intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bố Hạ, Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bố Hạ, Bắc Giang” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bố Hạ, Bắc Giang

  1. TRƯỜNG THPT BỐ HẠ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 TỔ SỬ - ĐỊA - GDCD MÔN: ĐỊA LÍ 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Lớp: ....... Mã đề 101 Câu 1. Vùng có số lượng khu công nghiệp nhiều nhất ở nước ta là A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Bắc Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 2. Mỏ than lớn nhất ở Trung du miền núi Bắc Bộ ở tỉnh nào sau đây? A. Quảng Ninh. B. Lào Cai. C. Thái Nguyên. D. Lạng Sơn. Câu 3. Việc phân chia các trung tâm công nghiệp ở nước ta thành trung tâm rất lớn, trung tâm lớn, trung tâm trung bình, trung tâm nhỏ là dựa vào A. giá trị sản xuất. B. vai trò. C. diện tích. D. vị trí địa lí. Câu 4. Ở nước ta, ngành công nghiệp nào sau đây cần ưu tiên đi trước một bước? A. Chế biến nông - lâm - thuỷ sản. B. Chế biến dầu khí. C. Sản xuất hàng tiêu dùng. D. Điện lực. Câu 5. Trong cơ cấu sản lượng điện của nước ta hiện nay, tỉ trọng lớn nhất thuộc về A. thuỷ điện, điện nguyên tử. B. nhiệt điện, điện gió. C. nhiệt điện, thuỷ điện. D. thuỷ điện, điện gió. Câu 6. Ý nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp trọng điểm? A. Hiệu quả kinh tế cao. B. Có thế mạnh lâu dài. C. Sử dụng rất ít lao động trình độ cao. D. Tác động mạnh mẽ đến ngành khác. Câu 7. Đâu không phải là biện pháp trực tiếp để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay? A. Đa dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp, hạ giá thành sản phẩm. B. Nâng cao chất lượng lao động, mở rộng thị trường tiêu thụ. C. Ưu tiên các ngành công nghiệp trọng điểm, tăng vốn đầu tư. D. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ. Câu 8. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu không phát triển ở phía Bắc vì A. gây ô nhiễm môi trường. B. vốn đầu tư xây dựng lớn. C. xa nguồn nguyên liệu dầu - khí. D. nhu cầu về điện không nhiều. Câu 9. Nhà máy thuỷ điện có công suất lớn nhất nước ta hiện nay là A. Yaly. B. Trị An. C. Sơn La. D. Hoà Bình. Câu 10. Quốc lộ 1 không đi qua vùng kinh tế nào sau đây? A. Bắc Trung Bộ. B. Tây Nguyên. C. Duyên Hải Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 11. Nhiều nhà máy thuỷ điện được xây dựng ở nước ta vì A. tiềm năng thuỷ điện rất lớn. B. giá thành xây dựng thấp. C. không tác động tới môi trường. D. trình độ khoa học - kĩ thuật cao. Câu 12. Tuyến vận tải đường sắt quan trọng nhất nước ta là A. Hà Nội - Hải Phòng. B. Hà Nội - Lào Cai. C. Hà Nội - Đồng Đăng. D. đường sắt Thống Nhất. Câu 13. Tiềm năng thuỷ điện lớn nhất của nước ta tập trung trên hệ thống sông A. Sông Hồng. B. Sông Mã. C. Sông Đồng Nai. D. Sông Thái Bình. Câu 14. Quốc lộ 1 bắt đầu từ cửa khẩu nào sau đây? A. Lào Cai. B. Tân Thanh. C. Hữu Nghị. D. Móng Cái. Câu 15. Loại hình dịch vụ nào sau đây không phải mới ra đời ở nước ta? A. Tư vấn đầu tư. B. Chuyển giao công nghệ. C. Viễn thông. D. Vận tải đường bộ. Câu 16. Vùng nào sau đây dẫn đầu cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp? A. Đông Nam Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng D. Đồng bằng sông Cửu Long. Mã đề 101 Trang 3/4
  2. Câu 17. Các địa điểm có khí hậu mát mẻ quanh năm và có giá trị nghỉ dưỡng cao ở nước ta là A. Mai Châu và Điện Biên. B. Phanxipăng và Điện Biên. C. Phan xipăng và Sa pa. D. Đà Lạt và Sa Pa. Câu 18. Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, vai trò của thành phần kinh tế nào sau đây phát triển nhanh nhất? A. Kinh tế tập thể. B. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. C. Kinh tế tư nhân. D. Kinh tế cá thể Câu 19. Cho biểu đồ về sử dụng đất ở Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2018: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Quy mô diện tích các loại đất. B. Quy mô và cơ cấu sử dụng đất. C. Sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất. D. Tốc độ tăng trưởng các loại đất. Câu 20. Kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng nhanh không phải do A. sự phục hồi và phát triển của sản xuất. B. người dân chỉ dùng hàng nhập ngoại. C. đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. D. nhu cầu tiêu dùng tăng. Câu 21. Số lượt khách du lịch nội địa trong các năm qua tăng nhanh do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Cơ sở vật chất được tăng cường. B. Sản phẩm du lịc này càn đa dạng. C. Chất lượng phục vụ tốt hơn. D. Mức sống nhân dân được nâng cao. Câu 22. Hoạt động du lịch biển của trung tâm du lịch Vũng Tàu diễn ra quanh năm chủ yếu do A. khí hậu nóng quanh năm. B. an ninh, chính trị tốt. C. nhiều cơ sở lưu trú tốt. D. hoạt động du lịch đa dạng. Câu 23. Tài nguyên du lịch nhân văn không có loại nào sau đây? A. Bãi biển. B. Làng nghề. C. Di tích lịch sử. D. Lễ hội. Câu 24. Nhân tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự đa dạng loại hình du lịch ở nước ta hiện nay? A. Tài nguyên du lịch và nhu cầu của du khách trong, ngoài nước. B. Lao động làm du lịch và cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng. C. Định hướng ưu tiên phát triển du lịch và các nguồn vốn đầu tư. D. Nhu cầu của du khách trong, ngoài nước và điều kiện phục vụ. Câu 25. Sự phân hóa lãnh thổ du lịch nước ta phụ thuộc chủ yếu vào các nhân tố nào sau đây ? A. Vị trí địa lí và tài nguyên du lịch. B. Số lượng du khách đến tham quan. C. Chất lượng đội ngũ trong ngành. D. Tiềm năng du lịch ở các vùng xa. Câu 26. Trong những năm gần đây, tỉ trọng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Bắc Mĩ tăng mạnh chủ yếu là do A. có thị trường tiêu thụ rộng lớn và dễ tính. B. số lượng và chất lượng hàng hóa ngày càng tăng. C. nước ta đã bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì. D. nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO. Câu 27. Đồng bằng sông Hồng tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống là do A. lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. B. vị trí tiếp xúc các luồng di cư lớn. C. nền kinh tế-xã hội phát triển nhanh. D. thành phần dân cư, dân tộc đa dạng. Mã đề 101 Trang 3/4
  3. Câu 28. Cho biểu đồ về xuất nhập khẩu của Lào, Việt Nam và Xin-ga-po, giai đoạn 2010 - 2016: (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018) Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh về tốc độ tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu của các nước, giai đoạn 2010 - 2016? A. Xin-ga-po tăng liên tục. B. Lào luôn tăng nhanh nhất. C. Viết Nam xu hướng giảm. D. Việt Nam tăng liên tục. Câu 29. Kim ngạch nhập khẩu của nước ta những năm gần đây tăng nhanh do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Sự phục hồi của sản xuất và tiêu dùng. B. Dân cư có thói quen dụng hàng ngoại. C. Kinh tế phát triển chậm chưa đáp ứng được nhu cầu. D. Dân số đông, nhu cầu cao, sản xuất chưa phát triển. Câu 30. Cho bảng số liệu: GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á, GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 (Đơn vị: USD) Năm 2010 2013 2015 2019 Quốc gia Bru-nây 35 268 44 597 30 968 31 087 Cam-pu-chia 786 1 028 1 163 1 643 Xin-ga-po 46 570 56 029 53 630 65 233 Thái Lan 5 075 6 171 5 815 7 808 (Nguồn: Niên giám thống kê nước ngoài 2019, NXB Thống kê 2020) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về GDP bình quân đầu người của một số nước Đông Nam Á, giai đoạn 2010 - 2019? A. Thái Lan ở mức trung bình và tăng liên tục. B. Xin-ga-po ở mức cao và tăng không liên tục. C. Cam-pu-chia ở mức thấp và tăng không liên tục. D. Bru-nây ở mức cao và liên tục giảm. Câu 31. Thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay là A. các nước châu Âu. B. các nước Đông Âu. C. khu vực châu Á - Thái Bình Dương. D. các nước châu Mĩ và châu Đại dương. Câu 32. Sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào sự phân bố của A. dân cư. B. trung tâm du lịch. C. tài nguyên du lịch. D. các ngành sản xuất. Câu 33. Cho bảng số liệu: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2005 – 2018 (Đơn vị: nghìn tỉ đồng) Năm Tổng số Nông lâm - ngư nghiệp Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ 2000 441.6 108.4 162.2 171 2005 914.0 176.0 348.5 389.5 2010 2157.8 396.6 693.4 1067.8 2015 4192.9 712.5 1665.9 1814.5 2018 5542.3 813.7 2278.9 2449.7 Mã đề 101 Trang 3/4
  4. (Nguồn: https://www.gso.gov.vn) Theo bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 2000 -2018, những dạng biểu đồ nào sau đây có thể thể hiện được? A. Biểu đồ kết hợp, đường, cột B. Biểu đồ miền, cột, tròn. C. Biểu đồ miền, tròn D. Biểu đồ tròn, miền, đường Câu 34. Việc làm trở thành một trong những vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Lao động dồi dào, tập trung chủ yếu ở ngành công nghiệp. B. Đông dân, lao động dồi dào và sự phân bố không đều. C. Lao động dồi dào và lao động có nhiều kinh nghiệm. D. Đông dân, lao động dồi dào, kinh tế chậm chuyển dịch. Câu 35. Yếu tố nào sau đây là chủ yếu làm cho chăn nuôi bò sữa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gần đây được phát triển? A. Nhiều giống mới năng suất cao, cơ sở hạ tầng phát triển. B. Cơ sở hạ tầng phát triển, nguồn thức ăn được đảm bảo. C. Nguồn thức ăn được đảm bảo, nhu cầu thị trường tăng. D. Nhu cầu thị trường tăng, nhiều giống mới năng suất cao. Câu 36. Ý nghĩa lớn nhất của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. B. thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển. C. đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn. D. nâng cao đời sống cho người dân tại chỗ. Câu 37. Phát biểu nào sau đây thể hiện ý nghĩa về kinh tế của việc khai thác các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. B. Tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập. C. Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. D. Bảo vệ an ninh quốc phòng biên giới. Câu 38. Việc phát triển các ngành dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây? A. Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế. B. Phát huy các thế mạnh về tự nhiên. C. Đảm bảo sự phát triển bền vững. D. Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Câu 39. Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là A. xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh. B. phát triển các mô hình kinh tế trang trại với quy mô ngày càng lớn. C. nâng cao chất lượng đội ngũ lao động và thành lập các nông trường. D. thay đổi giống cây mới, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng. Câu 40. Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gặp khó khăn chủ yếu nào sau đây? A. Nạn du canh, du cư còn xảy ra ở một số nơi. B. Trình độ thâm canh còn thấp, đầu tư vật tư ít. C. Mật độ dân số thấp, phong tục cũ còn nhiều. D. Công nghiệp chế biến nông sản còn hạn chế. -------------- HẾT -------------- Mã đề 101 Trang 3/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0