intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ trồng trọt lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Hùng Vương, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ trồng trọt lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Hùng Vương, Quảng Nam" là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ trồng trọt lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Hùng Vương, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT 10 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi có 2 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 102 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (7 điểm). Hãy lựa chọn đáp án đúng nhất Câu 1. Chế phẩm virus trừ sâu là sản phẩm có chứa A. virus có khả năng gây bệnh cho sâu hại cây trồng. B. vi khuẩn có khả năng gây độc cho sâu hại cây trồng. C. nấm có khả năng gây độc cho sâu hại cây trồng. D. vi sinh vật có khả năng gây độc cho sâu hại cây trồng. Câu 2. Nói về ưu điểm của biện pháp hóa học phát biểu nào sau đây sai? A. Không gây ô nhiễm môi trường. B. Có thể ngăn chặn sâu, bệnh hại bùng phát. C. Hiệu quả nhanh. D. Dễ sử dụng. Câu 3. Sâu, bệnh hại cây trồng gây ra tác hại nào sau đây? A. Làm giảm đa dạng sinh học. B. Cây trồng sinh trưởng, phát triển kém; năng suất, chất lượng nông sản giảm, có thể không cho thu hoạch hoặc cây trồng bị chết. C. Giúp cây trồng tăng năng suất cao. D. Cây trồng sinh trưởng, phát triển giảm; năng suất, chất lượng nông sản có thể tăng hoặc giảm và luôn khiến cây trồng bị chết. Câu 4. Phòng trừ sâu, bệnh hại không có ý nghĩa nào sau đây? A. Bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người. B. Hạn chế ảnh hưởng xấu của sâu, bệnh với cây trồng. C. Giúp cải tạo đất. D. Bảo vệ cây trồng. Câu 5. Quy trình trồng trọt là A. biện pháp trồng cây con từ vườn ươm ra khu vực sản xuất. B. sử dụng các dụng cụ, máy móc phù hợp để thu hoạch sản phẩm. C. một chuỗi các công việc được tiến hành theo một trật tự xác định khi trồng trọt. D. sử dụng các dụng cụ, máy móc phù hợp để làm đất. Câu 6. Theo các bước cơ bản trong quy trình trồng trọt, bước nào sau đây được thực hiện thứ hai? A. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. B. Gieo hạt, trồng cây con. C. Làm đất, bón phân lót. D. Thu hoạch. Câu 7. Nội dung nào sau đây là nhược điểm của công nghệ bảo quản trong kho lạnh? A. Chi phí đầu tư ban đầu cao. B. Giảm chất lượng sản phẩm. C. Thời gian bảo quản ngắn. D. Khó thiết kế và áp dụng. Câu 8. Cây trồng (lúa) bị rầy nâu gây hại thường có biểu hiện nào sau đây? A. Lá lúa xuất hiện những đốm trắng, phiến lá bị ăn thủng, lá bị hại chỉ còn trơ lại gân lá. B. Cây bị khô héo và chết, hạt bị lép, lá lúa chuyển sang màu đỏ. C. Cây bị khô héo và chết, mật độ cao rầy hình thành đám “cháy rầy”. D. Lá lúa xuất hiện những vết trong, mờ, lá bị ăn thủng, xơ xác, chỉ còn trơ lại gân lá. Câu 9. Biện pháp nào sau đây không sử dụng để ngăn ngừa sâu, bệnh phát triển? A. Thay đổi cường độ chiếu sáng của mặt trời. B. Xử lý đất. C. Vệ sinh đồng ruộng. D. Xử lý hạt giống, chọn giống sạch. Câu 10. Chế phẩm virus trừ sâu được sản xuất trên cơ thể của đối tượng nào? A. Nấm phấn trắng. B. Vi khuẩn. C. Côn trùng. D. Sâu non. Câu 11. Nội dung nào sau đây sai khi nói về ưu điểm của việc bảo quản bằng công nghệ plasma lạnh? A. Giữ sản phẩm được nguyên vẹn. B. Không gây độc hại đối với người sử dụng. C. Làm thay đổi cấu trúc và thành phần bên trong của sản phẩm. D. Thời gian xử lí ngắn hơn so với phương pháp khử trùng bằng hoá chất và nhiệt. Mã đề 102 Trang 2/2
  2. Câu 12. Ý nào sau đây là một loại bệnh hại cây trồng? A. Ruồi đục quả gây thối quả. B. Ruộng lúa bị cháy rầy. C. Ngô bị sâu keo gây hại. D. Vàng lá greening. Câu 13. Đặc điểm gây hại chính của sâu keo mùa thu là A. sâu non tuổi nhỏ ăn gốc cây tạo ra vết sẹo ở gốc, sâu tuổi lớn ăn thủng lá. B. sâu trưởng thành ăn lá tạo các lỗ thủng lớn trên phiến lá, cắn gãy cờ, đục phá hại bắp ngô. C. sâu non tuổi nhỏ ăn rễ cây tạo những vết sẹo, sâu tuổi lớn ăn cuốn lá. D. sâu non ăn lá tạo các lỗ thủng lớn trên phiến lá, cắn gãy cờ, đục phá hại bắp ngô. Câu 14. Để phòng trừ bệnh vàng lá greening cần quản lí nguồn rầy chổng cánh, vì đây là A. tác nhân gây bệnh cho cây. B. côn trùng giúp bảo vệ cây không bị nhiễm bệnh. C. nguyên liệu sản xuất chế phẩm phòng bệnh D. vật trung gian truyền bệnh. Câu 15. Biện pháp canh tác có tác dụng ngăn ngừa là chính vì A. dùng sức người, máy móc, bẫy để ngăn chặn, loại bỏ sâu bệnh hại. B. dùng các hóa chất thân thiện với môi trường và con người. C. áp dụng các kĩ thuật trồng trọt như vệ sinh đồng ruộng, làm đất bón phân, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng,… nhằm loại bỏ mầm sâu bệnh, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh, tăng khả năng chống sâu bệnh. D. áp dụng các loại thuốc hóa học diệt trừ sâu bệnh, bón phân hóa học, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng,… nhằm loại bỏ mầm sâu bệnh, giúp cây trồng có khả năng chống sâu bệnh. Câu 16. Vệ sinh đồng ruộng, dùng túi bọc quả, thu nhặt và tiêu hủy quả rụng, dùng bẫy là biện pháp phòng trừ loại sâu hại nào sau đây? A. Ruồi đục quả. B. Sâu keo mùa thu. C. Sâu tơ hại rau. D. Rầy nâu hại lúa. Câu 17. Sâu bị nhiễm chế phẩm trừ sâu nào thì khi chết thân cứng lại, thường có màu hồng, vàng nhạt, xanh hoặc trắng? A. Chế phẩm virus trừ sâu. B. Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu. C. Chế phẩm nấm trừ sâu. D. Chế phẩm vi trùng. Câu 18. Loại bệnh nào chưa có thuốc đặc trị, khi bị bệnh cần cắt bỏ phần bị bệnh hoặc nhổ cây đem hủy, áp dụng biện pháp phòng trừ là chính? A. Bệnh đạo ôn hại lúa. B. Bệnh vàng lá greening. C. Bệnh héo xanh vi khuẩn. D. Bệnh thán thư. Câu 19. Nhộng được bọc trong lớp kén tơ mỏng màu trắng là đặc điểm giai đoạn nhộng của loài sâu hại nào sau đây? A. Sâu keo mùa thu. B. Sâu tơ hại rau. C. Rầy nâu hại lúa. D. Ruồi đục quả. Câu 20. Bệnh thán thư có đặc điểm nào sau đây? A. Cây bị bệnh cành và lá héo rũ, gốc xù xì. B. Trên lá có chấm nhỏ màu xanh lục, mờ, sau đó có hình thoi, màu nâu nhạt, có quầng màu vàng nhạt, giữa vết bệnh màu tro xám. C. Bệnh thường gây hại từ mép lá, lúc đầu vết bệnh là các đốm nhỏ, sau liên kết thành mảng lớn, xung quanh có đường viền màu nâu sẫm. D. Bệnh thường lốm đốm vàng xanh, gân lá sưng. Câu 21. Trong trồng trọt, biện pháp cơ giới hóa nào sau đây được sử dụng phổ biến? A. Cơ giới hóa trong làm đất. B. Cơ giới hóa trong chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. C. Cơ giới hóa trong gieo trồng. D. Cơ giới hóa trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt. PHẦN II:TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: (2 điểm) Phân biệt sâu hại và bệnh hại. Kể tên 4 loại bệnh hại mà em biết. Câu 2: (1 điểm) Có một số sản phẩm trồng trọt sau: rau xà lách, hạt đậu (đỗ) đen, quả táo, hoa tulip. Dựa vào kiến thức đã học về công nghệ cao trong bảo quản sản phẩm trồng trọt em hãy đề xuất biện pháp bảo quản phù hợp cho từng đối tượng trên. ------ HẾT ------ Mã đề 102 Trang 2/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2