Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ trồng trọt lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam
lượt xem 1
download
Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ trồng trọt lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ trồng trọt lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam
- SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT TÂY GIANG Năm học 2023 - 2024 MÔN: CÔNG NGHỆ TT. LỚP 10 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 3 trang) (Không kể thời gian giao đề) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề CN 102 Câu 1: Những đặc điểm gây hại nào sau đây là của sâu keo mùa thu? I. Sâu non ăn lá tạo bên các lỗ thủng lớn trên phiến lá. II. Sâu lớn tuổi ăn thủng lá làm giảm chất lượng rau. III. Cắn gãy cờ, đục, phá hại bắp ngô. IV. Chích hút nhựa cây làm cây khô héo và chết. A. II và III. B. I và IV. C. I và III. D. II và IV. Câu 2: Có mấy loại chế phẩm được sản xuất theo ứng dụng công nghệ vi sinh trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng? A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 3: Phòng trừ sâu, bệnh hại có ý nghĩa nào sau đây? A. Bảo vệ thế cân bằng hệ sinh thái. B. Tạo điều kiện cho sâu, bệnh phát triển. C. Phá vỡ thế cân bằng hệ sinh thái. D. Làm cây trồng bị chết. Câu 4: Nội dung nào nói về ý nghĩa của việc cơ giới hóa trong chăm sóc và phòng trừ trong trồng trọt? A. Giảm nguy hại trực tiếp cho sức khỏe; giảm chi phí nhân công. B. Rút ngắn thời gian làm đất, giải phóng sức lao động. C. Giúp thu hoạch nhanh hơn, giảm tổn thất trên đồng ruộng. D. Giảm tối đa lượng giống, cây con, đảm bảo mật độ, mùa vụ. Câu 5: Nội dung nào sau đây sai khi nói về ảnh hưởng của sâu, bệnh hại cây trồng? A. Gây suy thoái môi trường. B. Năng suất, chất lượng nông sản giảm. C. Giúp cây trồng tăng năng suất cao. D. Cây trồng sinh trưởng, phát triển kém. Câu 6: Sử dụng tất cả các chế phẩm vi sinh vật có an toàn hay không? A. Không, vì tiêu diệt được sâu hại nên có thể tiêu diệt được các loài khác. B. Không, vì chứa nhiều chất độc hại với con người và môi trường. C. Có, vì chỉ gây hại đối với sâu hại; an toàn cho con người và môi trường. D. Có, vì chứa nhiều vi sinh vật tiết ra độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Câu 7: Tác nhân gây hại của bệnh vàng lá greening là A. nấm Pyricularia oryzae. B. nấm Colletotrichum. C. vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus. D. vi khuẩn Xanthomonas oryzae. Câu 8: Sâu keo mùa thu thuộc A. họ Muội nâu, bộ Cánh đều. B. họ Ruồi đục quả, bộ Hai cánh. C. họ Ngài rau, bộ Cánh vảy. D. họ Ngài đêm, bộ Cánh vảy. Câu 9: Sâu tơ hại rau chỉ gây hại trên loài thực vật nào? A. Cây Ngô. B. Cây Lúa. C. Cây họ Cải. D. Cây ăn quả. Câu 10: Cơ giới hóa trong gieo trồng là Trang 1/3 - Mã đề CN 102
- A. Máy làm đất. B. Máy bay phun thuốc trừ sâu. C. Máy gieo hạt. D. Máy bón phân đĩa. Câu 11: Sâu bị nhiễm chế phẩm trừ sâu nào sau đây thì cơ thể sâu bị treo ngược trên cây? A. chế phẩm virus trừ sâu. B. chế phẩm nấm trừ sâu. C. chế phẩm vi khuẩn trừ sâu. D. chế phẩm sinh vât. Câu 12: Biện pháp nào sau đây là quan trọng nhất để phòng trừ rầy nâu hại lúa? A. Vệ sinh đồng ruộng. B. Sử dụng các chế phẩm sinh học C. Sử dụng giống kháng bệnh. D. Trồng xen canh. Câu 13: Cây trồng (rau) bị sâu tơ gây hại thường có biểu hiện nào sau đây? A. Lá rau xuất hiện những đốm trắng, phiến lá bị ăn thủng, rau bị hại chỉ còn trơ lại gân lá. B. Lá cây cháy, chết thành đám gọi là “cháy rầy”, năng suất và chất lượng giảm. C. Cây bị khô héo và chết, hạt bị lép, lá rau xuất hiện những vết đốm đỏ. D. Lá rau xuất hiện những vết trong, mờ, lá bị ăn thủng, rau bị hại xơ xác, chỉ còn trơ lại gân lá. Câu 14: Cho các bước sau: (1) Thu hoạch (2) Làm đất, bón phân lót (3) Chăm sóc, phòng trừ (4) Gieo hạt, trồng cây con Trình tự các bước đúng trong quy trình trồng trọt là A. (2) – (1) – (3) – (4). B. (1) – (2) – (3) – (4). C. (2) – (4) – (3) – (1). D. (1) – (2) – (4) – (3). Câu 15: Các biện pháp nào sau đây phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng an toàn cho con người và môi trường? 