Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên
lượt xem 1
download
Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên
- UBND HUYỆN DUY XUYÊN MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN NH 2023-2024 Môn GDCD - Lớp 7 Thời gian làm bài: 45 phút I.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II - Trắc nghiệm: 15 câu x 1/3 điểm/1 câu = 5,0 điểm - Tự luận: 3 câu = 5,0 điểm Tổng Mức độ đánh giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Số câu Tổng cao điểm Mạch Nội TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL nội dung dung/Chủ đề/Bài Giáo dục 1. Bài 7: 6 2 1 1 8 2 6.66 đ đạo đức Phòng Câu câu câu chống bạo 2đ 2đ lực học đường 2. Bài 8: 6 1 1 7 2 3.3 3 đ Quản lý 1đ tiền Tổng số 12 3 1 1 1 15 3 10 câu 4đ 1đ 2đ 2đ 1đ 5đ 5đ 10đ Tỉ lệ % 40% 10% 20% 20% 10% 50 50 100 Tỉ lệ 40 30 20 10 50 50 100 chung
- II.BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội Vận Nhận Thông Vận dung Mức độ kiến thức, kĩ năng cần dụng biết hiểu dụng TT kiến kiểm tra, đánh giá cao thức TN TL TN TL TN TL TN T L Nhận biết: Nêu được các biểu hiện của bạo lực học đường, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường. Nêu được một số quy định của pháp luật liên quan đến phòng chống bạo lực Bài 7: học đường Phòng, Thông hiểu: chống 1 Hình thành được các kỹ năng cơ bản để 6 2 2 bạo lực ứng phó với bạo lực học đường một học cách cụ thể đường Phân biệt được nguyên nhân cũng như tác hại của bạo lực học đường Vận dụng: Qua tình huống cụ thể, chỉ ra được các cách ứng phó với bạo lực học đường bằng những việc làm cụ thể phù hợp. Nhận biết: Nêu được ý nghĩa của việc quản lý tiền hiệu quả. Bài 8: Kể ra được một số nguyên tắc quản lý 2 Quản lý 6 1 1 tiền có hiệu quả tiền Thông hiểu: Chỉ ra được ý nghĩa to lớn của việc quản lý tiền hiệu quả đối với bản thân
- Vận dụng: Vận dụng cao: Áp dụng được những hiểu biết về quản lý tiền để vận dụng vào xử lý các tình huống cụ thể để từ đó rút ra được bài học cho bản thân mình Hình thành được tiêu dùng hợp lý tiết kiệm, xây dựng được kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp Tổng 12 0 3 1 1 1 UBND HUYỆN DUY XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II. NH 2023-2024 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Môn: GDCD- Lớp 7 . ĐỀ A
- Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên học sinh: Điểm: Lời phê của giáo viên ...............................................,Lớp 7/ I. TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm) Chọn phương án đúng trong các câu sau và ghi vào bài làm Câu 1. “Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về: thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục.” Đây là nội dung thể hiện khái niệm A. Bạo lực học đường. B. Bạo lực gia đình. C. Bạo lực cộng đồng. D. Bạo lực xã hội. Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường? A. Sự tác động của các trò chơi bạo lực. B. Sự chênh lệch về kết quả học tập. C. Giáo dục gia đình. D. Sự quan tâm của bố mẹ đến con cái. Câu 3. Đâu không phải và biểu hiện của bạo lực học đường A. Cô lập bạn cùng lớp. B. Chế giễu, bắt nạt bạn cùng lớp. C. Chép bài tập về nhà của bạn cùng lớp D. Đánh đập bạn cùng lớp. Câu 4. Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường là do A. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi. B. sự thiếu hụt kĩ năng sống. C. mong muốn thể hiện bản thân. D. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực. Câu 5. Hành vi nào sau đây là biểu hiện của bạo lực học đường A. Quan tâm, giúp đỡ bạn cùng lớp. B. Đánh đập, xâm hại thân thể bạn học. C. Hỗ trợ, động viên khi bạn gặp khó khăn. D. Quan tâm, động viên khi bạn gặp chuyện buồn. Câu 6. Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây A. Đánh đập con cái thậm tệ. B. Phê bình học sinh trên lớp. C. Phân biệt đổi xử giữa các con. D. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp. Câu 7. Quản lí tiền hiệu quả là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho A. cân đối và tằn tiện. B. cân đối và có nhiều lợi ích nhất. C. cân đối và phù hợp. D. hiệu quả và tiết kiệm. Câu 8. Việc hiểu rõ các khoản tiền mà mình có và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối, phù hợp là nội dung của khái niệm: A. Quản lí tiền. B. Tiết kiệm tiền. C. Chỉ tiêu tiền. D. Phung phí tiền. Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả? A. Chủ động chi tiêu hợp lí. B. Rèn luyện tiết kiệm. C. Dự phòng cho trường hợp khó khăn. D. Nâng cao thu nhập hàng tháng. Câu 10. Để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh có thể thực hiện hoạt động nào dưới đây? A. Thu gom phế liệu. B. Nghỉ học để đi làm kiếm tiền. C. Làm tài xế xe ôm công nghệ. D. Đòi bố mẹ tăng thêm tiền tiêu vặt. Câu 11. Biết cách quản lí tiền giúp ta chủ động A. trong lao động. B. trong cuộc sống . C. làm những gì mình thích. D. tìm kiếm việc làm. Câu 12. Để quản lí tiền có hiệu quả, cần A. không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học. B. bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình. C. đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền. D. đòi mẹ mua những thứ mình thích mặc dù không dùng đến. Câu 13. Phát biểu nào dưới đây đúng A. Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau. B. Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra. C. Bạo lực học đường chỉ gây ra những tác hại về sức khỏe, thể chất. D. Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành giáo dục. Câu 14. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường A. Ông K đánh con vì trốn học để đi chơi game.
