Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Lê Lợi
lượt xem 1
download
Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi kết thúc học kì sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Lê Lợi’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Lê Lợi
- PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG TH-THCS LÊ LỢI Môn: GDCD- Lớp: 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 24 câu, 03 trang) Mã đề 704 Họ và tên HS:........................................................... Lớp : ....... Điểm Lời phê của thầy cô giáo I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 5,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở các câu sau: Câu 1. “Em và H đang đi xem phim. H muốn mua trà sữa nhưng lại không có tiền. Em có tiền nhưng em dự định để dành số tiền này cho một việc khác.” Em sẽ làm gì trong tình huống này? A. Em sẽ nói cho H hiểu rằng trà sữa không cần thiết vào lúc này lắm, chúng ta không nên tốn tiền vào việc đó. B. Em sẽ nói với H là không có tiền còn bày đặt mua trà sữa. C. Em sẽ cho H mượn tiền, vì là bạn với nhau, có mấy đồng mua trà sữa mà không cho nhau mượn được thì đó không phải là một tình bạn đẹp. D. Em sẽ mua trà sữa nhưng không cho H uống. Câu 2. “Em đang ở cửa hàng và rất thích một chiếc áo nhưng nếu mua nó em sẽ phải dùng số tiền chi tiêu trong tháng tới để mua.” Em sẽ làm gì trong tình huống này? A. Em sẽ mua chiếc áo đó, rồi mặc chiếc áo đẹp đó đi kiếm tiền. B. Em sẽ mặc cả, nếu không được em sẽ ăn trộm chiếc áo đó. C. Em sẽ về bảo bố mẹ cho tiền để mua chiếc áo đó, đổi lại, trong vài tháng tới, em sẽ nhận ít tiền chi tiêu hơn. D. Em sẽ vay nặng lãi để mua chiếc áo đó, rồi tìm cách trả trong vài năm tới. Câu 3. Hậu quả của bạo lực học đường đối với người bị bạo lực là gì? A. Có thể bị tổn thương thể chất, tinh thần, giảm sút kết quả học tập và rèn luyện. B. Có thể mất năng lực vượt lên số phận. C. Có thể bị đưa đi tù nếu không thể chịu đựng được bạo lực. D. Tất cả các đáp án trên. Câu 4. Ý nào sau đây không phải là một biểu hiện của bạo lực học đường? A. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập B. Vu khống, đổ lỗi cho người khác. C. Chiếm đoạt, huỷ hoại gây tổn thất tài sản của người khác. D. Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm Câu 5. Quản lí tiền là biết sử dụng tiền A. hợp lí, có hiệu quả. B. mọi lúc, mọi nơi. C. cho vay nặng lãi. D. vào những việc mình thích. Câu 6. Để ứng phó với bạo lực học đường, mỗi học sinh không được phép: A. Bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra hoặc kêu gọi sự giúp đỡ. B. Nhanh chóng nhận diện được dấu hiệu của bạo lực học đường. C. Chạy về nhà, mang theo súng đạn, dao kiếm để trả thù cho hả giận. D. Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô hoặc trình báo cơ quan chức năng. Câu 7. Để phòng tránh bạo lực học đường, chúng ta nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Kết bạn với những người bạn tốt. B. Ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực. C. Tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè. D. Giữ im lặng khi bị bạo lực học đường. Câu 8. Ý nào sau đây không phải là nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả? A. Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền. B. Lãng phí thức ăn, điện, nước. C. Chi tiêu có kế hoạch. D. Chỉ vay tiền khi thực sự cần và phải trả đúng hẹn. Câu 9. Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Tiết kiệm tiền chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều. B. Làm ra tiền đã khó nhưng quản lí chi tiêu, thực hành tiết kiệm còn khó hơn. Mã đề 704 1
- C. Học sinh có thể tăng thêm thu nhập bằng cách làm đồ thủ công để bán. D. Biết quản lí tiền sẽ có một cuộc sống đầy đủ. Câu 10. Để quản lí tiền có hiệu quả, em cần: A. đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền. B. bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình. B. đòi mẹ mua những thứ mình thích mặc dù không dùng đến. C. không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học. Câu 11. Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện thói quen: A. chi tiêu hợp lí, tiết kiệm. B. ứng phó với bạo lực học đường. C. học tập tự giác, tích cực. D. ứng phó với tâm lí căng thẳng. Câu 12. Câu tục ngữ nào sau đây khuyên con người phải quản lí tiền hiệu quả? A. Của đi thay người. B. Hay đi chợ để nợ cho con. C. Ăn phải dành, có phải kiệm. D. Tốt vay dày nợ. Câu 13. Chi tiêu có kế hoạch là: A. mua những gì gọi là thịnh hành nhất, mặc dù không cần thiết. B. chỉ mua những thứ thật sự cần thiết và phù hợp với khả năng chi trả. C. mua những gì “hot” nhất mặc dù phải đi vay tiền. D. tăng xin - giảm mua, tích cực “cầm nhầm”. Câu 14. Học sinh tranh thủ thời gian rảnh tự làm các sản phẩm thủ công để bán lấy tiền phụ giúp thêm bố mẹ và là từ thiện. Việc làm đó thể hiện nội dung nào dưới đây? A. Biết tiết kiệm thời gian và tiền bạc. B. Biết học tập tự giác, tích cực. C. Biết giữ gìn truyền thống quê hương. D. Biết sống có kế hoạch. Câu 15. Biết cách quản lí tiền giúp ta chủ động A. làm những gì mình thích. B. trong lao động. C. tìm kiếm việc làm. D. trong cuộc sống và có nhiều cơ hội phát triển. Câu 16. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong đoạn văn bản dưới đây: Theo khoản 5 Điều 2 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP “...…….. là hành vi ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập” A. Bạo hành trẻ em. B. Ngược đãi trẻ em. C. Bạo lực gia đình. D. Bạo lực học đường. Câu 17. Hậu quả của bạo lực học đường đối với người gây ra bạo lực là gì? A. Có thể bị tổn thương về thể chất, tinh thần B. Có thể bị lệch lạc nhân cách C. Có thể phải chịu các hình thức kỉ luật, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng. D. Tất cả các đáp án trên. Câu 18. Cách ứng phó nào dưới đây là phù hợp với quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường? A. Lưu lại những hình ảnh, bài viết trên mạng xã hội có tính chất bạo lực học đường để báo cáo với nhà trường. B. Rủ bạn bè đi đánh lại nhằm giải quyết mâu thuẫn. C. Viết bài, quay video trực tuyến nhằm nói xấu khi bị xúc phạm trên mạng xã hội. D. Bỏ qua khi bị đánh để được yên ổn. Câu 19. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm? A. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tý, sao phải nghĩ”. B. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm. C. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp. D. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ. Câu 20. “Trời đã tối, ngồi ôn thi trong phòng nhưng P vẫn không bật đèn để đỡ tốn tiền điện.” Em có lời khuyên gì cho P? A. Em khuyên bạn chỉ nên học trong trời tối còn lúc ôn thi thì phải bật đèn. B. Em khuyên bạn không nên vì tiết kiệm điện kiểu như vậy sẽ gây hại cho mắt. C. Em khuyện bạn phải bật tất cả mọi thứ lên, như vậy mới có thể tạo cảm giác thoải mái mà ôn thi cho được. D. Em khuyên bạn nên thường xuyên làm như vậy hơn để có thể tiết kiệm được nhiều điện hơn. Mã đề 704 2
- II. PHẦN TỰ LUẬN ( 5,0 điểm) Câu 21.( 0,5 điểm) Bạo lực học đường là gì? Câu 22. ( 1,5 điểm) Vì sao cần phải sử dụng tiền một cách hợp lí, hiệu quả? Theo em, để quản lí tiền hiệu quả, học sinh cần phải làm gì? Câu 23. ( 2,0 điểm) : Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây đúng hay sai. Vì sao? - Ý kiến A: Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau. - Ý kiến B: Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra. - Ý kiến C: Bạo lực học đường chỉ gây ra tác hại về sức khoẻ thể chất. - Ý kiến D: Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành Giáo dục. Câu 24: ( 1,0 điểm) Em hãy xử lý các tình huống dưới đây: Tình huống a) Giờ ra chơi, V nhìn thấy trong cặp sách của N có một cuốn nhật kí nên đã giật lấy. N đuổi theo yêu cầu V trả lại nhưng V không trả mà còn mở cuốn nhật kí và đọc vài câu cho các bạn khác cùng nghe để trêu chọc N. N rất tức giận với hành vi của V nhưng không biết nên làm gì. Nếu là N, em sẽ xử lí tình huống này như thế nào? Vì sao? Tình huống b) Biết tin Đ bị S bắt nạt nhiều lần, bạn thân của Đ là T vô cùng tức giận. T bày tỏ ý định sẽ rủ thêm bạn chặn đường dạy cho S một bài học. Nếu biết sự việc đó, em sẽ nói gì với Đ và T? …………………. Hết…………………… Mã đề 704 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p | 150 | 17
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p | 44 | 6
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 50 | 6
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p | 50 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 57 | 5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 39 | 4
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p | 51 | 4
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p | 39 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p | 41 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p | 33 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 51 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 43 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 51 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
67 p | 42 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 46 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
39 p | 33 | 3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p | 61 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn