intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh

  1. MA TRẬN, ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn GDCD - Lớp 6 Thời gian làm bài: 45 phút - Trắc nghiệm: 15 câu x 1/3 điểm/1 câu = 5,0 điểm (3 câu : 1 điểm) - Tự luận: 3 câu = 5,0 điểm Số lượng câu hỏi cho từng mức độ nhận thức Tổng số Vận Vận Chủ Nhận Thông câu TT Nội dung kiểm tra dụng dụng đề/Bài biết hiểu thấp cao TN TL TN TL TN TL TL TL Ứng - Khái niệm, biểu hiện của 4 1/2 4 1/2 1/2 1/2 08 02 phó những tình huống nguy với hiểm. tình - Nhận biết các kĩ năng để huống ứng phó với tình huống nguy nguy hiểm. hiểm. - Hiểu được những tình huống nguy hiểm sẽ gây hậu quả xấu với cá nhân, gia 1 đình, xã hội. - Nhận biết được các tình huống nguy hiểm và hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối với trẻ em. - Nêu được cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm. - Thực hành được cách ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn.
  2. Tiết - Nhận biết khái niệm, biểu 5 1/2 2 1/2 07 01 kiệm hiện tiết kiệm. Nêu được ví 2 dụ nói về tiết kiệm và ngược lại. - Hiểu được ý nghĩa của đức tính tiết kiệm. - Đưa ra được ví dụ cụ thể. Tổng số câu 9 1 6 1 1/2 1/2 15 3 Tổng số điểm 3,0 1,5 2,0 1,5 1,0 1,0 5,0 5,0 Tỉ lệ % 45 35 10 10 50 50 II. ĐỀ RA.
  3. Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I ĐIỂM Họ và tên:…………………………… Lớp … Năm học 2023-2024 Đề A MÔN: GDCD - Lớp 6 Thời gian : 45 Phút I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5,0đ). Hãy chọn 01 đáp án đúng nhất trong các đáp án đã cho sau: (Mỗi câu đúng, đạt 0,33đ) Câu 1: Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau: “Tình huống nguy hiểm từ…là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình, làm thiệt hại đến tính mạng, tài sản của cá nhân và xã hội”. A. con người. B. thiên nhiên. C. động vật. D. máy móc. Câu 2: Phương án nào dưới đây thể hiện là một tình huống nguy hiểm do con người gây ra? A. Bão. B. Sấm sét. C.Bạo lực học đường. D. Động đất. Câu 3: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về hành vi tiết kiệm? A. Qua cầu rút ván. B. Năng nhặt chặt bị. C. Có chí thì nên. D. Ở hiền gặp lành. Câu 4: Việc làm nào sau đây không gây nguy hiểm? A. Người lạ cho H tiền và rủ H đi chơi. B.Trên đường đi học về H rủ bạn tắm sông. C. Thấy các bạn lớp mình gây gỗ đánh nhau mình nên tránh đi coi như không liên quan tới mình. D. Cuối tuần H xin cha mẹ cho mình đi học bơi ở trung tâm dạy bơi . Câu 5: Hành vi nào sau đây thể hiện tiết kiệm? A. Bật điện ngay cả khi trong phòng đã sáng rõ. C. Tranh thủ thời gian học để chơi game. B. Xả nước uống để rửa tay. D. Tắt quạt, điện khi ra khỏi lớp học. Câu 6: Khi đang di chuyển trên đường mà gặp sấm, sét em sẽ A. tiếp tục di chuyển xem như không có chuyện gì. B. dừng xe lại chỗ có gốc cây to để trú vì đó là nơi an toàn. C. chạy nhanh đến nhà gần nhất xin trú, chờ hết sấm sét mới di chuyển tiếp. D. đứng giữa đường chờ hết sấm, sét rồi đi tiếp vì đó cũng là cách an toàn. Câu 7: Mỗi sáng mẹ cho em mười ngàn ăn sáng, em ăn hết năm ngàn, còn năm ngàn em bỏ vào heo đất là biểu hiện của đức tính nào dưới đây? A. Ngoan ngoãn. B. Tiết kiệm. C. Chăm chỉ. D. Lười biếng. Câu 8: Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, công dân ở các tình thành khác trở về địa phương em. Em và gia đình cần phải làm gì để phòng, chống dịch? A. Tránh tiếp xúc ít nhất 3 ngày đầu để phòng B. Kỳ thị, xa lánh họ vì sợ lây dịch. ngừa. C. Đến nhà họ chơi vì lâu ngày rất nhớ. D. Gọi chính quyền địa phương xử lí. Câu 9: Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em thường làm việc nào dưới đây? A. Chơi game. B. Lên Facebook nói chuyện với mọi người. C. Đi chơi với bạn bè. D. Học bài, làm bài tập, giúp đỡ gia đình. Câu 10: Tình huống nào sau đây không phải là tình huống nguy hiểm?
