chăm sóc phù hợp. D. nâng cao năng suất chăn nuôi. Câu 17. Hoạt động nào trong chăn nuôi dưới đây có thể gây ô nhiễm môi trường? A. Xây hầm biogas để xử lí chất thải cho các trang trại chăn nuôi. B. Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ. C. Thu chất thải để ủ làm phân hữu cơ. D. Thả rông vật nuôi, nuôi vật nuôi dưới gầm nhà sàn. Câu 18. Cần cho vật nuôi non bú sữa đầu càng sớm càng tốt vì sữa đầu chứa A. nhiều calcium giúp cho cơ thể con chống lại bệnh tật. B. kháng sinh giúp cho cơ thể con chống lại bệnh tật. C. kháng thể giúp cho cơ thể con chống lại bệnh tật. D. vaccine giúp cho cơ thể con chống lại bệnh tật. Câu 19. Một trong những biện pháp chính để bảo vệ môi trường chăn nuôi là A. vệ sinh chuồng nuôi, đưa chất thải chăn nuôi xuống ao hoặc sông, hồ. B. vứt xác vật nuôi bị chết ra bãi rác. C. quy hoạch, đưa trại chăn nuôi ra xa khu dân cư. D. cho chó, mèo đi vệ sinh ở các bãi cỏ hoặc ven đường. Câu 20. Vật nuôi non có những đặc điểm nào sau đây? 1. Khả năng điều tiết thân nhiệt chưa tốt. 2. Ít bị tác động bởi sự thay đổi của nhiệt độ môi trường. 3. Chức năng hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện. 4. Chống chịu tốt trước các điều kiện bất lợi của môi trường. 5. Chức năng hệ hô hấp chưa hoàn thiện. 6. Chức năng hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. A. 1, 2, 4, 6. B. 1, 3, 5, 6. C. 2, 3, 5, 6. D. 3, 4, 5, 6. Câu 21. Đâu là định nghĩa đúng về “sữa đầu”? A. Sữa đầu là sữa chỉ được tiết ra khi con mẹ đã sinh con được 1 tuần và kéo dài trong khoảng 1 tuần tiếp theo. B. Sữa đầu là sữa được con mẹ tiết ra ngay sau khi sinh và kéo dài trong khoảng 1 tuần. C. Sữa đầu là sữa được con mẹ tiết ra ngay sau khi sinh và kéo dài khoảng 2 tuần. D. Sữa đầu là sữa do con mẹ tiết ra ngay sau khi sinh và kéo dài khoảng 3 tuần. Câu 22. Vai trò của vệ sinh trong chăn nuôi là A. phòng ngừa dịch bệnh xảy ra, nâng cao năng suất chăn nuôi. B. bảo vệ sức khỏe vật nuôi, nâng cao năng suất chăn nuôi. C. nâng cao năng suất chăn nuôi. D. phòng ngừa dịch bệnh xảy ra, bảo vệ sức khỏe vật nuôi, nâng cao năng suất chăn nuôi. Câu 23. Muốn chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản có kết quả tốt phải chú ý đến giai đoạn nào? A. Giai đoạn trước khi mang thai. Mã đề: CN703 Trang 3/3
- B. Giai đoạn mang thai. C. Giai đoạn sau khi mang thai. D. Giai đoạn mang thai, giai đoạn nuôi con. Câu 24. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi đực giống cần A. cho vật nuôi vận động. B. không tiêm vắc xin và vệ sinh phòng bệnh. C. chăm sóc ngoại hình và chất lượng lông mượt. D. cho ăn lượng thức nhiều và ít vận động. Câu 25. Để phù hợp với các ngành nghề trong chăn nuôi cần phải đảm bảo những yêu cầu gì? A. Phải có kiến thức, yêu động vật, cẩn thận, tỉ mỉ, khéo tay. B. Phải có kiến thức về xây dựng chuồng nuôi trong chăn nuôi. C. Biết cách chế biến thức ăn cho vật nuôi. D. Biết cách phòng bệnh cho vật nuôi. Câu 26. Kĩ thuật nuôi và chăm sóc vật nuôi cái sinh sản ở giai đoạn có chửa (mang thai) cần A. cho ăn vừa đủ để bào thai phát triển tốt, có khối lượng vừa phải, cho ra nhiều con non tốt. B. cho ăn nhiều để bào thai phát triển tốt, có khối lượng nhiều, cho ra nhiều con non. C. cho ăn thức ăn chất lượng thấp, giàu chất béo và chất xơ. D. cho ăn thức ăn chất lượng cao, giàu chất đạm. Câu 27. Trong các nhóm thức ăn sau đây, sử dụng nhóm thức ăn nào cho gà là đảm bảo đủ chất dinh dưỡng? A. Ngô, bột cá, rau xanh, khô dầu lạc, cám gạo. B. Gạo, thóc, ngô, khoai lang, bột cá. C. Rau muống, cơm nguội, ngô, thóc, rau bắp cải. D. Bột ngô, rau xanh, cám gạo, cơm nguội, khoai lang. Câu 28. Chuồng nuôi cho gà cần đảm bảo yếu tố gì? A. Càng kín càng tốt, ấm về mùa đông, mát về mùa hè. B. Có độ ẩm cao, ấm về mùa đông, mát về mùa hè. C. Có độ ẩm thấp, ấm về mùa đông, mát về mùa hè. D. Thông thoáng, cao ráo, ấm về mùa đông, mát về mùa hè. II. TỰ LUẬN: (3 điểm) Câu 1. (1 điểm) Em hãy đề xuất 2 biện pháp giúp phòng bệnh cho vật nuôi? Nêu mục đích của từng biện pháp đó. Câu 2. (2 điểm) Trình bày ưu điểm, nhược điểm của phương thức chăn nuôi nông hộ và phương thức chăn nuôi trang trại? Mã đề: CN703 Trang 3/3

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p |
438 |
18
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p |
319 |
8
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p |
315 |
6
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p |
331 |
6
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p |
325 |
5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p |
313 |
4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p |
329 |
4
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p |
310 |
4
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p |
320 |
4
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p |
323 |
3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p |
303 |
3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p |
332 |
3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p |
314 |
3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p |
327 |
3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p |
312 |
3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
67 p |
321 |
3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p |
337 |
2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p |
321 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