- B. Cô giáo phê bình P vì thường xuyên đi học muộn. C. Bạn A nhắc nhở bạn Q không nên nói chuyện trong giờ học. D. Bạn T đe dọa sẽ đánh bạn M vì không cho mình chép bài. Câu 15. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường A. Tẩy chay, xa lánh bạn cùng lớp. B. Gây gổ, đánh nhau với các bạn cùng lớp. C. Tâm sự, chia sẻ khi bạn cùng lớp có chuyện buồn. D. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn học. II. TỰ LUẬN (5.0 đ) Câu 1. ( 2 điểm): Hiện nay bạo lực vẫn tiếp tục xảy ra trong trường học. Em hãy cho biết những nguyên nhân của bạo lực học đường? Nhằm góp phần xây dựng một trường học “thân thiện, học sinh tích cực”, theo em cần có những biện pháp nào để phòng tránh không để cho bạo lực học đường diễn ra? Câu 2. ( 2 điểm): H và T cùng học lớp 7/4, do có một số hiểu lầm hai bạn đã nhiều lần to tiếng cãi vã nhau, H đã chụp ảnh của T dăng tải lên Facebook cùng với những lời lẽ không hay, có ý bêu rếu và nói xấu T. T đã bật khóc nhìn hình ảnh và đọc những dòng chữ đó. a) Hành vi đăng ảnh của người khác cùng những lời lẽ xúc phạm lên mạng xã hội có phải là hành vi bạo lực học đường không? b) Theo em, trong trường hợp này T phải ứng phó như thế nào với hành vi của H? Câu 3. ( 1 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Tiết kiệm tiền chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều.” - Em đồng tình hay không đổng tình với ý kiến trên? Vì sao? BÀI LÀM I. TRẮC NGHIỆM : Mỗi ý đúng 0.33đ. Ba ý đúng 1đ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 II. TRẮC NGHIỆM UBND HUYỆN DUY XUYÊN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Môn: GDCD – Lớp 7. ĐỀ A
- I. TRẮC NGHIỆM: Mỗi lựa chọn đúng ghi 0,33 điểm (3 câu đúng được ghi 1,0 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án A D C D B D D A D A B C B D C II. TỰ LUẬN Câu Nội dung Điểm Câu 1 a) Nguyên nhân của BLHĐ. ( 2 điểm) Do đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi học sinh, do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống, do ảnh hưởng từ môi trường gia đình, môi trường xã hội không lành mạnh; 0,5đ do sự thiếu quan tâm từ cơ sở giáo dục,.. b) Để tránh bạo lực học đường em cần: 0,5đ -Kết bạn với những bạn tốt, trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường. 0,5đ -Thông báo cho giáo viên hoặc những người lớn đáng tin cậy khi phát hiện nguy cơ bạo lực học đường. Rời khỏi những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực 0,5đ học đường,... -Cần tránh: kết bạn với những bạn xấu, tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè, tụ tập ở những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường,... Câu 2 a) Hành vi đăng ảnh của người khác cùng những lời lẽ xúc phạm lên mạng xã 1đ ( 2 điểm) hội đó là hành vi bạo lực học đường. b) Theo em, trong trường hợp này T cần phải bình tĩnh, kiềm chế các cảm xúc 1đ tiêu cực, chủ động nói chuyện với bố mẹ, thầy cô và nhờ mọi người giúp đỡ, giải quyết để chấm dứt bạo lực học đường từ bạn học trong lớp. Câu 3 - Em không đồng ý với ý kiến trên. 0,25đ ( 1 điểm) - Tiết kiệm tiền không chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều tiền mà còn rất cần với người chi tiêu ít, vì người chi tiêu ít có thể là vì họ có thu nhập thấp, 0,75đ không có nhiều tiền. Trong trường hợp này, càng cẩn phải biết tiết kiệm tiền, biết cân nhắc nên chi tiêu những gì thật là cần thiết, không nên phung phí. UBND HUYỆN DUY XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II. NH 2023-2024 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Môn: GDCD Lớp 7. ĐỀ B Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên học sinh: Điểm: Lời phê của giáo viên
