Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Trần Quốc Toản, Tiên Phước
lượt xem 2
download
Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Trần Quốc Toản, Tiên Phước" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Trần Quốc Toản, Tiên Phước
- KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II, NĂM HỌC 2023-2024 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 7 Mức độ đánh giá Tổng Tổng Mạch nội Điểm Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Câu dung TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Gi áo Bài 7: dụ Phòng c chống bạo 8 câu 2 câu ½ câu ½ câu 10 câu 1 câu 4,5 đạ lực học o đường đứ c 2. Gi áo Bài 8: dụ Quản lí 1/2 câu 1/2 câu 1 câu 8 câu 2 câu 10 câu2 câu 5,5 c tiền ki nh tế Tổng 16 4 câu 1 câu 1 câu 1 câu 20 3 10 đ câu Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 10 đ Tỉ lệ chung 70% 30% 100%
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II, NĂM HỌC 2023-2024 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 7 Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Mạch dung Mức độ kiến thức, kĩ năng Nhận Thông Vận dụng nội kiến cần kiểm tra, đánh giá Vận dụng biết hiểu cao dung thức TN TL TN TL TN TL TN TL Nhận biết: - Khái niệm, các biểu hiện nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường Bài 7. - Nêu được một số quy định cơ 1. Phòng bản của pháp luật liên qua đến Giáo chống phòng chống bạo lực học đường. dục bạo lực 8 0 2 1/2 0 1/2 0 0 đạo học Thông hiểu đức đường Biết cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường Vận dụng Tham gia các hoạt động tuyên truyền, phòng chống bạo lực học đường Nhận biết: - Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả 2. Bài 8. - Kể được các nguyên tắc Giáo Quản quản lí tiền hiệu quả dục lí tiền Thông hiểu: 8 0 2 1/2 0 1/2 0 1 kinh Biết quản lí tiền và tạo nguồn tế thu nhập cho bản thân Vận dụng cao: Thực hiện được kế hoạch chi tiêu hợp lí của bản thân. Tổng 3,0 2,0 1,0 4,0
- Trường TH&THCS Trần Quốc Toản KIỂM TRA GIỮA KỲ II, NĂM HỌC 2023-2024 Họ và tên………………………Lớp 7/…. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 7 Thời gian kiểm tra: ...../3/2024 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA THẦY/CÔ I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái A (hoặc B,C,D) đứng đầu ý trả lời đúng trong các câu sau Câu 1. Việc phòng, chống bạo lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào? A. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2014. B. Bộ luật hình sự năm 2015. C. Bộ luật lao động năm 2020. D. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Câu 2. Theo khoản 5 Điều 2 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP “...…….. là hành vi ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập”. A. Bạo lực gia đình B. Bạo hành trẻ em C. Bạo lực học đường D. Ngược đãi trẻ em Câu 3. Biểu hiện nào sau đây không phải hành vi bạo lực học đường? A. Nói xấu, chê bai, chế giễu bạn. B. Tung tin đồn không chính xác về bạn trong lớp. C. Kéo bè kết phái đến đánh bạn. D. Rủ các bạn trong lớp đi thăm bạn bị ốm. Câu 4. Em tán thành với ý kiến nào dưới đây? A. Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau. B. Bạo lực học đường chỉ gây ra những tác hại về sức khỏe, thể chất. C. Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành giáo dục. D. Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra. Câu 5. Nội dung không thể hiện tác hại của bạo lực học đường? A. Gây ra những tổn thương về thân thể và tâm lý cho nạn nhân. B. Người bị bạo lực học đường có thể bị giảm sút kết quả học tập. C. Người gây bạo lực học đường không phải chịu các hình thức kỉ luật. D. Gây không khí căng thẳng trong gia đình và xã hội thiếu an toàn. Câu 6. Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là A. đánh đập. B. quan tâm. C. sẻ chia. D. cảm thông. Câu 7. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường là gì? A. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình. B. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh. C. Tác động từ các game có tính bạo lực. D. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.