1. Biện pháp canh tác. 2. Biện pháp sinh học. 3. Biện pháp hóa học. 4. Biện pháp cơ giới, vật lí A. 1-3-4. B. 2-3-4. C. 1-2-4. D. 1-2-3. Câu 16: Biện pháp nào có nhược điểm mang tính ngăn ngừa là chính? A. Sinh học. B. Canh tác. C. Hóa học. D. Vật lí, cơ giới. Câu 17: Bắp cải bị thối nhũn do sinh vật nào gây ra? A. Vi khuẩn. B. Vi rus. C. Sâu đục thân. D. Nấm. Câu 18: Cho các loại máy móc sau: (1) Máy bón phân đĩa (2) Máy sạ lúa tự động (3) Hệ thống tưới nước tự động (4) Máy cày đất (5) Máy đánh đất (6) Máy bay phun thuốc trừ sâu (7) Máy gieo hạt (8) Máy cấy lúa Sử dụng máy móc trong làm đất, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch là A. làm đất (3), (6) ; gieo trồng (1), (4), (5) ; chăm sóc và thu hoạch (1), (7), (8). B. làm đất (4), (5) ; gieo trồng (1), (3), (6) ; chăm sóc và thu hoạch (2), (7), (8). C. làm đất (3), (6) ; gieo trồng (2), (7), (8) ; chăm sóc và thu hoạch (2), (4), (5). D. làm đất (4), (5) ; gieo trồng (2), (7), (8) ; chăm sóc và thu hoạch (1), (3), (6). Câu 19: Biện pháp gieo hạt thường áp dụng đối với những loại cây trồng nào? A. Cây ăn quả; cây lấy lá, cây lấy củ. B. Cây lấy hạt, một số loại rau. C. Cây thân gỗ, cây lâu năm. D. Cây lâm nghiệp, cây công nghiệp. Câu 20: Biện pháp nào sau đây là biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng? A. Bón phân cân đối. B. Dùng ong mắt đỏ. C. Sử dụng giống kháng bệnh. D. Cắt cành bị bệnh. Câu 21: Thế nào là sâu hại cây trồng? A. Là các loài vi rút gây hại đến chức năng sinh lí, cấu tạo mô của cây trồng. B. Là các loài vi khuẩn gây hại đến chức năng sinh lí, cấu tạo mô của cây trồng. C. Là các loài nấm gây hại đến chức năng sinh lí, cấu tạo mô của cây trồng. Trang 2/3 - Mã đề CN 102
- D. Là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ, Câu 22: Tác nhân gây hại của bệnh thán thư là gì? A. Vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus. B. Nấm Colletotrichum. C. Vi khuẩn Xanthomonas oryzae. D. Nấm Pyricularia oryzae. Câu 23: Để phòng trừ sâu tơ và sâu keo, biện pháp chung được sử dụng là A. xen canh với cây cà chua. B. xen canh với cây hành. C. luân canh với cây lúa nước. D. luân canh với cây họ đậu. Câu 24: Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu là A. chế phẩm có chứa vi sinh vật có khả năng gây độc cho sâu hại cây trồng. B. chế phẩm có chứa vi khuẩn có khả năng gây độc cho sâu hại cây trồng. C. chế phẩm có chứa nấm có khả năng gây độc cho sâu hại cây trồng. D. chế phẩm có chứa virus có khả năng gây độc cho sâu hại cây trồng. Câu 25: Công việc cụ thể của việc làm đất là A. cày, bừa, đập đất, lên luống, đào hố trồng cây. B. vệ sinh đồng ruộng, sử dụng giống chống bệnh, sử dụng thuốc phòng trừ. C. tưới nước, bón phân, tiêu nước, tạo tán, tỉa cành, dặm cây. D. sử dụng các dụng cụ, máy móc phù hợp với từng loại cây trồng. Câu 26: Sâu tơ hại rau có đặc điểm A. Cánh trước màu nâu, đầu rau màu vàng trên mỗi đốt có lông tơ. B. Cánh trước màu nâu, giữa lưng có gợn sóng trắng hoặc vàng; râu dài. C. Cánh trước màu đen, giữa lưng có một dải gợn sóng màu trắng, rau đầu dài. D. Cánh trước có màu xanh nhạt, đầu rau màu vàng trên mỗi đốt có lông tơ. Câu 27: Khác với quy trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn và chế phẩm nấm, ngoài bước nhân nuôi giống thuần chủng, quy trình sản xuất chế phẩm virus còn có thêm bước A. nghiền nát cơ chất. B. xử lí nhiệt. C. nhân nuôi vật chủ. D. phối trộn phụ gia. Câu 28: Để phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa cần A. quản lý nguồn rầy chổng cánh. B. ngâm nước trong ruộng. C. thoát nước nhanh sau khi mưa lớn. D. dự tính dự báo bệnh. Câu 29: Để giảm tối đa lượng giống, cây con và nâng cao năng suất trong trồng trọt, theo em cần áp dụng cơ giới hóa nào? A. Cơ giới hóa trong chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng. B. Cơ giới hóa trong làm đất. C. Cơ giới hóa trong gieo trồng. D. Cơ giới hóa trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt. Câu 30: Biện pháp nào có ưu điểm dễ sử dụng, hiệu quả nhanh khi phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng? A. Vật lí, cơ giới. B. Hóa học. C. Sinh học. D. Canh tác. ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề CN 102
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Bình Trung
7 p | 235 | 16
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 158 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 305 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 57 | 7
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 48 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 66 | 4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
32 p | 48 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký
4 p | 59 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 41 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 103 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 70 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 58 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 63 | 2
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
42 p | 33 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn