intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ nông nghiệp lớp 12 năm 2024-2025 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ nông nghiệp lớp 12 năm 2024-2025 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ nông nghiệp lớp 12 năm 2024-2025 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

  1. Sở GD & ĐT Tỉnh Quảng Nam KIỂM TRA GIỮA KỲ II Trường PTDTNT THCS & THPT Nước Oa NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: CÔNG NGHỆ NN 12 -------------------- Thời gian làm bài: 45 (Đề thi có 03 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: .............................................................. Số báo danh: ........ Mã đề 102 Phần I. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn. ( 5 điểm) Câu 1. Công nghệ nuôi thuỷ sản tuần hoàn có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của tá nhân gây bệnh vào hệ thống nuôi vì những lí do sau đây: (1) Kiểm soát nguồn nước. (2) Hạn chế tiếp xúc với môi trường bên ngoài. (3) Kiểm soát môi trường nuôi. (4) Tăng cường ô nhiễm môi trường. (5) Theo dõi và giám sát sức khoẻ con nuôi. Số đáp án đúng là: A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 2. Vì sao bảo quản nhóm nguyên liệu cung cấp protein ở dạng bột sấy khô còn bảo quản nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng ở dạng hạt hoặc miếng khô? A. Dạng hạt và miếng dễ chế biến hơn. B. Dạng hạt và miếng dễ bảo quản hơn. C. Nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng dạng bột dễ hút ẩm hơn dạng hạt và miếng. D. Nguyên liệu cung cấp năng lượng dạng bột dễ bị mốc hơn dạng hạt và miếng. Câu 3. Nhóm thức ăn nào sau đây có vai trò gia tăng giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn thuỷ sản, giúp động vật thuỷ sản tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn? A. Thức ăn bổ sung. B. Thức ăn hỗn hợp. C. Thức ăn tươi sống. D. Nguyên liệu. Câu 4. Quy trình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP được tiến hành theo quy trình thể hiện ở các bước sau: 1. Chuẩn bị nơi nuôi. 2. Quản lí và chăm sóc. 3. Thu gom xử lí chất thải. 4. Lựa chọn và thả giống. 5. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gôc. 6. Kiểm tra nội bộ. 7. Thu hoạch Trật tự đúng của các bước trong quy trình là A. 1→2→4→3→7→6→5. B. 1→4→2→7→3→5→6. C. 1→4→2→5→6→7→3. D. 1→2→4→7→5→3→6. Câu 5. Giống thuỷ sản là A. loài động vật thuỷ sản dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm: bố mẹ, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống. B. loài động vật thuỷ sản, rong, tảo dùng để sản xuất giống không bao gồm ấu trùng và mảnh cơ thể. C. loài động vật thuỷ sản, rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm: bố mẹ, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống. D. loài thực vật như rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm: bố mẹ, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống. Câu 6. Khi nói về khâu lựa chọn và thả giống cá rô phi nuôi trong lồng, có các nhận định như sau: (1) Mật độ cá thả phụ thuộc vào kích cỡ cả và vị trí đặt lồng. (2) Tiến hành thả cá vào sáng sớm hoặc chiều mát để tránh hiện tượng cá bị sốc nhiệt 5-10 phút (3) Trước khi thả cá, cần tắm cả trong dung dịch nước muối đậm đặc khoảng (4) Nên thả cá từ từ cho cả làm quen với môi trường nước mới. Số nhận định đúng là: A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Mã đề 102 Trang 3/3
  2. Câu 7. Thức ăn hỗn hợp dành cho cá, tôm thường được chế biến dưới dạng : A. viên to và viên nhỏ. B. viên ngắn và viên dài. C. viên tròn, viên dẹt. D. viên nổi và viên chìm. Câu 8. Phương thức sinh sản của hầu hết các loài cá là A. cá đẻ con, thụ tinh trong. B. cá đẻ trứng, thụ tinh trong. C. cá đẻ con, thụ tinh ngoài. D. cá đẻ trứng, thụ tinh ngoài. Câu 9. Mật độ thả tôm giống từ 150 đến 250 con/m² là phù hợp với giai đoạn nào của kĩ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng? A. Giai đoạn 2. B. Giai đoạn 1. C. Giai đoạn 4. D. Giai đoạn 3. Câu 10. Hãy chọn đúng thứ tự các bước của quy trình kĩ thuật nuôi tôm giống? A. Chuẩn bị bể nuôi → Chăm sóc và quản lí → Lựa chọn, thả giống → Thu hoạch. B. Chuẩn bi bể nuôi → Lựa chọn, thả giống → Thu hoạch → Chăm sóc và quản lí. C. Lựa chọn, thả giống → Chuẩn bị bể nuôi → Thu hoạch → Chăm sóc và quản lí. D. Chuẩn bị bể nuôi → Lựa chọn, thả giống → Chăm sóc và quản lí → Thu hoạch. Câu 11. Công nghệ Biofloc là quá trình tự nitrate hoà trong ao nuôi thuỷ sản không cần thay nước. Ý nghĩa của công nghệ Biofloc trong nuôi trồng thuỷ sản như sau: (1) Cải thiện chất lượng nước. (2) Cung cấp thức ăn cho con giống nuôi. (3) Hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. (4) Tăng năng suất nuôi trồng. (5) Bảo vệ môi trường. Số đáp án đúng là: A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 12. Trong quy trình nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP, việc lựa chọn địa điểm nuôi phải đảm bảo yêu cầu nào sau đây? A. Nằm trong vùng quy hoạch nuôi thuỷ sản, có nguy cơ về mất an toàn vệ sinh thực phẩm. B. Nằm trong vùng phạm vi các khu vực bảo tồn quốc gia hoặc quốc tế. C. Nằm trong vùng quy hoạch nuôi thuỷ sản, không có nguy cơ về an toàn vệ sinh thực phẩm. D. Nằm trong vùng quy hoạch của khu bảo tồn đất ngập nước và khu bảo tồn biển. Câu 13. Phát biểu nào sau đây đúng về nhóm thức ăn hỗn hợp? A. Là nguồn cung cấp chất xơ cho động vật thuỷ sản. B. Làm gia tăng giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn thuỷ sản, giúp động vật thuỷ sản tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. C. Chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp với từng loài, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thuỷ sản. D. Giúp tăng khả năng kết dính, hấp phụ độc tố, kích thích tiêu hoá. Câu 14. Cách chế biến trong hình dưới đây là kiểu chế biến thức ăn thuỷ sản nào? A. Chế biến thức ăn bán công nghiệp. B. Chế biến thức ăn công nghiệp. C. Chế biến thực ăn bán thủ công. D. Chế biến thức ăn thủ công. Câu 15. Thành phần dinh dưỡng của hầu hết các nhóm thức ăn thủy sản là A. nước, protein, lipid, khoáng vi lượng. B. nước, protein, lipid, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Mã đề 102 Trang 3/3
  3. C. nước, carbohydrate, lipid, vitamin. D. nước, lipid, khoáng đa lượng. Câu 16. Chỉ thị phân tử được ứng dụng trong chọn giống thuỷ sản nhằm mục đích ? A. Loại bỏ các cá thể mang gene bệnh. B. Nâng cao chất lượng của giống thuỷ sản. C. Chọn các cá thể mang gene mong muốn. D. Chữa bệnh cho các giống thuỷ sản nhiễm bệnh. Câu 17. Nhận định nào sau đây đúng khi nói đến vai trò của giống thủy sản ? A. Quyết định khối lượng sản phẩm thuỷ sản. B. Quyết định chất lượng môi trường nuôi thủy sản. C. Quyết định số lượng sinh vật phù du trong nước. D. Quyết định chất lượng sản phẩm thuỷ nuôi trồng. Câu 18. Thức ăn tươi sống cần được bảo quản như thế nào? A. Bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thường. B. Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời. C. Bảo quản ở nhiệt độ cao. D. Bảo quản nhiệt độ thấp như kho lạnh, tủ lạnh,… Câu 19. Dựa vào đặc điểm dinh dưỡng và kích thước của cá có thể phân chia các giai đoạn ương nuôi cá giống gồm: A. cá bột  cá hương cá giống. B. cá hương  cá giống  cá bột. C. cá hương  cá bột  cá giống. D. cá bột  cá giống  cá hương. Câu 20. Trong kĩ thuật nuôi cá rô phi trong lồng, không nên đặt lồng nuôi cá ở vị trí nào sau đây? A. Sông. B. Hồ thuỷ điện. C. Bãi triều. D. Hồ chứa. PHẦN II: Câu hỏi đúng (đ), sai (s) ( 2 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng (Đ) hoặc sai (S) Câu 1: Trong một chuyến trãi nghiệm cơ sở sản xuất tôm giống ở Vĩnh Châu, sau khi tìm hiểu quy trình ương, nuôi tôm biển tại cơ sở, học sinh đã ghi chép, tổng hợp được một số thông tin sau: a) Bể ương ấu trùng tôm cần phải đặt nổi trong nhà để giảm thiểu tác động của môi trường . b) Khi tôm sú chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng PL12 có thể thu tôm để bán con giống. c) Khi thả tôm vào bể ương không cần phải tắm sát trùng cho tôm . d) Độ mặn phù hợp của nước nuôi tôm giống nước mặn trong bể nuôi dao động từ 28% - 30%. Câu 2: Một nhóm học sinh được đi thực tế ở trại ương cá giống ở địa phương, các học sinh có nhiệm vụ ghi chép lại thông tin và tổng hợp lại thành bản thu hoạch nhóm. Sau buổi thực tế, học sinh đã thu thập được một số thông tin về giai đoạn ương nuôi từ cá bột lên cá hương như sau: a) Cho cá giống ăn 2 lần/ngày ( sáng và chiều) b) Trong suốt quá trình ương nuôi cá giống chỉ sử dụng thức ăn công nghiệp. c) Mật độ thả cá từ 250 - 350 con/m2, nên thả cá vào sáng sớm hoặc chiều mát. d) Trước khi đưa nước vào ao cần tẩy trùng bằng vôi, phơi ao tối thiểu 1 tuần nhằm diệt trừ dịch hại. Phần III. (Tự luận) (3 điểm) Câu 1: Đặc điểm sinh sản của cá nước ngọt và cá nước mặn có gì giống nhau? (1.0 điểm) Câu 2: Vì sao nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP lại không gây ô nhiễm môi trường? (1.0 điểm) Câu 3: Các hộ gia đình nuôi thủy sản ở địa phương em thường nuôi những loài thủy sản nào?Những hộ đó thường áp dụng phương thức nuôi nào? (1.0 điểm) Mã đề 102 Trang 3/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1