- ...............................................,Lớp 7/ I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm). Chọn một phương án trả lời đúng của mỗi câu sau, rồi ghi xuống phần bài làm Câu 1. Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về: thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây? A. Bạo lực gia đình. B. Bạo lực học đường. C. Bạo lực cộng đồng. D. Bạo lực xã hội. Câu 2. Nguyên nhân chủ quan quan của bạo lực học đường là do A. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi. B. cha mẹ thiếu sự quan tâm đến con cái. C. thiếu sự giáo dục của gia đình. D. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực. Câu 3. Hành vi nào sau đây là biểu hiện của bạo lực học đường A. Quan tâm, giúp đỡ bạn cùng lớp. B. Đánh đập, xâm hại thân thể bạn học. C. Hỗ trợ, động viên khi bạn gặp khó khăn. D. Quan tâm, động viên khi bạn gặp chuyện buồn. Câu 4. Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là hành vi sử dụng vũ lực để A. nhận xét. B. chia sẻ. C. nghiêm khắc. D. đánh đập. Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phải hậu quả của bạo lực học đường A. Những tổn thương về cơ thể. B. Những bất hòa trong gia đình. C. Những tổn thương về mặt tâm lí. D. Những tác động tiêu cực đến xã hội. Câu 6. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh không nên có hành động A. Yêu cầu sự trợ giúp về mặt y tế hoặc tâm lí. B. Kêu cứu để thu hút sự chú ý. C. Rời khỏi vị trí nguy hiểm. D. Giữ kín và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn. Câu 7. Một trong những nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả là: A. chi tiêu hợp lí và tiết kiệm thường xuyên. B. chi tiêu hợp lí và tăng nguồn thu. C. tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu. D. chi tiêu hợp lí, tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu. Câu 8. Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện tính tiết kiệm và ý thức: A. trách nhiệm. B. tự lập. C. thông cảm. D. chia sẻ. Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả? A. Chi tiêu hợp lí. B. Tiết kiệm thường xuyên. C. Tăng nguồn thu nhập. D. Mua nhiều đồ xa xỉ. Câu 10. Quản lý tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta A. tăng thu nhập hàng tháng. B. nâng cao đời sống vật chất. C. chủ động chi tiêu hợp lí. D. nâng cao đời sống tinh thần. Câu 11. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần thực hiện hành vi nào dưới đây? A. Cứ để bạo lực học đường diễn ra bình thường. B. Tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn với nhau. C. Giữ kín chuyện để không ai biết. D. Liên hệ với người lớn để có sự hỗ trợ phù hợp. Câu 12. Hành vi nào sau đây là bạo lực học đường A. T và D đi qua nhà ông H và bắt trộm gà của nhà ông H. B. T lấy bút của H để dùng khi chưa hỏi ý kiến của H. C. K lấy kính của L và dẫm nát kính của L. D. A trong giờ kiểm tra lén nhìn bài của B. Câu 13. Câu ca dao, tục ngữ ngữ nào dưới đây phê phán việc tiêu xài hoang phí? A. Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/ Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai. B. Đi đâu mà chẳng ăn dè/ Đến khi hết của, ăn dè chẳng ra. C. Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn.
