intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An

  1. TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023–2024 MÔN:GDCD - Lớp: 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 2 trang) Ngày kiểm tra:…../…../ …… Họ và tên học sinh.......................................................Lớp................Phòng thi.............. I. TRẮC NGHIỆM:(5,0 điểm) Chọn phương án trả lời ở mỗi câu rồi ghi vào giấy bài làm.(Ví dụ câu 1 chọn phương án trả lời là C thì ghi C) Câu 1. Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho A. con người và xã hội. B. môi trường tự nhiên. C. kinh tế và xã hội. D. kinh tế quốc dân. Câu 2. Khi phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn chúng ta cần gọi điện vào số điện thoại nào? A. 112. B. 114. C. 113. D. 115. Câu 3. Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội là tình huống nguy hiểm từ A. con người. B. ô nhiễm. C. tự nhiên. D. xã hội. Câu 4. Khi đang ở trong nhà cao tầng phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn chúng ta sẽ làm gì? A. Gào khóc thật to để người khác đến cứu. B. Chạy xuống bằng cầu thang bộ theo chỉ dẫn thoát nạn. C. Thoát hiểm bằng cầu thang máy cho nhanh. D. Ở trong phòng đóng kín các cửa lại để khói khỏi vào. Câu 5. Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi mưa dông, lốc, sét chúng ta cần tránh A. trú dưới gốc cây, cột điện. B. tắt thiết bị điện trong nhà. C. tìm nơi trú ẩn an toàn. D. ở nguyên trong nhà. Câu 6. Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất chúng ta không nên làm việc nào sau đây? A. Thường xuyên xem dự báo thời tiết. B. Chủ động chuẩn bị đồ phòng chống. C. Đi qua sông suối khi có lũ. D. Tìm nơi cao ráo để trú ngụ. Câu 7. Khi bị mắc kẹt trong đám cháy, không nên làm gì trong các hành động sau? A. Di chuyển bằng cầu thang máy. B. Đóng các cửa trên đường đi tránh lửa lan rộng ra. C. Đi khom hoặc bò trên đường di chuyển để thoát khỏi đám cháy. D. Lấy khăn,…làm ướt để che mũi miệng và xung quanh người. Câu 8. Trên đường đi học về, em phát hiện một bạn đang bị đuối nước dưới dòng sông. Em sẽ làm gì? A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình. B. Dù không biết bơi nhưng em sẽ nhảy xuống sông cứu bạn. C. Em sẽ đi tìm thuyền ra cứu bạn. D. Em sẽ kêu cứu thật to và tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Câu 9. Khi đang trên đường đi học về, hai bạn T và H gặp cơn mưa dông lớn, sấm sét ầm ầm. H giục T mặc áo mưa và chạy thật nhanh về nhà. Trong trường hợp này, nếu là T em sẽ làm như thế nào? A. Đội mũ, ô dù chạy thật nhanh về nhà. B. Rủ H cùng mình tìm nơi trú ẩn an toàn.
  2. C. Tìm gốc cây to có tán rộng trú tạm đã. D. Không mặc áo mưa nữa để chạy cho nhanh. Câu 10. Đâu là biểu hiện của tiết kiệm? A. Không bảo quản những vật dụng đang dùng. B. Ra ngoài không tắt điện. C. Dành nhiều thời gian để chơi game. D. Dùng lại những vật còn sử dụng được. Câu 11. Hành động nào dưới đây không biểu hiện sự tiết kiệm? A. Tiêu xài hoang phí. B. Chi tiêu hợp lí. C. Bảo vệ của công. D. Bảo quản đồ dùng. Câu 12. Sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của mình và của người khác gọi là: A. hà tiện. B. tiết kiệm. C. keo kiệt. D. bủn xỉn. Câu 13. Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta A. có được cuộc sống ổn định và ấm no. B. sống có ích, yêu đời hơn. C. giảm căng thẳng và lo lắng. D. tự tin trong công việc. Câu 14. Câu thành ngữ nào sau đây nói về tính tiết kiệm? A. Cơm thừa gạo thiếu. B. Vung tay quá trán. C. Góp gió thành bão. D. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ. Câu 15. Khi K đang ngồi xem ti vi một mình trong phòng khách vừa bật điều hòa vừa quạt thì A đến rủ đi đá bóng. Thấy vậy, K liền cùng bạn A chạy đi chơi mà không tắt các thiết bị điện trong nhà. Nếu là bạn A em sẽ khuyên bạn K điều gì? A. Đồng ý với bạn, để vậy lát đi đá bóng về không cần bật nữa. B. Tắt tất cả các phương tiện, thiết bị dùng điện khi không cần thiết. C. Khuyên bạn tắt ti vi, nhưng vẫn để điều hòa lát đá bóng về cho mát. D. Không nói gì vì đó là việc của bạn, mình không quan tâm. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm). Câu 16 (2,0 điểm). Tan học, H đang đứng chờ mẹ đến đón trước cổng trường thì có một người phụ nữ lạ mặt đến tự giới thiệu là bạn của mẹ H và được mẹ H nhờ đến đón về nhà. a) Tình huống trên có phải là tình huống nguy hiểm không? Đó là tình huống gì? b) Nếu là H, em sẽ làm gì trong tình huống trên? Câu 17 (3,0 điểm). Bạn A là một người rất thích sưu tầm tem, nhưng A không muốn phải xin tiền từ bố mẹ. Vì thế, A quyết định dành dụm số tiền ăn vặt bỏ vào ống heo. Bằng cách này, A tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ mỗi ngày. Sau một thời gian, A đã đủ tiền để mua những con tem mà mình yêu thích và những vật dụng cần thiết cho học tập. a) Bạn A đã làm gì để tiết kiệm tiền? b) Việc tiết kiệm tiền đã giúp A làm được những việc gì? c) Em nhận xét gì về việc làm của A trong tình huống trên? ……………….HẾT……………
  3. TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023–2024 MÔN:GDCD - Lớp: 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 2 trang) Ngày kiểm tra:…../…../ …… Họ và tên học sinh.......................................................Lớp................Phòng thi.............. I. TRẮC NGHIỆM:(5,0 điểm) Chọn phương án trả lời ở mỗi câu rồi ghi vào giấy bài làm.(Ví dụ câu 1 chọn phương án trả lời là C thì ghi C) Câu 1. Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho A. con người và xã hội. B. môi trường tự nhiên. C. kinh tế và xã hội. D. kinh tế quốc dân. Câu 2. Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội là tình huống nguy hiểm từ A. con người. B. ô nhiễm. C. tự nhiên. D. xã hội. Câu 3. Khi phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn chúng ta cần gọi điện vào số điện thoại nào? A. 112. B. 114. C. 113. D. 115. Câu 4. Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi mưa dông, lốc, sét chúng ta cần tránh A. trú dưới gốc cây, cột điện. B. tắt thiết bị điện trong nhà. C. tìm nơi trú ẩn an toàn. D. ở nguyên trong nhà. Câu 5. Khi đang ở trong nhà cao tầng phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn chúng ta sẽ làm gì? A. Gào khóc thật to để người khác đến cứu. B. Chạy xuống bằng cầu thang bộ theo chỉ dẫn thoát nạn. C. Thoát hiểm bằng cầu thang máy cho nhanh. D. Ở trong phòng đóng kín các cửa lại để khói khỏi vào. Câu 6. Khi bị mắc kẹt trong đám cháy, không nên làm gì trong các hành động sau? A. Di chuyển bằng cầu thang máy. B. Đóng các cửa trên đường đi tránh lửa lan rộng ra. C. Đi khom hoặc bò trên đường di chuyển để thoát khỏi đám cháy. D. Lấy khăn,…làm ướt để che mũi miệng và xung quanh người. Câu 7. Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất chúng ta không nên làm việc nào sau đây? A. Thường xuyên xem dự báo thời tiết. B. Chủ động chuẩn bị đồ phòng chống. C. Đi qua sông suối khi có lũ. D. Tìm nơi cao ráo để trú ngụ. Câu 8. Khi đang trên đường đi học về, hai bạn T và H gặp cơn mưa dông lớn, sấm sét ầm ầm. H giục T mặc áo mưa và chạy thật nhanh về nhà. Trong trường hợp này, nếu là T em sẽ làm như thế nào? A. Đội mũ, ô dù chạy thật nhanh về nhà. B. Rủ H cùng mình tìm nơi trú ẩn an toàn. C. Tìm gốc cây to có tán rộng trú tạm đã. D. Không mặc áo mưa nữa để chạy cho nhanh. Câu 9. Khi K đang ngồi xem ti vi một mình trong phòng khách vừa bật điều hòa vừa quạt thì A đến rủ đi đá bóng. Thấy vậy, K liền cùng bạn A chạy đi chơi mà không tắt các thiết bị điện trong nhà. Nếu là bạn A em sẽ khuyên bạn K điều gì? A. Tắt tất cả các phương tiện, thiết bị dùng điện khi không cần thiết.
  4. B. Đồng ý với bạn, để vậy lát đi đá bóng về không cần bật nữa. C. Khuyên bạn tắt ti vi, nhưng vẫn để điều hòa lát đá bóng về cho mát. D. Không nói gì vì đó là việc của bạn, mình không quan tâm. Câu 10. Sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của mình và của người khác gọi là: A. hà tiện. B. tiết kiệm. C. keo kiệt. D. bủn xỉn. Câu 11. Đâu là biểu hiện của tiết kiệm? A. Không bảo quản những vật dụng đang dùng. B. Ra ngoài không tắt điện. C. Dành nhiều thời gian để chơi game. D. Dùng lại những vật còn sử dụng được. Câu 12. Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta A. có được cuộc sống ổn định và ấm no. B. sống có ích, yêu đời hơn. C. giảm căng thẳng và lo lắng. D. tự tin trong công việc. Câu 13. Trên đường đi học về, em phát hiện một bạn đang bị đuối nước dưới dòng sông. Em sẽ làm gì? A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình. B. Dù không biết bơi nhưng em sẽ nhảy xuống sông cứu bạn. C. Em sẽ đi tìm thuyền ra cứu bạn. D. Em sẽ kêu cứu thật to và tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Câu 14. Hành động nào dưới đây không biểu hiện sự tiết kiệm? A. Tiêu xài hoang phí. B. Chi tiêu hợp lí. C. Bảo vệ của công. D. Bảo quản đồ dùng. Câu 15. Câu thành ngữ nào sau đây nói về tính tiết kiệm? A. Cơm thừa gạo thiếu. B. Vung tay quá trán. C. Góp gió thành bão. D. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm). Câu 16 (2,0 điểm). Tan học, H đang đứng chờ mẹ đến đón trước cổng trường thì có một người phụ nữ lạ mặt đến tự giới thiệu là bạn của mẹ H và được mẹ H nhờ đến đón về nhà. a) Tình huống trên có phải là tình huống nguy hiểm không? Đó là tình huống gì? b) Nếu là H, em sẽ làm gì trong tình huống trên? Câu 17 (3,0 điểm). Bạn A là một người rất thích sưu tầm tem, nhưng A không muốn phải xin tiền từ bố mẹ. Vì thế, A quyết định dành dụm số tiền ăn vặt bỏ vào ống heo. Bằng cách này, A tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ mỗi ngày. Sau một thời gian, A đã đủ tiền để mua những con tem mà mình yêu thích và những vật dụng cần thiết cho học tập. a) Bạn A đã làm gì để tiết kiệm tiền? b) Việc tiết kiệm tiền đã giúp A làm được những việc gì? c) Em nhận xét gì về việc làm của A trong tình huống trên? ……………….HẾT……………
  5. TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: GDCD - LỚP:6 KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023–2024 (Hướng dẫn chấm gồm có 1 trang) I. TRẮC NGHIỆM:(5 điểm) Mã đề A Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/A A B C B A C A D B D A B A C B Mã đề B Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/A A C B A B A C B A B D A D A C II. TỰ LUẬN:(5 điểm) Câu Nội dung Điểm - Tình huống trên là tình huống nguy hiểm. 0.5 đ a - Đó là tình huống:có thể là người xấu, lừa để bắt cóc. 16 0.5 đ (2.0đ) Nếu là H, trong tình huống trên em sẽ: Khéo léo từ chối sự giúp đỡ bằng cách hỏi thông tin về tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại,... của bố b mẹ. Yêu cầu người phụ nữ gọi điện thoại cho mẹ để xác minh. Tìm 1.0 đ sự giúp đỡ từ bảo vệ trường học. (Mỗi ý đúng 0.5đ, tính điểm tối đa cho 2 ý đúng.) Bạn A đã dành dụm số tiền ăn vặt bỏ vào ống heo để tiết kiệm tiền. 1.0 đ a Việc tiết kiệm tiền đã giúp A: mua những con tem mà mình yêu 17 thích và những vật dụng cần thiết cho học tập. b 1.0 đ (3.0đ) Nhận xét về bạn A: - Là người biết tiết kiệm tiền. c - Biết sử dụng tiền một cách hợp lí: mua tem mình yêu thích và mua 1đ dụng cụ học tập. (Mỗi ý đúng 0.5đ, tính điểm tối đa cho 2 ý đúng.) *Lưu ý: Gv chấm linh hoạt theo cách trả lời của học sinh, đảm bảo đúng yêu cầu của đề. –––––––––––––– Hết –––––––––––––––
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2