  4. A. Mưa, gió, bão. B. Sấm, sét. C. Sạt, lở đất. D. Nhật thực, nguyệt thực. Câu 11: Từ hôm mẹ mua chiếc điện thoại để tiện liên lạc, H không muốn rời nó lúc nào. Ngoài những giờ lên lớp, H lên mạng xã hội tán chuyện với bạn bè, chơi điện tử . Nếu là bạn của H em sẽ khuyên bạn điều gì? A. Nên dành thời gian nhiều cho cho học tập, phụ giúp bố mẹ. B. Đồng ý với bạn, nên dành thời gian làm những điều mình thích. C. Chửi cho bạn một trận vì ham chơi, chẳng chịu học hành gì cả. D. Nhờ bạn dạy cho mình những trò chơi điện tử mới. Câu 12:Vào một buổi chiều, khi đang đi bộ đến đoạn đường vắng L bị một kẻ lạ mặt kéo tay định lôi lên trên xe máy. Trong trường hợp này, nếu là L em sẽ làm như thế nào? A. Gào khóc xin tha và khóc. B. Bỏ chạy và kêu cứu thật to. C. Nói thật to: “Dừng lại ngay đi”. D. Bỏ chạy. Câu 13: Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi mưa dông, lốc, sét chúng ta cần tránh A. trú dưới gốc cây, cột điện. B. bật thiết bị điện trong nhà. C. tìm nơi trú ẩn an toàn. D. chạy ra khỏi nhà Câu 14: Bạn Q đỗ đại học nên gia đình bạn quyết định sẽ tổ chức liên hoan thật to để mọi người trong làng biết và đến mừng, bố mẹ bạn Q quyết định đi vay tiền về để tổ chức cho mát mặt. Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình Q? A. Gia đình Q làm như vậy là lãng phí, không phù hợp với hoàn cảnh gia đình. B. Gia đình Q làm như vậy là hợp lí và có ý nghĩa. C. Gia đình Q làm như vậy là phù hợp với thời đại ngày nay . D. Gia đình Q làm như vậy là vi phạm pháp luật. Câu 15: Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm? A. Tiết kiệm tiền để mua sách. B. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng. C. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp. D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 16: (1,5đ): Theo em, đức tính tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào? Hãy nêu hai ví dụ chưa biết tiết kiệm. Câu 17: (1,5đ): Theo em, để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người và thiên nhiên, chúng ta cần phải có những kĩ năng gì? Em cần ghi nhớ những số điện thoại của ai? Câu 18: Tình huống: (2,0đ) Trời nắng nóng, sau khi chơi đá bóng xong, các bạn rủ nhau xuống sông tắm. Hỏi: a. Theo em, hành vi của các bạn có phải là tình huống nguy hiểm không? Vì sao? b. Nếu em cùng đi đá bóng với các bạn, em nên làm gì trong tình huống trên? ..........................Hết.......................
  5. Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I ĐIỂM Họ và tên:…………………………… Lớp … Năm học 2023-2024 Đề B MÔN: GDCD - Lớp 6 Thời gian : 45 Phút I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5,0đ). Hãy chọn 01 đáp án đúng nhất trong các đáp án đã cho sau: (Mỗi câu đúng, đạt 0,25đ) Câu 1: Hành vi nào sau đây thể hiện tiết kiệm? A. Bật điện ngay cả khi trong phòng đã sáng rõ. B. Ngồi trong giờ học nói chuyện riêng. C. Xả nước uống để rửa tay. D. Tắt quạt, điện khi ra khỏi lớp tập thể dục. Câu 2: Khi đang di chuyển trên đường mà gặp sấm, sét em sẽ A. Tiếp tục di chuyển như không có chuyện gì. B. Dừng xe lại chỗ có gốc cây to để trú. C. Đứng giữa đường chờ hết sấm, sét rồi đi D. Chạy nhanh đến nhà gần nhất tiếp. xin trú. Câu 3: Mỗi sáng mẹ cho em mười ngàn ăn sáng, em ăn hết 5 ngàn, còn năm ngàn em bỏ vào heo đất là biểu hiện của đức tính nào dưới đây? A. Ngoan ngoãn. B. Chăm chỉ. C. Tiết kiệm. D. Lười biếng. Câu 4: Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, công dân ở các tình thành khác trở về địa phương em. Em và gia đình cần phải làm gì để phòng, chống dịch? A. Đến nhà họ chơi vì lâu ngày rất nhớ. B. Kỳ thị, xa lánh họ vì sợ lây dịch. C. Tránh tiếp xúc ít nhất 3 ngày đầu để phòng D. Gọi chính quyền địa phương xử ngừa. lí. Câu 5: Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau: “Tình huống nguy hiểm từ…là tình huống nguy hiểm do các hành vi của con người gây ra, làm thiệt hại đến tính mạng, tinh thần, tài sản của con người và xã hội”. A. Động vật. B. Thiên nhiên. C. Con người. D. Thiên tai. Câu 6: Phương án nào dưới đây thể hiện là một tình huống nguy hiểm do con người gây ra? A. Bão. B. Sấm sét. C. Bạo lực học đường. D. Động đất. Câu 7: Câu nào sau đây nói về đức tính tiết kiệm? A. Tích tiểu thành đại. B. Có công mài sắt có ngày nên kim. C. Học, học nữa, học mãi. D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Câu 8: Việc làm nào sau đây không gây nguy hiểm? A. Người lạ cho H tiền và rủ H đi chơi. B.Trên đường đi học về H rủ bạn tắm sông. C. Thấy các bạn lớp mình gây gỗ đánh nhau mình nên tránh đi coi như không liên quan tới mình. D. Cuối tuần H xin cha mẹ cho mình đi học bơi ở trung tâm dạy bơi . Câu 9: Tình huống nào sau đây không phải là tình huống nguy hiểm? A. Mưa, gió, bão. B. Sấm, sét. C. Sạt, lở đất. D. Nhật thực, nguyệt thực. Câu 10: Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em sẽ làm gì?
  6. A. Vừa học vừa chơi . B. Đi chơi với bạn bè. C. Lên Facebook nói chuyện với mọi người. D. Sắp xếp thời gian học tập, vui chơi và giúp đỡ gia đình việc nhà. Câu 11: Từ hôm mẹ mua chiếc điện thoại để tiện liên lạc, H không muốn rời nó lúc nào. Ngoài những giờ lên lớp, H lên mạng xã hội tán chuyện với bạn bè, chơi điện tử . Nếu là bạn của H em sẽ khuyên bạn điều gì? A. Nên dành thời gian nhiều cho cho học tập, phụ giúp bố mẹ. B. Đồng ý với bạn, nên dành thời gian làm những điều mình thích. C. Chửi cho bạn một trận vì ham chơi, chẳng chịu học hành gì cả. D. Nhờ bạn dạy cho mình những trò chơi điện tử mới. Câu 12:Vào một buổi chiều, khi đang đi bộ đến đoạn đường vắng L bị một kẻ lạ mặt kéo tay định lôi lên trên xe máy. Trong trường hợp này, nếu là L em sẽ làm như thế nào? A. Gào khóc xin tha và khóc. B. Bỏ chạy và kêu cứu thật to. C. Nói thật to: “Dừng lại ngay đi”. D. Bỏ chạy. Câu 13: Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi mưa dông, lốc, sét chúng ta cần tránh A. trú dưới gốc cây, cột điện. B. bật thiết bị điện trong nhà. C. tìm nơi trú ẩn an toàn. D. chạy ra khỏi nhà Câu 14: Bạn Q đỗ đại học nên gia đình bạn quyết định sẽ tổ chức liên hoan thật to để mọi người trong làng biết và đến mừng, bố mẹ bạn Q quyết định đi vay tiền về để tổ chức cho mát mặt. Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình Q? A. Gia đình Q làm như vậy là lãng phí, không phù hợp với hoàn cảnh gia đình. B. Gia đình Q làm như vậy là hợp lí và có ý nghĩa. C. Gia đình Q làm như vậy là phù hợp với thời đại ngày nay . D. Gia đình Q làm như vậy là vi phạm pháp luật. Câu 15: Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm? A. Tiết kiệm tiền để mua sách. B. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng. C. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp. D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 16: (1,5đ): Tiết kiệm là gì? Hãy nêu hai ví dụ nói về đức tính tiết kiệm. Câu 17: (1,5): Theo em, để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người và thiên nhiên, chúng ta cần phải có những kĩ năng gì? Câu 18: Tình huống: (2,0đ) Trời nắng nóng, sau khi chơi đá bóng xong, các bạn rủ nhau xuống sông tắm. Hỏi: a. Theo em, hành vi của các bạn có phải là tình huống nguy hiểm không? Vì sao? b. Nếu em cùng đi đá bóng với các bạn, em nên làm gì trong tình huống trên? ..........................Hết.......................
