intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lai Thành, Kim Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lai Thành, Kim Sơn” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lai Thành, Kim Sơn

  1. PHÒNG GD&ĐT KIM SƠN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG THCS LAI THÀNH GIỮA HỌC KÌ II Năm học: 2022 - 2023 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: GDCD 7 Thời gian làm bài: 45 phút ( Đề bài in trong …… trang) MA TRẬN Nội dung/chủ Mức độ đánh giá Tổng đề/bài học Nhận biết Thông Vận Vận dụng Câu Câu Tổng TT hiểu dụng cao TN TL điểm TN TL TN TL TN TL TN TL Ứng phó với tâm lí căng 1 3 1 2 2 1 4 thẳng điểm Phòng, chống bạo lực 1 4 2 2 2 1 4 học đường điểm Quản lí tiền 1 3 3 2 2 1 4 điểm Tổng câu 2 6 2 1 12 3 Tỉ lệ % 15 15 40 30 30 70 10 điểm Tỉ lệ chung % 30 70 100 BẢN ĐẶC TẢ TT Nội Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ đánh giá Nhận Thông Vận Vận dụng 1
  2. biết hiểu dụng cao dung Ứng Nhâṇ biết 2TN 2 TN 1 TL phó - Nêu được các tình huống 1 với thường gây căng thẳng. tâm lí - Nêu được biểu hiện của cơ thể căng khi bị căng thẳng. thẳng Thông hiểu - Xác định được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng - Dự kiến được cách ứng phó tích cực khi căng thẳng. Vận dụng - Xác định được một cách ứng phó tích cực khi căng thẳng. - Thực hành được một số cách ứng phó tích cực khi căng thẳng. 2 Nhâṇ biết 2 TN 2 TN 1 TL - Nêu được các biểu hiện của bạo lực học đường. - Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường. Thông hiểu - Giải thích được nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường. Bạo lực - Trình bày được các cách ứng học phó trước, trong và sau khi bị đường bạo lực học đường. Vận dụng - Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức - Phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường Vận dụng cao 2
  3. Sống tự chủ, không để bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường Nhận biết 2 TN 2 TN 1 TL -Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả. Quản Thông hiểu lí tiền Trình bày được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả. Vận dụng: Bước đầu biết quản lí tiền và tạo nguồn thu nhập của 3 cá nhân. - Bước đầu biết quản lí tiền của bản thân. - Bước đầu biết tạo nguồn thu nhập của cá nhân. Tổng 6 6 2 1 Tỉ lệ % 15 15 40 30 Tỉ lệ chung % 30 70 ĐỀ KIỂM TRA I. Trắc nghiệm (3.0 điểm): Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất Câu 1: Em đồng tình với cách ứng phó với tâm lí căng thẳng nào dưới đây? A. Xem ti vi, xem phim liên tục. B. Dành nhiều thời gian chơi điện tử. C. Đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng. D. Hút thuốc, uống rượu, bia. Câu 2: Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ là một số biểu hiện của A. học sinh lười học. B. cơ thể bị căng thẳng. C. học sinh chăm học. D. người trưởng thành. Câu 3: Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, chúng ta không nên làm gì sau đây? A. Luyện tập thể thao, hòa mình với thiên nhiên. B. Xác định phương pháp học tập khoa học, phù hợp. C. Chia sẻ, tâm sự với người thân và bạn bè xung quanh. D. Tách biệt với mọi người, không trò chuyện với bất kì ai. Câu 4: Khi thấy bạn thân của mình bị tâm lí căng thẳng về học tập em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Động viên, giúp đỡ bạn vượt qua được khó khăn. B. Làm bài cho bạn để bạn không phải căng thẳng. C. Kệ bạn, thân ai người ấy lo. 3
  4. D. Cho bạn chép bài khi đến giờ kiểm tra. Câu 5: Biểu hiện nào dưới đây là bạo lực học đường? A. Giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, hoạn nạn. B. Chê bai, xúc phạm đến ngoại hình của người khác. C. Động viên, khích lệ bạn trong học tập. D. Gần gũi, yêu thương, giúp đỡ bạn bè. Câu 6: Bạo lực học đường gây ra tác hại gì? A. Không gây tổn thương về thân thể. B. Không tạo ra sự phát triển nhân cách lệch lạc cho học sinh C. Làm giảm sút kết quả học tập của học sinh, ảnh hưởng đến gia đình và nhà trường. D. Không ảnh hưởng về tâm lý cho nạn nhân. Câu 7: Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần tránh hành vi nào dưới đây? A. Giữ kín và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn. B. Rời khỏi vị trí nguy hiểm. C. Kêu cứu để thu hút sự chú ý. D. Yêu cầu sự trợ giúp về mặt y tế hoặc tâm lí. Câu 8: Nếu nhìn thấy tình trạng các bạn học sinh đang đánh nhau, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Không làm gì cả vì đó không phải việc của mình B. Lấy điện thoại quay clip rồi tung lên fakebook. C. Reo hò, cổ vũ các bạn tiếp tục đánh nhau. D. Nhanh chóng báo cho những người lớn đáng tin cậy. Câu 9: Biểu hiện nào sau đây thể hiện việc quản lý tiền hiệu quả, tiết kiệm? A. Vay tiền của bạn bè để mua sắm. B. Nhịn ăn sáng để mua cuốn truyện yêu thích. C. Tổ chức sinh nhật linh đình. D. Tiết kiệm tiền để mua sách vở. Câu 10: Thiếu đức tính tiết kiệm, con người dễ rơi vào: A. phung phí, hư hỏng. B. hoàn thiện. C. hà tiện. D. bao dung. Câu 11: Trong các câu thành ngữ, tục ngữ dưới đây, câu nào nói về đức tính tiết kiệm? A. Học, học nữa, học mãi. B. Có công mài sắt có ngày nên kim. C. Tích tiểu thành đại. D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Câu 12: Câu nói: "Cơm thừa gạo thiếu" nói đến vấn đề gì? A. Lãng phí, thừa thãi. B. Cần cù, siêng năng. C. Trung thực, thẳng thắn. D. Tiết kiệm. II. Tự luận (7.0 điểm ) 4
  5. Câu 1 (2.0 điểm ) a. Để quản lí tiền hiệu quả em cần làm gì? b. Em đang ở cửa hàng và rất thích một chiếc áo nhưng nếu mua nó em sẽ phải dùng số tiền chi tiêu trong tháng tới để mua. Em sẽ làm gì trong tình huống này? Câu 2 (2.0 điểm ): Em hãy nêu nguyên nhân và ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng trong các trường hợp dưới đây: a. N là học sinh mới chuyển vào lớp, bạn thấy khó hòa nhập với môi trường mới nên bạn thu mình và không tiếp xúc với ai. b. Bố T bị mất việc làm, thu nhập của gia đình giảm sút. T cảm thấy rất căng thẳng, tự ti và xấu hổ về hoàn cảnh gia đình mình. Gần đây, bạn thường biếng ăn, mất ngủ, kết quả học tập sa sút Câu 3 (3.0 điểm ): Tình huống Trong giờ kiểm tra môn Toán, Bạn B đòi mượn bài kiểm tra của bạn A để chép. A không đồng ý vì sợ bị thầy phát hiện. Vì không đạt được mục đích của mình nên bạn B đã đe doạ khi tan học về sẽ đánh A một trận. a. Em có đồng ý với việc làm của bạn B không ? Vì sao? Em sẽ nói gì với B? b. Em hãy chia sẻ những việc em đã làm để phòng, chống bạo lực học đường? HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA I. Trắc nghiệm (3.0 điểm ): Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C B D A B C A D D A C A II. Tự luận (7.0 điểm ) Câu Nội dung Điểm a. Để quản lí tiền hiệu quả, em cần: 1.0 - Sử dụng tiền hợp lí Câu 1 - Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền - Học cách kiếm tiền phù hợp b. Em sẽ không mua chiếc áo, đồng thời em sẽ cố gắng tiết kiệm chi tiêu 1.0 hoặc tìm cách để tăng thêm thu nhập, khi nào đủ số tiền thì mới mua chiếc áo đó. TH a + Nguyên nhân gây căng thẳng: mới chuyển lớp, khó hòa nhập với môi 0.5 trường + Ảnh hưởng: tâm lí thu mình, không tiếp xúc với ai 0.5 Câu 2 TH b 0.5 + Nguyên nhân gây căng thẳng: hòan cảnh gia đình xấu đi 5
  6. + Ảnh hưởng: tâm lí căng thẳng, tự ti, bỏ ăn, mất ngủ, kết quả học tập 0.5 giảm sút. a. Em không đồng tình với việc làm của bạn B vì hành vi chép bài và cho 0.75 bạn chép bài sẽ vi phạm nội quy, hành động đe doạ đánh bạn là bạo lực học đường và sẽ làm sứt mẻ tình bạn. Câu 3 - Em khuyên bạn nên chăm chỉ học tập, em sẽ giúp bạn. Nếu bạn không 0.75 nghe em sẽ báo ngay với thầy giáo dạy Toán hoặc GVCN nhờ thầy cô giải quyết. b. Những việc em đã làm để phòng, chống bạo lực học đường: * Em cần: 1.0 - Kết bạn với những bạn tốt. - Trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường; - Thông báo cho giáo viên hoặc những người lớn đáng tin cậy khi phát hiện ra nguy cơ bạo lực học đường; - Rời khỏi những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường;... * Em cần tránh: 0.5 + Kết bạn với những bạn xấu + Tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè + Tụ tập ở những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường... * Lưu ý: Khi chấm phần tự luận, giáo viên linh hoạt cho điểm trên kết quả HS đưa ra. Xác nhận của Ban giám hiệu Giáo viên thẩm định đề và đáp án Giáo viên ra đề và đáp án Trung Văn Đức Vũ Thị Lư Mã Thị Thêm 6
  7. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2