intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Đức Giang, Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Đức Giang, Hà Nội” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Đức Giang, Hà Nội

  1. TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II Năm học: 2022- 2023 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 MÃ ĐỀ 005 Năm học 2022 - 2023 Thời gian: 45 phút I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm) Em hãy trả lời câu hỏi bằng cách tô vào phiếu bài làm chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1: Các thiên tai của nước ta do ảnh hưởng của biển Đông là gì? A. Hạn hán, cháy rừng, động đất. B. Động đất, núi lửa, sóng thần. C. Bão, lốc xoáy, sương muối, hạn hán. D. Bão, sạt lở bờ biển, cát bay, cát chảy. Câu 2: Hành vi nào sau đây thể hiện tiết kiệm? A. Ngồi trong giờ học nói chuyện riêng. B. Dùng nước uống để rửa tay. C. Tắt quạt, điện khi ra khỏi lớp tập thể dục. D. Bật điện ngay cả khi trong phòng đã sáng rõ. Câu 3: Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên thường có tính chất nào sau đây? A. Ít xuất hiện ở Việt Nam. B. Xuất hiện bất ngờ, con người dễ kiểm soát. C. Thường xuất hiện theo đúng dự báo của con người. D. Xuất hiện bất ngờ, khó dự đoán chính xác. Câu 4: Những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho con người và xã hội là tình huống nguy hiểm từ A. tự nhiên. B. con người. C. xã hội. D. ô nhiễm. Câu 5: Từ hôm mẹ mua chiếc điện thoại để tiện liên lạc, H không muốn rời nó lúc nào. Ngoài những giờ lên lớp, H lại mở điện thoại lướt web, lên mạng xã hội tán chuyện với bạn bè, chơi điện tử nên đã sao nhãng chuyện học hành. Nếu là bạn của H em sẽ khuyên bạn điều gì? A. Chửi cho bạn một trận vì ham chơi, chẳng chịu học hành gì cả. B. Đồng ý với bạn, nên dành thời gian làm những điều mình thích. C. Nên dành thời gian nhiều cho cho học tập, phụ giúp bố mẹ. D. Nhờ bạn dạy cho mình những trò chơi điện tử mới. Câu 6: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Thảm họa thiên nhiên. B. Tình huống nguy hiểm. C. Ô nhiễm môi trường. D. Tai nạn giao thông. Câu 7: Trong các đáp án sau, đáp án nào thể hiện tình huống nguy hiểm từ con người? A. Sấm sét. B. Động đất, sóng thần. C. Bão, lũ. D. Bạo lực học đường. Câu 8: Câu nào sau đây nói về tính tiết kiệm. A. Năng nhặt chặt bị. B. Lá lành đùm lá rách. C. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. D. Không thầy đố mày làm nên. Câu 9: Khi có sự việc nguy hiểm cần trình báo khẩn cấp đến công an, em sẽ gọi đến số nào? A. 114. B. 113. C. 112. D. 111. Câu 10: Sống tiết kiệm sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây? A. Không có động lực để chăm chỉ làm việc. 1
  2. B. Không được thỏa mãn hết nhu cầu vật chất và tinh thần. C. Dễ trở thành ích kỉ, bủn xỉn và bạn bè xa lánh. D. Biết quý trọng công sức của bản thân và người khác. Câu 11: Trong các đáp án sau, đáp án nào không phải tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên? A. Mưa đá. B. Cầu vồng. C. Lũ quét. D. Lốc xoáy. Câu 12: Bạn Q đỗ đại học nên gia đình bạn quyết định sẽ tổ chức liên hoan thật to để mọi người trong làng biết và đến mừng. Gia đình không đủ tiền mua lợn để tổ chức liên hoan mời dân làng nên bố mẹ bạn Q quyết định đi vay tiền về để tổ chức cho mát mặt. Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình Q? A. Gia đình Q làm như vậy là phù hợp với hoàn cảnh gia đình. B. Gia đình Q làm như vậy là lãng phí, không phù hợp với hoàn cảnh gia đình. C. Gia đình Q làm như vậy là đúng. D. Gia đình Q làm như vậy là vi phạm pháp luật. Câu 13: Số điện thoại của Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em là? A. 111. B. 113. C. 112. D. 114 Câu 14: Câu nói “Cơm thừa gạo thiếu” nói đến điều gì? A. Lãng phí, thừa thãi. B. Siêng năng. C. Tiết kiệm. D. Trung thực, thẳng thắn. Câu 15: Ngoài việc tiết kiệm về tiền của, theo em chúng ta cần tiết kiệm yếu tố nào ? Nhân A. Lời nói. B. Danh dự. C. Sức khỏe. D. phẩm. Câu 16: Hành động nào sau đây thể hiện không tiết kiệm? A. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp. B. Tiết kiệm tiền để mua sách. C. Cất hết thức ăn thừa vào tủ lạnh sau khi ăn xong. D. Khai thác tài nguyên khoáng sản hợp lí. Câu 17: Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm: “Tình huống nguy hiểm từ ........ là tình huống nguy hiểm do các hiện tượng tự nhiên gây ra, làm thiệt hại đến tính mạng, tinh thần, tài sản của con người và xã hội”. Con Thiên A. B. Thiên tai. C. Động vật. D. người. nhiên. Câu 18: Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em sẽ làm gì? A. Rủ bạn bè tụ tập ở hàng quán để ăn uống. B. Chơi game cùng các bạn. C. Đọc sách và giúp bố mẹ việc nhà. D. Lên Facebook nói chuyện với mọi người. Câu 19: Điền vào dấu “…”: Tiết kiệm là sử dụng một cách … của cải vật chất, thời gian, sức lực.” A. hợp lý, đúng mức. B. theo sở thích. C. theo nhu cầu. D. tằn tiện, bủn xỉn. Câu 20: Khi đang trên đường từ trường học về nhà, H thấy có người đàn ông lạ mặt, nhờ H chuyển đồ giúp và hứa cho em một khoản tiền. Trong trường hợp này, nếu là H em sẽ làm như thế nào? A. Vui vẻ, nhận lời. B. Trả nhiều tiền thì giúp. C. Từ chối không giúp. D. Phân vân, lưỡng lự. II/ TỰ LUẬN: ( 5 điểm) Câu 1: (2 điểm) Theo em, để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên chúng ta cần phải có những kĩ năng gì? Khi gặp các tình huống nguy hiểm, em cần ứng phó như thế nào? 2
  3. Câu 2: (1 điểm) Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Tình huống: “Lan đang ở nhà một mình thì có người hàng xóm sang chơi và nói bố mẹ nhờ sửa giúp đồ điện trong nhà. Lúc đầu, họ không có biểu hiện gì lạ, nhưng khi Lan đưa họ vào trong bếp để sửa giúp tủ lạnh thì thấy người này cứ nhìn ngó xung quanh như đang để ý xem có ai không và còn hỏi Lan những câu hỏi kì lạ, có vẻ quan tâm quá mức tới chuyện riêng tư của mình.” Câu hỏi: Theo em, Lan có đang gặp phải tình huống nguy hiểm không? Đó là tình huống gì? Lan nên làm gì trong tình huống đó? Câu 3: (2 điểm) Em hãy tự đánh giá bản thân đã có tính tiết kiệm chưa? Hãy kể một vài việc làm cụ thể. Theo em, ở trường, học sinh cần phải thực hiện tiết kiệm như thế nào? 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0