- D. Năng nhặt, chặt bị. Câu 14. Thiếu đức tính tiết kiệm, con người dễ rơi vào A. hà tiện. B. hoàn thiện. C. phung phí, hư hỏng. D. bao dung. Câu 15. Một trong những nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả là: A. chi tiêu hợp lí và tiết kiệm thường xuyên. B. chi tiêu hợp lí và tăng nguồn thu. C. tiết kiệm thường xuyên và tăng nguổn thu. D. chi tiêu hợp lí, tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu. II. TỰ LUẬN Câu 1. ( 2 điểm) Hiện nay bạo lực vẫn tiếp tục xảy ra trong trường học. Em hãy cho biết những nguyên nhân của bạo lực học đường?? Nhằm góp phần xây dựng một trường học “thân thiện, học sinh tích cực”, Theo em để xử lý hậu quả do bạo lực học đường gây ra, chúng ta cần phải làm gì? Câu 2. ( 2 điểm) N là lớp trưởng của lớp 7/2, trong giờ sinh hoạt lớp N đã thẳng phê bình các bạn vi phạm nội quy làm ảnh hưởng đến phong trào học tập của lớp, số bạn bị phê bình đã bịa chuyện nói xấu N, Trong đó có chuyện bịa là N hay “nịnh hót” nên mới được bầu làm lớp trưởng, hay chuyện chê N “béo như lợn”, “xấu tính”, và còn nhiều chuyện rất không hay về N và gia đình. Chỉ một thời gian sau, những lời nói xấu N bị đăng tải lên Facebook. Lúc đó có rất nhiều người hùa theo chửi bới N mà chẳng cần biết chuyện đúng hay sai sự thật. Từ đó N không sao chịu nổi và trở nên trầm cảm. a) Em có nhận xét gì về hành vi của những bạn trong lớp đối với N? b) Em có thể làm gì để giúp cho N trong trường hợp này? Câu 3: ( 1 điểm) Có ý kiến cho rằng:“ Học sinh không nên giữ tiền vì không giữ được tiền cẩn thận và hay chi vào những việc không cần thiết”. - Em đồng tình hay không đổng tình với ý kiến trên? Vì sao? BÀI LÀM I. TỰ LUẬN : Mỗi ý đúng 0.33đ. Ba ý đúng 1đ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 II.TRẮC NGHIỆM UBND HUYỆN DUY XUYÊN TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM Môn: GDCD - Lớp 7. ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM Mỗi lựa chọn đúng ghi 0,33 điểm (3 câu đúng được ghi 1,0 điểm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
- Đáp án B A B D B D D A D C D C B C D II. TỰ LUẬN Câu Nội dung Điểm Câu 1a) Nguyên nhân của BLHĐ.: Do đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi học sinh, do thiếu (2 kiến thức, thiếu kĩ năng sống, do ảnh hưởng từ môi trường gia đình, môi trường xã 0,5đ điểm) hội không lành mạnh; do sự thiếu quan tâm từ cơ sở giáo dục,.. b) Để xử lí hậu quả của BLHĐ -Thông báo sự việc với bố mẹ, người thân, thầy cô, công an và nhờ họ hỗ trợ đảm bảo an toàn. 0,5đ - Nhờ sự trợ giúp từ các cơ sở chuyên môn như bệnh viện, phòng tư vấn tâm lí học đường… 0,5đ - Tránh giấu giếm, bao che, tự giải quyết bằng các biện pháp tiêu cực …. 0,5đ Câu 2 a) Hành vi của những bạn trong lớp bịa chuyện, nói xấu, đưa thông tin lên mạng xã 1đ (2 hội sai sự thật, hùa theo chửi bới N làm cho N bị trầm cảm là hành động bạo lực điểm) học đường. b) Trong trường hợp này, em có thể tư vấn cho N hãy bình tĩnh và chia sẻ với mọi 1đ người, nhất là với bố mẹ, thầy cô để mọi người giúp đỡ, kịp thời ngăn chặn. Khuyên bạn không nên giấu giếm sự việc này và hãy thỏa mái tinh thần để khỏi ảnh hưởng đến sức khỏe, đến việc học tập. Câu 3 - Em không đồng ý với ý kiến trên 0,25đ (1 - Trong thực tế, mỗi học sinh sẽ có lúc cần có tiền để chi cho những việc cẩn thiết. điểm) Vì vậy, mỗi người cần có một số tiền nhất định dự phòng trong người. Hiện nay, nhiều học sinh còn thiếu kĩ năng trong việc quản lí tiển, khi có tiền thì không biết giữ gìn cẩn thận hoặc khi chi tiêu thì không hợp lí. Vì thế, học sinh cần phải rèn 0,75đ luyện kĩ năng tài chính. Duyệt của lãnh đạo nhà Duyệt của TT/TPCM Người ra đề trường Ngô Thị Tường Vy Văn Thị Bích Liên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 172 | 9
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Kim Liên
10 p | 50 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 68 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 56 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Long
4 p | 48 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tam Thái
12 p | 52 | 5
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 - Trường Tiểu học Hòa Bình 1
3 p | 58 | 5
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành
4 p | 51 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 75 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 61 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Đại An
3 p | 43 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 108 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
13 p | 61 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 73 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Thạch Bằng
6 p | 32 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 66 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành B
4 p | 46 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 81 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn