intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Thị Xã Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Thị Xã Quảng Trị" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Thị Xã Quảng Trị

  1. SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ Môn: GDCD LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề Đề KT chính thức (Đề có 4 trang) Mã đề: 004 Họ và tên học sinh:…………………..………..…………….………. Lớp:………… PHẦN TNKQ (7đ) Câu 1. Quyền nào dưới đây không phải là quyền tự do cơ bản của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận của công dân. B. Quyền bầu cử và ứng cử của công dân. C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. D. Quyền bất khả xâm phạm tính mạng, sức khỏe của công dân. Câu 2. Quyền nào dưới đây thuộc quyền tự do cơ bản của công dân? A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hôi. B. Quyền bầu cử ứng cử của công dân. C. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân. D. Quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Câu 3. Những hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại cho người khác là hành vi A. vi phạm quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe. B. vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân. C. vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. D. vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. Câu 4. Công dân kiến nghị với đại biểu quốc hội là nội dung của quyền nào dưới đây? A. Chính trị. C. Được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. B. Tự do ngôn luận. D. Bất khả xâm phạm về thân thể. Câu 5. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác, đe dọa giết người, làm chết người là nội dung của quyền nào dưới đây? A. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân. B. Quyền bất khả xâm phạm về tự do ngôn luận của công dân. C. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân. Câu 6. Để bắt người đúng pháp luật, ngoài thẩm quyền cần tuân thủ quy định nào khác của pháp luật? A. Đúng công đoạn. C. Đúng giai đoạn. B. Đúng trình tự, thủ tục. D. Đúng thời điểm. Câu 7. Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền A. tự do về thân thể của công dân. B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân. D. bất khả xâm phạm về danh dự Câu 8. Cơ quan nào dưới đây không có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam? A. Ủy ban nhân dân. C. Tòa án nhân dân các cấp. B. Viện kiểm sát nhân dân các cấp. D. Cơ quan điều tra các cấp. Câu 9. Việc làm nào dưới đây là xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác? A. Xin lỗi bạn khi có lỗi.
  2. B. Trêu chọc bạn trong lớp. C. Cha mẹ phê bình con khi mắc lỗi. D. Chê bai người khác trên facebook. Câu 10. Chỉ được khám xét nhà ở của công dân trong các trường hợp nào dưới đây? A. Bắt người không có lí do. B. Nghi ngờ người đó lấy trộm đồ của mình. C. Cần bắt người bị truy nã đang lẩn trốn ở đó. D. Vào nhà lấy lại đồ đã cho người khác mượn khi người đó đi vắng. Câu 11. Trong dịp đại biểu Quốc hội tiếp xúc với cử tri, nhân dân thôn H đã nêu một số kiến nghị với đại biểu về xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc nhân dân đề xuất kiến nghị là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền dân chủ trong xã hội. B. Quyền tố cáo của công dân. C. Quyền tham gia phát triển kinh tế - xã hội. D. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Câu 12. Trong mọi trường hợp, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý là nội dung của quyền A. bất khả xâm phạm về chỗ ở. B. bất khả xâm phạm đến tính mạng. C. bất khả xâm phạm đến sức khỏe. D. bất khả xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự. Câu 13. Pháp luật quy định chủ thể nào dưới đây có quyền tố cáo? A.Các cán bộ có thẩm quyền. C. Cá nhân và tổ chức. B. Chỉ công dân. D. Chỉ các tổ chức. Câu 14. Việc khám xét chỗ ở, địa điểm của người nào đó được cơ quan có thẩm quyền tiến hành khi nào? A. Chỉ người bị truy nã. B. Người đang phạm tội quả tang. C. Chỉ người phạm tội đang lẩn trốn ở đó. D. Người bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẩn trốn ở đó. Câu 15. Nếu người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại thì họ có quyền nào dưới đây? A. Rút đơn khiếu nại. B. Tiếp tục gửi đơn yêu cầu người giải quyết khiếu nại giải quyết lại. C. Gửi đơn yêu cầu người giải quyết khiếu nại hủy quyết định giải quyết lần đầu. D.Tiếp tục khiếu nại lên người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của cơ quan đã bị khiếu nại lần đầu. Câu 16. Để thực hiện các quyền tự do cơ bản, công dân cần tránh việc làm nào dưới đây? A. Tìm hiểu các quyền tự do cơ bản của mình. B. Không ngừng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. C. Tích cực giúp đỡ các bộ nhà nước thi hành pháp luật. D. Không tố cáo những việc làm trái pháp luật của người khác. Câu 17. Giải quyết khiếu nại là việc A. xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết. C. chấp nhận yêu cầu khiếu nại. B. điều chỉnh theo đề nghị trong đơn khiếu nại. D. phê chuẩn yêu cầu khiếu nại. Câu 18. Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại là người giải quyết A. khiếu nại. B. tố cáo. C. việc làm. D. rắc rối. Câu 19. Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong
  3. Hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện hình thức dân chủ nào dưới đây? A. Tập trung. C. Nguyên tắc. B. Gián tiếp. D. Trực tiếp. Câu 20. Thực hiện đúng quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội có ý nghĩa như thế nào đối với việc nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ máy Nhà nước? A. Là cơ sở pháp lệnh quan trọng. C. Là cơ sở pháp luật không thể thiếu B. Là cơ sở pháp luật quan trọng. D. Là cơ sở pháp lý quan trọng. Câu 21. Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức là A. mục đích của khiếu nại. B. nguyên tắc của khiếu nại. C. trách nhiệm của người tố cáo. D. quyền và nghĩa vụ của người tố cáo. Câu 22. Bắt người khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc A. bắt người đang bị truy nã. B. bắt người phạm tội quả tang. C. bắt người trong trường hợp khẩn cấp. D. bắt người trong trường hợp không khẩn cấp. Câu 23. Tham gia quản lí Nhà nước và xã hội của công dân là cơ sở pháp lí quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của A. cơ quan. B. tập thể. C. xã hội. D. nhà nước. Câu 24. Phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân là A. mục đích của tố cáo C. trách nhiệm của người tố cáo B. nguyên tắc của tố cáo D. quyền và nghĩa vụ của người tố cáo. Câu 25. Người khiếu nại có các quyền và nghĩa vụ do luật nào quy định? A. Luật Khiếu nại. C. Luật Hành chính. B. Luật báo chí. D. Luật tố cáo. Câu 26. H và C phát hiện một nhóm thanh niên nam, nữ tiêm chích ma túy tại một nơi gần trường học và đi trình báo với cơ quan công an gần nhất là việc thực hiện A.quyền tố cáo. C. quyền tự do ngôn luận của công dân B. quyền khiếu nại. D. quyền tự do của công dân. Câu 27. Biểu hiện nào dưới đây là nội dung của nguyên tắc bầu cử phổ thông? A. Bầu cử qua tin nhắn điện thoại. B. Nếu không viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ. C.Việc bầu người trong lá phiếu được đảm bảo bí mật. D. Mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên được bầu cử. Câu 28. Dù cố ý hay vô ý, việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác là A. vi phạm pháp luật. C. không vi phạm. B. điều bình thường. D. việc được phép. PHẦN II. TỰ LUẬN (3điểm) Tình huống: Một cán bộ xã nghi 1 học sinh lớp 8 lấy cắp xe đạp của con mình nên đã bắt em về trụ sở xã, nhốt vào phòng làm việc cả ngày và mắng nhiếc, dọa dẫm ép em phải nhận tội. Thực ra chiếc xe đạp đó đã bị 1 bạn khác trong lớp mượn mà không hỏi. Cuối ngày, sau khi chiếc xe đã được trả lại ông cán bộ xã mới thả cho em học sinh đó về trong trạng thái tinh thần hoảng loạn. M ẹ của học sinh đó do bị cán bộ xã khống chế dọa nạt nên không dám nói năng gì.
  4. a. Trong trường hợp này, hành vi bắt người giam giữ của ông cán bộ xã đúng hay sai? Vì sao?(2đ) b. Em và các bạn có thể làm gì để giúp bạn học sinh trong trường hợp này lấy lại công bằng(1đ) -----------------HẾT--------------------- Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên không giải thích gì thêm.
  5. MÃ 004 1B 2D 3D 4B 5D 6B 7C 8A 9D 10C 11D 12A 13B 14D 15D 16D 17A 18A 19D 20D 21A 22C 23D 24A 25A 26A 27D 28A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2