intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn

  1. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2023 TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HIỆP Môn: GDCD – Lớp 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: Điểm: Nhận xét của giáo viên: Họ và tên HS:......................................... Lớp : 7/ I.TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Câu 1: Bạo lực học đường là gì? A. Là một tệ nạn xã hội cần được xử lí một cách cứng rắn. B. Là những biểu hiện bạo lực của học sinh, sinh viên trong giờ học, trong khuôn viên nhà trường. C. Là hiện tượng học sinh, sinh viên dùng hành vi mang tính bạo lực để giải quyết mâu thuẫn. D. Là một trào lưu của học sinh, sinh viên khi tham gia giao thông. Câu 2. Hành vi nào là bạo lực học đường? A. Quan tâm, chia sẻ. B. Động viên, giúp đỡ C. Cảm thông, hỗ trợ. D. Lăng mạ, ngược đãi, đánh đập. Câu 3: Việc phòng chống bạo lực học đường cần có sự chung tay, góp sức của những ai? A. Của toàn xã hội. B. Của lực lượng công an. C. Của gia đình và người giám hộ. D. Của nhà trường và thầy cô giáo. Câu 4: Việc phòng chống bạo lực học đường được quy định trong một số văn bản pháp luật nào dưới đây? A. Luật hôn nhân và gia đình. B. Bộ luật Hình sư, Bộ luật Dân sự. C. Luật phòng cháy chữa cháy. D. Luật bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Câu 5: Bạo lực học đường thường diễn ra ở A. gia đình. B. khu du lịch. C. doanh nghiệp. D. trường học, cơ sở giáo dục. Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bạo lực học đường là gì? A. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình. B. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh. C. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội. D. Tác động từ các game có tính bạo lực. Câu 7: Biểu hiện của bạo lực học đường về tinh thần là A. đánh đập bạn bè khác lớp. B. véo tai, giật tóc một bạn khi đang nô đùa. C. chiếm đoạt, hủy hoại tài sản của người khác. D. xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Câu 8: Hành vi nào không phải là hành vi bạo lực học đường trực tuyến? A. Nhắn tin đe dọa người khác
  2. B. Lấy đồ ăn sáng của bạn khác C. Lập hội nhóm trên mạng để tẩy chay một bạn trong lớp D. Chụp trộm hình ảnh của một bạn gửi vào nhóm để chế giễu Câu 9: Biểu hiện nào sau đây thể hiện lối sống tiết kiệm? A. Hạn chế sử dụng tiền quá mức. B. Sử dụng tiền làm ra một cách hợp lí. C. Phung phí sức khỏe, tiền bạc, thời gian. D. Mua sắm vật dụng đắt tiền chưa thật cần thiết. Câu 10: Quản lí tiền bạc hiệu quả sẽ giúp chúng ta A. tăng thu nhập hàng tháng. B. nâng cao đời sống vật chất. C. chủ động chi tiêu hợp lí. D. nâng cao đời sống tinh thần. Câu 11: Quản lý tiền hiệu quả là A. chỉ sử dụng tiền khi được người khác cho tặng. B. biết sử dụng tiền vào mọi việc không cần suy nghĩ. C. không dám chi tiêu cho bản thân với những khoản chi cần thiết. D. biết sử dụng tiền một cách hợp lý nhằm đạt được mục tiêu như dự kiến Câu 12: Quản lý tiền là việc của ai? A. Của tất cả mọi người. B. Của bố mẹ, trẻ em không cần quan tâm. C. Của người trưởng thành, không phải của trẻ em. D. Của người làm ra tiền, trẻ em không cần quan tâm. Câu 13: Ý nào sau đây không đúng với lợi ích của việc đặt mục tiêu tiết kiệm tiền? A. Cho ta động lực để không tiêu tiền hoang phí. B. Cho ta biết lên kế hoạch để tiêu tiền một cách hợp lí. C. Cho ta tiêu tiền thỏa mái, không phải suy nghĩ. D. Cho ta động lực để nghĩ ra cách kiếm thêm tiền phù hợp với lứa tuổi và khả năng. Câu 14: Nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả là A. chi tiêu hợp lí, đúng mục đích. B. tiết kiệm thường xuyên, hiệu quả C. tăng thu nhập từ nhiều nguồn. D. chi tiêu hợp lí, tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu. Câu 15: Để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh có thể thực hiện hoạt động nào dưới đây? A. Thu gom phế liệu. B. Nghỉ học để đi làm kiếm tiền. C. Làm tài xế xe ôm công nghệ. D. Đòi bố mẹ tăng thêm tiền tiêu vặt. II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1 (2đ): Vì sao giới trẻ hiện nay thường xảy ra bạo lực học đường? Câu 2 (2 đ): Tình huống Mỗi dịp tết đến, Hoa được bố mẹ và người thân lì xì nhiều tiền, em bỏ hết số tiền đó vào heo đất. Hoa nói số tiền đó em để dành mua đồ dùng học tập, một phần Hoa để ủng hộ các bạn học sinh nghèo. Em có suy nghĩ gì về việc quản lí tiền của Hoa? Em học tập được ở bạn điều gì? Câu 3 (1 đ): Hãy chia sẻ những việc em đã làm để phòng, chống báo lực học đường. ----HẾT----
  3. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HIỆP GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN: GDCD 7 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5đ) Mỗi đáp án đúng 0,33đ (Đúng 3 câu 1đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án C D A B D B D B B C D A C D A II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu Đáp án Biểu điểm Giới trẻ hiện nay thường xảy ra bạo lực học đường là vì: - Do đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi học sinh. 0,5 đ Câu 1 - Do thiếu kiến thức, kĩ năng sống. 0,5đ (2đ) - Do ảnh hưởng từ môi trường gia đình, môi trường xã hội không 0,5đ lành mạnh. - Do thiếu sự quan tâm từ cơ sở giáo dục. 0,5đ - Bạn Hoa là người biết quản lí tiền vì bạn biết sử dụng tiền mừng 1đ tuổi một cách hợp lý và có hiệu quả. Thể hiện: Dùng tiền để mua đồ Câu 2 dùng học tập và ủng hộ bạn nghèo. (2đ) - Em học tập được ở bạn thói quen sử dụng tiền chi tiêu hợp lý + tiết kiệm hiệu quả. 1đ + Không lãng phí. Những việc em đã làm để phòng, chống báo lực học đường: - Luôn trang bị kiến thức, kĩ năng sống. 0,25đ Câu 3 - Rời khỏi những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường. 0,25đ (1đ) - Không thách thức, không tỏ thái độ khiêu khích. 0,25đ - Tư vấn tâm lí học đường cho các bạn cùng hiểu. 0,25đ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0