intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Lê Lợi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Lê Lợi”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Lê Lợi

  1. PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG TH-THCS LÊ LỢI NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Giáo dục công dân - Lớp: 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Đề gồm 18 câu, 02 trang Họ và tên:…………………………………………………Lớp:………………. Điểm Lời phê của thầy cô giáo Mã đề: GDCD604 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 12. Câu 1. Hậu quả có thể xảy ra do các tình huống nguy hiểm mà thiên nhiên gây ra là gì? A. Gây ra những buồn bực cho cá nhân và cộng đồng. B. Tổn hại về sức khỏe, tinh thần, vật chất. C. Làm mất tình cảm giữa con người với con người. D. Gây mất đoàn kết và ảo giác ở con người Câu 2. Hành vi nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm? A. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp. B. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi. C. Tiết kiệm tiền để mua sách. D. Giành tất cả thời gian để chơi game. Câu 3. Tình huống nào là tình huống nguy hiểm từ con người gây ra? A. Tự ý cưa, tháo gỡ bom mìn còn sót lại trong chiến tranh. B. Thủy triều dâng. C. Mưa lớn kéo dài gây lũ lụt D. Bão đổ bộ vào đất liền. Câu 4. Đâu là tình huống nguy hiểm do thiên nhiên gây ra? A. Động đất. B. Cướp giật. C. Mưa phùn. D. Bắt cóc. Câu 5. Tình huống nào sau đây là tình huống nguy hiểm đối với trẻ em? A. Đi tắm sông một mình. B. Chủ nhật đi cùng mẹ đến thăm bà ngoại. C. Bạn rủ đến nhà bạn ăn mừng sinh nhật. D. Đi tập bơi cùng bố vào chủ nhật hàng tuần. Câu 6. Việc làm nào sau đây thể hiện tính tiết kiệm ? A. Trốn học để đi chơi game. B. Lập thời gian biểu và thực hiện nghiêm túc theo thời gian biểu. C. Buổi sáng đi học còn buổi chiều thì ở nhà xem phim. D. Thức khuya để xem điện thoại. Câu 7. Hành vi của ai dưới đây biểu hiện của tiết kiệm? A. Chị T luôn lên kế hoạch khi chi tiêu. B. Q thường đi chơi khi rảnh rỗi. C. Anh M làm được bao nhiêu đều tiêu hết. D. Chị N sử dụng nước không đúng mục đích. Câu 8. Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là? A. Cướp giật. B. Mưa giông, sấm chớp. C. Bắt cóc trẻ con. D. Tai nạn giao thông Câu 9. Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm: A. Vẽ bậy trên sách vở. B. Luôn bảo vệ, giữ gìn tài sản chung của lớp. C. Không khoá vòi nước khi đi vệ sinh. D. Để quạt chạy, đèn sáng khi ra sân chào cờ. Mã đề: GDCD604
  2. Câu 10. Tình huống nguy hiểm từ con người là A. những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hiện tượng tự nhiên gây tổn thất về người, tài sản. B. biểu hiện kinh tế suy giảm có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống. C. những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống. D. những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người. Câu 11. Trong các tình huống sau đây đâu là tình huống không nguy hiểm? A. Bạn T lội qua suối về nhà khi nước lũ. B. Các bạn lớp 6 đi học về ra sông tắm. C. Các bạn tập trung ở bãi biển cấm. D. Bạn A được bố cho học bơi ở trung tâm văn hóa huyện có thầy dạy. Câu 12. Hành vi nào sau đây thể hiện tiết kiệm? A. Tắt quạt, điện khi ra khỏi lớp tập thể dục. B. Xả nước uống để rửa tay. C. Ngồi trong giờ học nói chuyện riêng. D. Bật điện ngay cả khi trong phòng đã sáng rõ. Câu 13. (1,0 điểm) Theo em những cách xử lý sau, cách xử lý nào đúng, cách xử lý nào sai khi nói về những tình huống nguy hiểm? (Đánh dấu X vào ô em chọn). Quan điểm Đúng Sai A. Chiều nay, Hoa đi học về muộn hơn mọi ngày. Khi đi đến đoạn đường vắng, có một kẻ lạ mặt kêu Hoa lên xe để chở về nhà. Hoa liền lên xe để người lạ chở về nhà. B. Khi thấy nhà bác Mai cháy, An liền kêu người lớn đến dập lửa và gọi cho 114. C. Tan học, Mai đạp xe về nhà. Bỗng mây đen kéo tới, sấm chớp ầm ầm, mưa rơi nặng hạt. Mai liền vào trú tạm ở nhà một người dân bên đường. D. Trên đường đi học về, bất ngờ Minh thấy có người đuối nước. Minh liền hô to và và nhảy xuống cứu. Câu 14. (1,0 điểm) Chọn từ hoặc cụm từ đã cho dưới đây để điền vào chỗ (…..) sao cho thích hợp. (người khác, hợp lý, của cải, lãng phí, thời gian) Tiết kiệm là biết sử dụng một cách (1)…………………, đúng mức (2)…………………. vật chất, (3)…………….., sức lực của mình và của (4)………………………. II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 15. (1,0 điểm) Cho câu ca dao sau: Con ơi mẹ dặn câu này Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua. Qua câu ca dao trên, người mẹ muốn khuyên dặn con mình điều gì? Câu 16. (1,0 điểm) Theo em, đức tính tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống chúng ta? Em hãy nêu 2 ví dụ về tiết kiệm. Câu 17. (2,0 điểm) Cho tình huống sau: Trời nắng nóng, sau khi chơi đá bóng xong, các bạn liền rủ nhau xuống sông tắm. a. Theo em, hành vi của các bạn có phải là tình huống nguy hiểm không? Vì sao? b. Nếu em cùng đi đá bóng với các bạn, em nên làm gì trong tình huống trên? Câu 18. (1,0 điểm) Em hãy tự đánh giá bản thân đã có tính tiết kiệm chưa? Theo em, ở trường, học sinh cần phải thực hiện tiết kiệm như thế nào? ------------Hết------------ Mã đề: GDCD604
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2