  7. III. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM. MÃ ĐỀ A và MÃ ĐỀ B I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5,0đ). Học sinh trả lời đúng 0.33đ/câu. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/ án -A A C B D D C B A D D A A A A A Đ/ án -B D D C C C C A D D D A A A A A II: TỰ LUẬN 5,0đ). Câu Đáp án đề A Điểm Câu 16 - Học sinh trình bày được ý nghĩa của tiết kiệm. 1,5 điểm + Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng thành quả lao động; đảm bảo cho 0,5 cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc và thành công. - Nêu hai ví dụ chưa biết tiết kiệm. + Mẹ cho mười ngàn ăn sáng, em đòi thêm năm ngàn để ăn hàng. 0,5 + Em chưa biết tranh thủ thời gian rảnh rỗi để học bài và làm bài tập. 0,5 Câu 17 - Theo em, để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người và thiên 1,5 điểm nhiên, chúng ta cần phải có những kĩ năng sau: - Chủ động tìm hiểu, học tập các kĩ năng ứng phó trong mỗi tình huống 0,25đ nguy hiểm sẽ giúp chúng ta bình tĩnh, tự tin, thoát khỏi nguy hiểm trong cuộc sống. - Luôn ghi nhớ các số điện thoại của người thân, các số điện thoại khẩn 0,25đ cấp: + 111: Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 0,25đ + 112: Yêu cầu trợ giúp, tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi toàn quốc 0,25đ +113: Gọi công an hoặc cảnh sát khi có việc liên quan tới an ninh, trật 0,25đ tự +114: Gọi cơ quan phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn. 0,25đ Câu 18 a. Theo em, hành vi của các bạn có phải là tình huống rất nguy hiểm. Vì 1,0 2,0 điểm các bạn đi tắm mà không có người lớn đi cùng, không mặc áo phao nên nguy cơ đuối nước rất cao. b. Nếu em cùng đi với các bạn, em sẽ can ngăn không có các bạn tự ý 0,5đ xuống sông tắm. - Nếu các bạn không nghe, em sẽ báo với người lớn ở gần đó hoặc chạy về báo với bố mẹ để ngăn chặn kịp thời, tránh những điều đáng tiếc xảy 0,5đ ra.
  8. II: TỰ LUẬN (7,0đ). MÃ ĐỀ B Câu 16 - Học sinh trình bày được khái niệm tiết kiệm. 1,5 điểm - Tiết kiệm là biết sử dung một cách hợp lí của cải, tiền bạc, thời gian, sức 0,5đ lực của mình và người khác. - Nêu 2 ví dụ nói về tiết kiệm. + Ra khỏi lớp em tắt quạt, tắt điện. 0,5đ + Em tranh thủ thời gian rảnh rỗi học bài và làm bài tập. 0,5đ Câu 17 - Theo em, để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người và thiên 1,5 điểm nhiên, chúng ta cần phải có những kĩ năng sau: - Chủ động tìm hiểu, học tập các kĩ năng ứng phó trong mỗi tình huống 0,25đ nguy hiểm sẽ giúp chúng ta bình tĩnh, tự tin, thoát khỏi nguy hiểm trong cuộc sống. - Luôn ghi nhớ các số điện thoại của người thân, các số điện thoại khẩn 0,25đ cấp: + 111: Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 0,25đ + 112: Yêu cầu trợ giúp, tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi toàn quốc 0,25đ +113: Gọi công an hoặc cảnh sát khi có việc liên quan tới an ninh, trật tự 0,25đ +114: Gọi cơ quan phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn. 0,25đ Câu 18 a. Theo em, hành vi của các bạn có phải là tình huống rất nguy hiểm. Vì 1,0 2,0 điểm các bạn đi tắm mà không có người lớn đi cùng, không mặc áo phao nên nguy cơ đuối nước rất cao. b. Nếu em cùng đi với các bạn, em sẽ can ngăn không có các bạn tự ý 0,5đ xuống sông tắm. - Nếu các bạn không nghe, em sẽ báo với người lớn ở gần đó hoặc chạy về báo với bố mẹ để ngăn chặn kịp thời, tránh những điều đáng tiếc xảy ra. 0,5đ BGH kí duyệt Tổ trưởng CM Người ra đề
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2