intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến” bao gồm dạng bài trắc nghiệm và tự luận. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II, NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN Môn: ĐỊA LÍ 11 ( Đề có 03 trang ) Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề) Họ và tên: ......................................................Lớp: ................ Số báo danh: ................ Mã đề 003 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 ĐIỂM) Câu 1: Biện pháp quan trọng nhất giúp Liên bang Nga vượt qua khủng khoảng, dần ổn định và đi lên sau năm 2000 là A. xây dựng nền kinh tế thị trường. B. nâng cao đời sống cho nhân dân. C. cải thiện tốt hệ thống cơ sở hạ tầng. D. phát triển các ngành công nghệ cao. Câu 2: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giảm mạnh? A. Tỉ lệ xuất cư cao. B. Áp dụng triệt để chính sách dân số. C. Tỉ lệ kết hôn thấp. D. Tốc độ già hóa dân số rất nhanh. Câu 3: Đặc điểm chính của địa hình Trung Quốc là A. cao dần từ tây sang đông. B. thấp dần từ tây sang đông. C. cao dần từ bắc xuống nam. D. thấp dần từ bắc xuống nam. Câu 4: Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản là A. sản phẩm thô chưa qua chế biến. B. năng lượng và nguyên liệu. C. sản phẩm nông nghiệp. D. sản phẩm công nghiệp chế biến. Câu 5: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho Nhật Bản có lượng mưa trung bình năm lớn? A. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích. B. Có mạng lưới sông ngòi ngắn và dốc. C. Vị trí nằm gần “vành đai lửa Thái Bình Dương”. D. Có vùng biển rộng, gió mùa, dòng biển nóng. Câu 6: Cho biểu đồ sau: TỔNG GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA HOA KÌ, TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM (Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản qua các năm? A. Trung Quốc giảm liên tục. B. Nhật Bản giảm không liên tục. C. Trung Quốc tăng không liên tục. D. Hoa Kì tăng không liên tục. Câu 7: Khó khăn chủ yếu về tự nhiên của Liên bang Nga đối với sự phát triển kinh tế là A. địa hình núi cao, bị chia cắt mạnh. B. tài nguyên khoáng sản bị cạn kiệt. C. nhiều vùng rộng khí hậu băng giá. D. diện tích rừng lá kim bị suy giảm. Câu 8: Những năm 1973 - 1974 tốc độ tăng trưởng của kinh tế Nhật Bản giảm sút mạnh là do A. thiên tai động đất, sóng thần nhiều. B. sức mua thị trường trong nước yếu. C. khủng hoảng tài chính trên thế giới. D. khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới. Trang 1/3 - Mã đề 003
  2. Câu 9: Cho bảng số liệu: TỔNG SỐ DÂN VÀ SỐ DÂN THÀNH THỊ CỦA NHẬT BẢN NĂM 2019 Số dân (nghìn người) Số dân thành thị (nghìn người) 126 200 115 600 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Theo bảng số liệu, tỉ lệ dân thành thị của Nhật Bản năm 2019 là A. 91,7%. B. 91,6%. C. 81,6%. D. 81,8%. Câu 10: Nguồn lao động của Nhật Bản hiện nay có đặc điểm nào sau đây? A. Trình độ lao động còn thấp. B. Lao động trẻ chiếm chủ yếu. C. Tinh thần tự giác chưa cao. D. Lao động cần cù và tích cực. Câu 11: Dân số Nhật Bản không có đặc điểm nào sau đây? A. Dân cư tập trung ở các thành phố ven biển. B. Tỉ lệ người già ngày càng cao. C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp. D. Quy mô dân số ngày càng tăng nhanh. Câu 12: Miền Đông Trung Quốc thuộc kiểu khí hậu A. cận nhiệt đới và ôn đới gió mùa. B. cận nhiệt đới và ôn đới lục địa. C. ôn đới lục địa và ôn đới gió mùa. D. nhiệt đới và xích đạo gió mùa. Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng với phần phía Tây của Liên bang Nga? A. Có nguồn khoáng sản và lâm sản lớn. B. Có trữ năng thủy điện lớn. C. Đại bộ phận là đồng bằng và vùng trũng. D. Phần lớn là núi và cao nguyên. Câu 14: Sông ngòi Nhật Bản có đặc điểm nào sau đây? A. Các sông không có giá trị thủy điện. B. Có nhiều sông lớn bồi tụ những đồng bằng lớn. C. Chủ yếu là các sông nhỏ, ngắn, dốc. D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố đều. Câu 15: Ngành công nghiệp được coi là ngành mũi nhọn của Nhật Bản là A. tàu biển. B. chế tạo xe máy. C. sản xuất điện tử. D. xây dựng. Câu 16: Vùng Trung tâm đất đen có đặc điểm nổi bật là A. tập trung nhiều ngành công nghiệp, sản lượng lương thực lớn. B. phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản. C. công nghiệp khai thác kim loại màu, luyện kim, cơ khí phát triển. D. có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi phát triển nông nghiệp. Câu 17: Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm miền Đông Trung Quốc? A. Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa. B. Dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú. C. Nghèo khoáng sản, chỉ có than đá là đáng kể. D. Phía bắc miền đông có khí hậu ôn đới gió mùa. Câu 18: Mùa đông ở phần lãnh thổ phía Bắc Nhật Bản có đặc điểm A. kéo dài, lạnh và có tuyết. B. kéo dài, lạnh, mưa dào. C. ngắn, lạnh và có tuyết. D. kéo dài nhưng không lạnh lắm. Câu 19: Thuận lợi chủ yếu về tự nhiên đối với phát triển giao thông đường biển ở Nhật Bản là A. đường bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh. B. nhiều đảo, khí hậu phân hóa đa dạng. C. lãnh thổ rộng, trải dài qua nhiều vĩ độ. D. biển rộng, không đóng băng quanh năm. Câu 20: Các đồng bằng ở miền Đông Trung Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là A. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung. D. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung. Câu 21: Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông vì miền này A. là nơi sinh sống lâu đời của nhiều dân tộc. B. không có lũ lụt hàng năm, khí hậu ôn hòa. C. ít thiên tai, thích hợp cho định cư lâu dài. D. có kinh tế phát triển, rất giàu tài nguyên. Trang 2/3 - Mã đề 003
  3. Câu 22: Khí hậu Nhật Bản phân hóa thành khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới chủ yếu do A. Nhật Bản là một quần đảo ở Đông Á. B. lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc - Nam. C. Nhật Bản nằm trong khu vực gió mùa. D. lãnh thổ trải dài theo chiều Đông - Tây. Câu 23: Thời kì khó khăn, biến động nhất của Liên Bang Nga là A. thập niên 80 của thế kỉ XX. B. thập niên 70 của thế kỉ XX. C. thập niên 90 của thế kỉ XX. D. thập niên 60 của thế kỉ XX. Câu 24: Cho bảng số liệu: CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA TRUNG QUỐC QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %) Năm 2000 2010 2020 Xuất khẩu 53,1 53,7 53,6 Nhập Khẩu 46,9 46,3 46,4 (Nguồn: WB 2022) Để thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2000 - 2020, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Miền. B. Tròn. C. Đường. D. Cột. Câu 25: Cho bảng số liệu: XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2018 Quốc gia Ai-cập Ác-hen-ti-na Liên bang Hoa Kì Nga Xuất khẩu (tỷ đô la Mỹ) 47,4 74,2 509,6 2510,3 Nhập khẩu (tỷ đô la Mỹ) 73,7 85,4 344,3 3148,5 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Theo bảng số liệu, quốc gia nào sau đây xuất siêu vào năm 2018? A. Liên bang Nga. B. Ác-hen-ti-na. C. Ai-cập. D. Hoa Kì. Câu 26: Miền Tây Trung Quốc là nơi có A. hạ lưu các con sông lớn. B. nhiều đồng bằng châu thổ. C. nhiều hoang mạc rộng lớn. D. khí hậu ôn đới hải dương. Câu 27: Nguyên nhân nào sau đây là cơ bản nhất khiến miền Tây Bắc của Trung Quốc hình thành nhiều hoang mạc và bán hoang mạc? A. Nằm sâu trong lục địa, khí hậu khắc nghiệt. B. Nằm gần xích đạo, khí hậu khô khan. C. Nằm trong vùng cận cực, khí hậu khắc nghiệt. D. Chịu tác động của dòng biển lạnh. Câu 28: Dân số Liên bang Nga gây khó khăn nào sau đây cho phát triển kinh tế? A. Dân số già, gia tăng dân số rất thấp. B. Dân số trẻ, phân bố rất không đều. C. Dân đông, trình độ dân trí thấp. D. Dân số tăng nhanh, mật độ cao. II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM) Câu 1 (2,0 điểm): Cho bảng số liệu: GDP CỦA LIÊN BANG NGA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Tỉ USD) Năm 2010 2015 2017 Tổng GDP 1 524,9 1 326,0 1 579,0 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) a. Vẽ biểu đồ thể hiện GDP của Liên bang Nga qua các năm 2010, 2015, 2017. b. Nhận xét về GDP của Liên bang Nga qua các năm 2010, 2015, 2017. Câu 2 (1,0 điểm): Tại sao Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao? --------- HẾT --------- (Học sinh không được sử dụng tài liệu) Trang 3/3 - Mã đề 003
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2