- Câu 8. Hà học lớp 7, bạn là học sinh ngoan ngoãn, xinh xắn và học giỏi. Khi tham gia hoạt động ngoại khóa, Hà bị Hùng (một bạn nam lớp 9) trêu ghẹo và có những hành vi đụng chạm vào cơ thể của Hà. Sự việc đó khiến Hà vô cùng xấu hổ và sợ hãi. Theo em, trong trường hợp trên, bạn học sinh nào đã có hành vi bạo lực học đường? A. Bạn Hà. B. Bạn Hùng. C. Cả hai bạn Hà và Hùng. D. Không có bạn nào Câu 9. Để phòng tránh bạo lực học đường, em lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Kết bạn với những người bạn tốt. B. Giữ im lặng khi bị bạo lực học đường. C. Ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực. D. Tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè. Câu 10. Nếu nhìn thấy tình trạng các bạn học sinh đang đánh nhau, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Không làm gì cả vì đó không phải việc của mình. B. Lấy điện thoại quay clip rồi tung lên fakebook. C. Reo hò, cổ vũ các bạn tiếp tục đánh nhau. D. Nhanh chóng báo cho những người lớn đáng tin cậy. Câu 11. Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa quản lí tiền? A. Chi tiêu hợp lí. C. Làm mọi việc mình thích. C. Tiết kiệm. D. Kiếm tiền phù hợp với khả năng của mình. Câu 12. Biết cách quản lí tiền giúp ta A. chủ độn trong cuộc sống và có nhiều cơ hội phát triển. B. thăng tiến nhanh chóng trong mọi công việc. C. làm bất kì những điều gì mình thích. D. sắp sếp thời gian để tìm kiếm việc làm. Câu 13. Quản lí tiền là A. biết sử dụng tiền hợp lí, có hiệu quả. B. mua những gì là “mode” thịnh hành nhất, mặc dù không cần thiết. C. mua theo sở thích của mình cho dù gia đình cũng còn khó khăn. D. mua những gì “hot” nhất mặc dù phải đi vay tiền. Câu 14. Khi ai đó mượn tiền, em suy nghĩ gì? A. Không cần biết lí do, nhất định phải giúp bạn. B. Cho mượn ngay và không cần trả. C. Tìm hiểu kỹ lí do hợp lí thì cho bạn mượn. D. Không bạn cho mượn. Câu 15 . Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện biết tiết kiệm của cải vật chất? A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. B. Ăn phải dành, có phải kiệm. C. Ăn cây nào rào cây ấy. D. Đói cho sạch, rách cho thơm. Câu 16. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề quản lí tiền? A. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm. B. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ. C. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tý, sao phải nghĩ”. D. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp. Câu 17. Tuấn muốn mua một quả bóng đá giá 100.000 đồng nhưng Tuấn chỉ có 40.000 đồng. Tuấn hỏi vay bạn Tùng thêm 60.000 đồng và hứa sẽ trả khi được mẹ cho tiền và sẽ cho Tùng cùng chơi. Nếu là Tùng, em nên lựa chọn các ứng xử nào sau đây để thể hiện mình là người biết quản lí tiền. A. Không cho Tuấn vay, vì sợ bạn không trả cho mình.
- B. Cho Tuấn vay, vì bạn sẽ cho mình chơi cùng. C. Khuyên Tuấn nên tiết kiệm tiền khi nào đủ tiền sẽ mua bóng. D. Nói dối Tuấn là: mình không có tiền nên không thể cho Tuấn vay. Câu 18. Hành vi của bạn nào dưới đây biết quản lí tiền? A. Cả tuần vừa rồi K đều nhịn ăn sáng để dành tiền mua cuốn truyện yêu thích. B. Trong một ngày H đã dùng hết số tiền mẹ cho để chi tiêu trong cả tháng. C. Tháng nào, Q cũng đặt ra mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền nhất định. D. Mỗi lần mua đồ B đều không nhìn giá, dẫn đến luôn tiêu sạch tiền trước cuối tháng. Câu 19. Để tạo nguồn thu nhập, mỗi người có thể tìm cho mình một công việc phù hợp với A. độ tuổi, sở thích và điều kiện. B. sở thích, mức lương. C. môi trường, mức lương cần. D. sở thích, độ tuổi làm việc. Câu 20. Bạn nào dưới đây chưa biết quản lí tiền? A. Anh T dùng 2/3 tháng lương để mua đôi giày hàng hiệu. B. X dùng số tiền tiết kiệm để mua sách vở và đồ dùng học tập. C. Chị T tăng gia sản xuất để có thêm thu nhập mối tháng. D. Bạn V cộng tác với báo Hoa học trò để tăng thu nhập. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) a. Khi xảy ra bạo lực học đường, học sinh nên làm gì và không nên làm gì? b. Trong lớp em còn hiện tượng học sinh đánh nhau, chia bè phái gây mất đoàn kết. Em có suy nghĩ và làm gì trong tình huống trên? Câu 2. (2 điểm). Đọc tình huống và trả lời câu hỏi. Bố mẹ cho H tiền để mua đồ dùng học tập và ăn sáng nhưng H mua quà vặt và các đồ dùng không cần thiết. Vẫn chưa thoả mãn nhu cầu của mình, H còn hỏi vay tiền bạn thân là S để mua thêm đồ. a. Em hãy nhận xét về việc chi tiêu của bạn H ? b. Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên H như thế nào? Câu 3. (1,0 điểm) Trong dịp tết Nguyên Đán vừa qua, bạn Nam được lì xì một số tiền khá lớn. Bạn Nam đã giấu bố mẹ dùng số tiền đó mua điện thoại để chơi game. Em có tán thành với việc làm của bạn Nam không? Vì sao? Qua bài học về quản lí tiền, nếu em là Nam thì em sẽ làm gì để sử dụng số tiền đó hiệu quả nhất? BÀI LÀM ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ..............................................................................................................................................................
- ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ II, NĂM HỌC 2023-2024 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 7 I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Mỗi lựa chọn đúng ghi 0,25 điểm 4 câu đúng được ghi 1,0 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 1 1 15 1 17 18 19 20 2 3 4 6 Đáp B C D D C A B B A D B A A C B B C C A A án II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) BIỂU CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM Câu 1 a. Khi xảy ra bạo lực học đường, học sinh cần phải bình tỉnh, kiềm chế cảm (2 xúc tiêu cực, chủ động nhờ người khác giúp đỡ, quan sát xung quanh để tìm 0,5 điểm) đườngthoát.. 0,5 Học sinh không nên: tỏ thái độ khiêu khích, thách thức, sử dụng hành vi bạo lực đáp trả, kêu gọi bạn bè cùng tham gia bạo lực … b. Trong lớp em còn hiện tượng học sinh đánh nhau, chia bè phái gây mất đoàn 0,25 kết, em thấy các bạn làm như vậy là chưa đúng, Gây gổ đánh nhau hay chia bè phái là một trong những biểu hiện của bạo lực học 0,5 đường. Em sẽ khuyên các bạn không nên làm như vậy. Em có thể nhờ sự can thiệp của giáo viên chủ nhiệm để kịp thời có cách giáo dục 0,25 phù hợp. Câu 2 Thói quen chi tiêu của H là chưa hợp lí, lãng phí tiền vào những mặt hàng 1 (2 không thiết yếu. Chưa biết cách quản lí tiền. điểm) Lời khuyên: H nên lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu; rèn luyện cho 0,5 mình những thói quen chi tiêu hợp lí hơn. + Chỉ mua những thứ cần thiết và trong khả năng chi trả của bản thân. Chỉ 0,5 vay tiền khi thực sự cần.
- Câu 3 *Em không tán thành với việc làm của bạn Nam vì: 0,25 (1 - Bạn Nam chưa biết cách quản lí tiền. 0,25 điểm) *Qua bài quản lí tiền, nếu em là Nam, em sẽ nói cho bố mẹ biết em được bao nhiêu 0,5 tiền, e m sẽ xin bố mẹ giữ lại 1 phần nhỏ để chi tiêu cá nhân và ủng hộ quỹ vì người nghèo. Phần còn lại em sẽ nhờ bố mẹ giữ hộ. * Lưu ý: Giáo viên có thể linh hoạt khi chấm bài với những cách giải thích khác phù hợp. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ II, NĂM HỌC 2023-2024 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 7 DÀNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (10 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 1 1 15 16 17 18 19 20 2 3 4 Đáp B C D D C A B B A D B A A C B B C C A A án Tiên Ngọc, ngày 10 tháng 3 năm 2024 HIỆU TRƯỞNG Tổ trưởng Giáo viên bộ môn Bùi Thị Thanh Phương NguyễnThanh Tấn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p | 154 | 17
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 47 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p | 44 | 6
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 50 | 6
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p | 50 | 5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 39 | 4
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p | 51 | 4
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p | 40 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p | 42 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p | 33 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 51 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 43 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 51 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
67 p | 43 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 46 | 3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p | 62 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 64 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn