intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Mã đề 102)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Mã đề 102)" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Mã đề 102)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU ĐỀ KT GIỮA HK2 ­ NĂM HỌC 2022 ­ 2023 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN ĐỊA LÍ ­ LỚP 10  Thời gian làm bài : 45 phút; (Đề có 30 câu) (Đề có 3 trang) Mã đề 102 I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Ngô phân bố nhiều nhất ở miền A. nhiệt đới, hàn đới. B. cận nhiệt, ôn đới. C. nhiệt đới, cận nhiệt. D. ôn đới, hàn đới. Câu 2: Vai trò của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là A. khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên.  B. khai thác hiệu quả nguồn lực phát triển kinh tế. C. sản xuất khối lượng của cải vật chất rất lớn. D. thúc đẩy sự phát triển nhiều ngành kinh tế khác. Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của cây công nghiệp? A. Chỉ trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhất. B. Chủ yếu là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. C. Có những đòi hỏi đặc biệt về đặc điểm sinh thái. D. Trồng bất cứ đâu có dân cư và có đất trồng. Câu 4: Đối tượng của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là A. cây trồng và hàng tiêu dùng. B. cây trồng và vật nuôi. C. hàng tiêu dùng và vật nuôi. D. máy móc và cây trồng. Câu 5: Đặc điểm sinh thái của cây lúa mì là ưa khí hậu A. ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón.  B. nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu. C. nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước. D. nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa. Câu 6: Tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp  và thủy sản là A. đất đai, mặt nước. B. sinh vật, địa hình. C. địa hình, cây trồng.           D. nguồn nước, khí hậu. Câu 7: Vai trò quan trọng của rừng đối với môi trường là A. cung cấp các dược liệu chữa bệnh. B. nguồn gen rất quý giá của tự nhiện. C. điều hòa lượng nước trên mặt đất. D. cung cấp lâm sản phục vụ sản xuất. Câu 8: Vai trò nào sau đây không đúng hoàn toàn với ngành trồng trọt? A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. B. Cơ sở để công nghiệp hoá và hiện đại hoá kinh tế. Trang 1/4 ­ Mã đề 102
  2. C. Cơ sở để phát triển chăn nuôi và nguồn xuất khẩu. D. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Câu 9: Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có đặc điểm A. có tính chất tập trung cao độ. B. phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên. C. là ngành sản xuất phi vật chất. D. cung cấp tư liệu sản xuất cho nền kinh tế. Câu 10: Trâu được nuôi nhiều ở các nước thuộc A. châu Âu.  B. châu Á.        C. châu Mĩ. D. châu Phi.   Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của ngành chăn nuôi? A. thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa B. Cung cấp các mặt hàng xuất khẩu có giá trị. C. Cung cấp nguồn lương thực bổ dưỡng cho con người. D. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Câu 12: Vai trò của cây công nghiệp đối với đời sống nhân dân là A. khai thác hiệu quả các tài nguyên. B. thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế. C. làm thay đổi phân công lao động. D. tạo ra nhiều việc làm mới, tăng thu nhập. Câu 13: Phần lớn thức ăn của ngành chăn nuôi đều lấy từ nguồn nào sau đây? A. Tự nhiện. B. Thủy sản. C. Trồng trọt. D. Công nghiệp. Câu 14: Ngành trồng trọt có vai trò là A. cung cấp nguồn đạm động vật bổ dưỡng cho con người. B. cơ sở đảm bảo an ninh lương thực bền vững của quốc gia. C. tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị như tôm, cua, cá. D. nguồn cung cấp lâm sản phục vụ cho đời sống xã hội. Câu 15: Lúa gạo phân bố tập trung ở miền A. ôn đới.  B. hàn đới. C. cận nhiệt. D. nhiệt đới. Câu 16: Hoạt động nào sau đây ra đời sớm nhất trong lịch sử phát triển của xã hội người? A. Thủ công nghiệp. B. Nông nghiệp.           C. Thương mại. D. Công nghiệp.   Câu 17: Quá trình chuyển dịch từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang một  nền kinh tế dựa vào sản xuất công nghiệp gọi là A. công nghiệp hóa. B. cơ giới hóa. C. hóa học hóa.  D. hiện đại hóa. Câu 18: Ngành nông nghiệp, lâm, thủy sản có vai trò  A. cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. B. cung cấp tư liệu sản xuất cho các ngành kinh tế. C. cung cấp thiết bị, máy móc cho con người. D. vận chuyển người và hàng hóa. Câu 19: Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta là A. tăng cường hội nhập quốc tế.                       B. khai thác hiệu quả tài nguyên.                Trang 2/4 ­ Mã đề 102
  3. C. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. D. sử dụng hợp lí nguồn lao động. Câu 20: Cho bảng số liệu:  Sản lượng lương thực của thế giới, năm 2000 và 2019                                                                                                                (Đơn vị: Triệu tấn) Loại cây 2000 2019 Lúa gạo 598,7 755,5 Lúa mì 585,0 765,8 Ngô 592,0 1148,5 Cây lương thực khác 283,0 406,1    Theo bảng số liệu, để thể hiện qui mô và cơ cấu sản lượng lương thực trên thế giới năm  2000 và 2019, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Miền. B. Tròn.          C. Đường. D. Cột. Câu 21: Trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đất trồng, mặt nước được coi là A. tư liệu sản xuất. B. công cụ lao động. C. cơ sở vật chất. D. đối tượng lao động. Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng với các thay đổi của chăn nuôi trong nền nông  nghiệp hiện đại? A. Từ nửa chuồng trại, chuồng trại đến công nghiệp. B. Từ đa canh, độc canh tiến đến chuyên môn hóa. C. Từ lấy thịt, sữa, trứng đến lấy sức kéo, phân bón. D. Từ chăn thả sang nửa chuồng trại rồi chuồng trại. Câu 23: Trong giai đoạn hiện nay, cơ cấu ngành kinh tế của các nước đang phát triển trong đó   có Việt Nam đang chuyển dịch theo hướng A. tăng khu vực I, giảm khu vực II và III. B. giảm khu vực I, tăng khu vực II và III. C. tăng khu vực I và II, giảm khu vực III. D. giảm khu vực I và II, tăng khu vực III.  Câu 24: Nhân tố ảnh hưởng sâu sắc nhất đến tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp là A. địa hình. B. khí hậu. C. sinh vật. D. đất đai. Câu 25: Các loại cây nào sau đây trồng nhiều ở miền nhiệt đới? A. Củ cải đường, chè.  B. Mía, đậu tương. C. Chè, đậu tương. D. Đậu tương, củ cải đường. Câu 26: Đặc điểm sinh thái của cây lúa gạo là ưa khí hậu A. nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu. B. nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa.  C. nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước. D. ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón. Câu 27: Nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng, gồm A. trồng trọt, lâm nghiệp, thuỷ sản. B. trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản. Trang 3/4 ­ Mã đề 102
  4. C. nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp. D. chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản. Câu 28: Nước nào sau đây trồng nhiều lúa mì? A. LB Nga.           B. Thái Lan. C. Băng­la­đet.        D. In­đô­nê­xi­a. II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)      Câu 1. Trong các nhân tố ảnh hưởng, nhân tố nào có vai trò quyết định xu hướng phát triển  sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của mỗi lãnh thổ? Tại sao? (1,0 điểm)      Câu 2. Trình bày và giải thích sự phân bố một số vật nuôi chính trên thế giới. (2,0 điểm) ­­­­­­ HẾT ­­­­­­ Trang 4/4 ­ Mã đề 102
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2