intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An

  1. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KHUNG MA TRẬN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 NGUYỄN BỈNH KHIÊM Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Lớp 7 - Trắc nghiệm: 15 câu x 1/3 điểm/1 câu = 5.0 điểm - Tự luận: 3 câu = 5.0 điểm Mức độ Nội đán Tổng Mạc dun h h g/Ch giá nội ủ Vận Nhậ Thô Vận dun đề/B dụn Số n ng dụn Điểm g ài g câu biết hiểu g cao TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Ph òn g, ch Giáo ốn dục g kĩ bạ 1/2 1 ½ 2 năn 6 / 2 / / 8 5.67 o 1đ 1đ 1đ 3đ g lực sốn họ g c đư ờn g Giáo Quả dục n lí quả tiền 1/2 1/2 1 6 / 1 / / / 7 4.33 n lí 1đ 1đ 2đ kinh tế Tổn 1 3/2 ½ g số 12 / 3 / / 15 3 18 2đ 2đ 1đ câu Tỉ lệ 100 40% / 10% 20% / 20% / 10% 50% 50% % %
  2. Tỉ lệ 100 40% 30% 20% 10% 50% chung % BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN GDCD 7 (Thời gian: 45 phút) TT Số câu hỏi theo mức độ đánh giá Nội dung Mạch nội (Tên Mức độ dung bài/Chủ đánh giá đề) Nhận Thông Vận dụng Vận dụng biết hiểu cao
  3. Giáo dục Phòng, Nhận 1 TL kĩ năng chống biết: 2TN sống bạo lực - Khái ½ TL ½ TL học niệm, đường biểu hiện, nguyên 6TN nhân, hậu quả của bạo lực học đường (BLHĐ). - Một số văn bản pháp luật quy định việc phòng, chống BLHĐ. Thông 1 hiểu: - Xác định được cách ứng xử phù hợp khi gặp BLHĐ. - Xác định và giải thích được hành vi của chủ thể vi phạm pháp luật vì gây ra bạo lực học đường. Vận dụng: Thực hiện được một
  4. số việc làm phù hợp để phòng tránh BLHĐ. Vận dụng cao: Vận dụng các kiến thức đã học để ứng phó với tình huống BLHĐ. Giáo dục Quản lí Nhận 1TN ½ TL quản lí tiền biết: ½ TL kinh tế Khái niệm, biểu hiện, 6TN nguyên tắc, ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả. Thông hiểu: - Câu cao dao/ tục ngữ về lối sống phung phí/ tiết kiệm. - Giải thích được vì sao cần phải quản lí tiền hiệu quả. Vận dụng:
  5. Thực hiện được một số việc làm phù hợp để quản lí tiền hiệu quả. 3/2 ½ Tổng 12TN 3TN, 1TL TL TL Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 100%
  6. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Lớp 7 NGUYỄN BỈNH KHIÊM Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: ……/…./20…. Họ và tên học sinh ……………………………………… Lớp …………………………… I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn một trong các chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án trả lời đúng và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong A. gia đình. B. cơ sở giáo dục. C. cơ quan làm việc. D. cộng đồng xã hội. Câu 2. Hành vi nào sau đây là biểu hiện của bạo lực học đường? A. Bố mẹ đánh đập, ngược đãi con cái. B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp. C. Con cái xúc phạm, lăng mạ cha mẹ. D. Bố mẹ phân biệt đối xử giữa các con. Câu 3: Việc phòng, chống bạo lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây? A. Bộ luật Dân sự năm 2015. B. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. C. Bộ luật Lao động năm 2020. D. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tác hại của bạo lực học đường? A. Gây ra những tổn thương về thân thể và tâm lý cho nạn nhân. B. Người bị bạo lực học đường có thể bị giảm sút kết quả học tập. C. Gây không khí căng thẳng trong gia đình và xã hội thiếu an toàn. D. Người gây bạo lực học đường không phải chịu các hình thức kỉ luật. Câu 5. Hành vi nào dưới đây là hành vi bạo lực học đường? A. N nhắc nhở H nên học hành nghiêm túc. B. Giờ ra chơi, K vô tình dẫm nát kính của L. C. T dọa sẽ đánh P vì không cho mình chép bài. D. Trong giờ kiểm tra, A lén nhìn bài của B. Câu 6. Em tán thành với ý kiến nào dưới đây? A. Đánh đập gây thương tích cho bạn học mới là bạo lực học đường. B. Bạo lực học đường chỉ gây ra những tác hại về sức khỏe, thể chất. C. Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành giáo dục. D. Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra. Câu 7. Nếu nhìn thấy tình trạng các bạn học sinh đang đánh nhau, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
  7. A. Không làm gì cả vì đó không phải việc của mình. B. Lấy điện thoại quay video rồi tung lên mạng xã hội. C. Reo hò, cổ vũ các bạn tiếp tục đánh nhau. D. Nhanh chóng báo cho những người lớn đáng tin cậy. Câu 8. Trên đường đi học về, có một nhóm bạn cùng trường vây xung quanh em để dọa nạt và có ý định đánh em. Trong trường hợp này, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Liều mình, kiên quyết chống trả đến cùng. B. Đứng nguyên cam chịu bạo lực từ các bạn. C. Bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra hoặc kêu gọi sự giúp đỡ. D. Tìm xung quanh xem có vũ khí nào để chống trả. Câu 9: Để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh có thể thực hiện hoạt động nào dưới đây? A. Thu gom phế liệu để bán. B. Nghỉ học để đi làm kiếm tiền. C. Làm tài xế xe ôm công nghệ. D. Đòi bố mẹ tăng thêm tiền tiêu vặt. Câu 10. Biết cách quản lí tiền giúp ta A. tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ. B. có nhiều tiền để mua mọi thứ mình thích. C. có nhiều tiền để mua hàng hiệu, đồ xa xỉ. D. dễ dàng tìm kiếm được việc làm phù hợp. Câu 11. Quản lí tiền là biết sử dụng tiền A. mọi lúc, mọi nơi. B. hợp lí, có hiệu quả. C. vào những việc mình thích. D. cho vay nặng lãi. Câu 12. Biểu hiện nào sau đây thể hiện lối sống biết quản lí tiền? A. Thường xuyên mua những thứ mình thích dù phải vay mượn. B. Mua sắm vật dụng đắt tiền để thể hiện đẳng cấp của bản thân. C. Vay tiền bạn bè thường xuyên dù đã được bố mẹ cho nhiều tiền. D. Mua những thứ cần thiết và phù hợp với khả năng chi trả. Câu 13. Câu ca dao nào dưới đây phê phán việc tiêu xài hoang phí? A. Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/ Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai. B. Đi đâu mà chẳng ăn dè/ Đến khi hết của, ăn dè chẳng ra. C. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. D. Tiền tài nay đổi mai dời/ Nghĩa nhân gìn giữ trọn đời với nhau. Câu 14. Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Chỉ những người nghèo khó mới cần phải tiết kiệm tiền. B. Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta có thêm một khoản tiền tiết kiệm. C. Học sinh có thể tăng thêm thu nhập bằng cách làm đồ thủ công để bán. D. Làm ra tiền đã khó nhưng quản lí chi tiêu, thực hành tiết kiệm còn khó hơn. Câu 15. Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của chi tiêu tiền hợp lí? A. Anh T dùng tất cả số tiền mình có để chơi đánh bạc. B. Mỗi tháng, anh A thường trích một khoản lương để tiết kiệm. C. Chị C mua váy áo thường xuyên dù không sử dụng đến. D. Chị N thường xuyên vay tiền của bạn để đi mua sắm.
  8. II. TỰ LUẬN: (5.0 điểm) Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. (2.0 điểm) a/ Vì sao cần phải quản lí tiền hiệu quả? b/ Là một học sinh, em cần làm gì để quản lí tiền hiệu quả? Câu 2. (1.0 điểm) Hãy nêu những điều em có thể làm để phòng, chống bạo lực học đường? Câu 3. (2.0 điểm) Do có mâu thuẫn trước đó nên M bị một nhóm học sinh nam cùng trường chặn đường, đánh đập gây thương tích nhẹ. Vì bị đe dọa nên M không dám kể lại sự việc cho bố mẹ và thầy cô biết vì sợ sẽ bị trả thù mà chỉ chia sẻ cho H – bạn thân của M nghe, để H giúp M xử lí vết thương. a. Theo em, trong tình huống trên, các bạn nam chặn đường đánh bạn M như vậy có vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường hay không? Vì sao? b. Nếu là H, em sẽ làm gì trong tình huống trên? -----Hết-----
  9. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 MÔN CÔNG DÂN 7 TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) (0.33đ/1 câu) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B B A D C D D C A A B D B A B TỰ LUẬN Câu Nội dung Biểu điểm Câu 1 a. Cần phải sử dụng tiền một cách hợp lí, hiệu quả, 1 điểm vì: việc quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta: + Rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lí, tiết kiệm. + Cân bằng tài chính hiện tại. + Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai; đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra và có thể giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn. + Tạo dựng cuộc sống ổn định, tự chủ và không ngừng phát triển. b. Để quản lí tiền hiệu quả, học sinh cần: + Sử dụng tiền hợp lí, hiệu quả + Đặt mục tiêu và thực hành tiết kiệm. + Học cách kiếm tiền phù hợp. 1 điểm Câu 2 Những điều em có thể làm để phòng, chống bạo 1 điểm lực học đường: - Em cần: + Kết bạn với những bạn tốt. + Trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường. + Thông báo với giáo viên hoặc những người lớn đáng tin cậy khi phát hiện nguy cơ bạo lực học đường.
  10. + Rời khỏi những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường. - Em cần tránh: Kết bạn với những bạn xấu, tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè, tụ tập ở những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường,... Câu 3 a. Các bạn nam chặn đường đánh bạn M như vậy là 1 điểm vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường (BLHĐ). Vì: Các bạn nam đó đã có những hành vi BLHĐ với bạn M như chặn đường doạ nạt, đánh đập làm ảnh hưởng đến thân thể và tâm lí của bạn M. b. Nếu là H, trong trường hợp trên nên: - An ủi, động viên, giúp bạn xử lí vết thương và ổn định tâm lí. - Khuyên bạn M không nên giấu giếm mà nên 1 điểm thông báo sự việc với bố mẹ, giáo viên để được hỗ trợ giải quyết, đảm bảo an toàn. - Phân tích cho bạn M hiểu nếu không thông báo cho bố mẹ hoặc thầy cô thì tình trạng trên có thể sẽ tiếp tục xảy ra. Nếu M vẫn không nghe thì bản thân sẽ tự thông tin sự việc cho giáo viên biết. * Lưu ý: Giáo viên có thể linh hoạt khi chấm bài với những cách giải thích khác phù hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2