intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn

  1. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HIỆP Môn: Giáo dục công dân - Lớp 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra:…………………………. Điểm: Nhận xét của giáo viên Họ và tên:……………………............... Lớp: I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Em hãy khoanh tròn vào phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu sau: Câu 1. Hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình là hành vi A. bạo lực giới. B. bạo lực xã hội. C. bạo lực gia đình. D. bạo lực học đường. Câu 2. Hành vi ngược đãi, đánh đập các thành viên khác trong gia đình làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ là hình thức bạo lực gia đình về A. tinh thần. B. kinh tế. C. thể chất. D. tình dục. Câu 3. Hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm của các thành viên trong gia đình là một trong những hình thức bạo lực gia đình về A. thể chất. B. tinh thần. C. kinh tế. D. tình dục. Câu 4. Bạo lực gia đình về mặt tình dục thể hiện ở hành vi nào dưới đây đối với các thành viên trong gia đình? A. Ngược đãi thân thể. B. Xúc phạm danh dự. C. Chiếm đoạt tài sản. D. Cưỡng ép sinh con. Câu 5. Để phòng tránh bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành động nào sau đây? A. Dùng lời nói và thái độ tiêu cực để tỏ thái độ thách thức. B. Nhờ người khác can thiệp bằng các biện pháp tiêu cực. C. Tỏ thái độ tiêu cực, ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực. D. Tôn trọng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình. Câu 6. Những hành vi nào sau đây dẫn tới bạo lực gia đình? A. Vợ chồng đi làm về cùng nhau vào bếp. B. Sáng sớm thức dậy cùng nhau chuẩn bị đi làm. C. Con bị ốm, cả cha mẹ đều cùng nhau thức để trông con. D. Có thành viên trong gia đình nghiện rượu, nghiện ma tuý. Câu 7. Nhân vật nào dưới đây đã có hành vi bạo lực gia đình? A. Bố mẹ K rất yêu thương, quan tâm đến việc học hành của K. B. Chị X luôn kính trọng, yêu thương và quan tâm tới bố mẹ. C. Bạn T luôn yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ em gái. D. Anh C ép chị P sinh bằng được con trai để “nối dõi tông đường”.
  2. Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của bạo lực gia đình? A. Gây thương tích về thân thể đối với những người bị bạo lực. B. Là nguyên nhân duy nhất khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ. C. Gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội. D. Làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực. Câu 9. Khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta không nên thực hiện hành vi nào sau đây? A. Kiềm chế cảm xúc tiêu cực. B. Kiềm chế lời nói tiêu cực C. Sử dụng bạo lực để đáp trả. D. Chủ động tìm người giúp đỡ. Câu 10. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “……… là việc xác định các khoản chi tiêu dựa trên những nguồn lực hiện có để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân, gia đình”. A. Kế hoạch chi tiêu. B. Kế hoạch tài chính. C. Quản lí tiền hiệu quả. D. Mục tiêu tài chính. Câu 11. Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân bao gồm bao nhiêu bước? A. 4 bước. B. 5 bước. C. 6 bước. D. 7 bước. Câu 12. Thói quen chi tiêu nào dưới đây là hợp lí? A. Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả. B. Mua tất cả mọi thứ mà mình thích, không quan tâm đến giá cả. C. Chỉ chọn mua những đồ có chất lượng thấp và giá cả rẻ nhất. D. Chỉ chọn mua những hàng hóa đắt tiền và chất lượng tốt nhất. Câu 13. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu? A. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta cân bằng được tài chính. B. Chỉ những người chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu. C. Những người giàu có, dư dả thì không cần lập kế hoạch chi tiêu. D. Học sinh nên tập trung học tập, không nên bận tâm đến tiền bạc. Câu 14. Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây? A. Cân bằng được tài chính. B. Thực hiện được tiết kiệm. C. Tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no. D. Chi tiêu những khoản không cần thiết. Câu 15. Sắp tới ngày sinh nhật của mẹ, M muốn mua một món quà tặng mẹ, nhưng số tiền tiết kiệm của M chỉ có 150.000 đồng. Nếu là M, trong trường hợp trên, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Trộm tiền của bố để có thêm tiền mua quà tặng mẹ. B. Tự tay làm một món quà nhỏ (thiệp, bánh,…) tặng mẹ. C. Ngó lơ, coi như mình không biết ngày sinh nhật của mẹ. D. Vay thêm tiền của các bạn để mua quà đắt tiền tặng mẹ. II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi Do bố mẹ li hôn nên bạn C sống cùng với với bố và mẹ kế. Trước mặt bố, mẹ kế luôn ngọt ngào, nhưng khi bố vừa đi khỏi nhà, C đã bị mắng chửi, thậm chí bị đánh đập. Nếu em là C, trong tình huống trên em sẽ làm gì? Câu 2. (2.0 điểm) Em tán thành hay không tán thành với ý kiến sau đây? Vì sao? a. Chỉ những người có thói quen chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu.
  3. b. Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu để thực hiện mục tiêu tiết kiệm. Câu 3. (1.0 điểm) Cho tình huống: Trong dịp Tết, bạn N nhận được 1.000.000 đồng tiền mừng tuổi. Bạn đã lên kế hoạch chi tiêu từ khoản tiền này như sau: mua quà biếu bà nội, mua bộ sách học tiếng Anh, mua một chiếc áo bạn rất thích, trích một phần cho quỹ từ thiện. Chiều nay, đang ở khu vui chơi với ba người bạn thân, biết N có tiền, các bạn muốn N dùng 400.000 đồng mua vé cho cả nhóm tham gia nhiều trò chơi rất hấp dẫn. Nếu em là bạn của N, em sẽ đưa lời khuyên và giúp N lập ra một kế hoạch chi tiêu như thế nào cho hợp lý? - HẾT- UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HIỆP GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: Giáo dục công dân – LỚP 8 I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Mỗi lựa chọn đúng ghi 0,33 điểm. 3 câu đúng ghi 1,0 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án C C B D D D D B C A B A A D B II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu Nội dung Điểm HS có thể đưa ra những cách xử lí khác nhau miễn là hợp lí, đúng chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Sau đây là một số gợi ý: Nếu là C, em sẽ: Câu 1 + Tìm thời điểm thuận lợi nói với bố về điều này. 0,5đ (2,0 điểm) + Nhờ sự trợ giúp của những người thân đáng tin cậy (ông bà, mẹ 0,5đ ruột, các chú, bác,..). 0,5đ + Hoặc gọi đến tổng đài bảo vệ trẻ em (111) để nhờ sự trợ giúp. 0,5đ + Gọi điện đến cơ sở y tế để điều trị (trong trường hợp cần thiết) +…… HS có thể tán thành hoặc không tán thành và có cách lí giải hợp lí, đúng đắn, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật (tùy cách diễn đạt của học sinh, GV linh hoạt ghi điểm) Gợi ý: Câu 2 a/ - Không tán thành. 0,5đ (2,0 điểm) - Vì: bất cứ ai cũng cần lập kế hoạch chi tiêu để làm chủ về tài
  4. chính. Tạo được thói quen chi tiêu có kế hoạch thì mới tránh được 0,5đ việc chi tiêu tùy tiện. b/ - Không tán thành. 0,5đ - Vì: Lập kế hoạch chi tiêu không chỉ để thực hiện mục tiêu tiết kiệm, kế hoạch chi tiêu chủ yếu giúp chúng ta có thể cân bằng 0,5đ được tài chính. HS có thể lập ra những kế hoạch chi tiêu khác nhau miễn là hợp lí. Sau đây là một số gợi ý: Nếu là bạn của N em sẽ khuyên N: Phương án 1: + Có thể đồng ý chi 400.000 đồng để mua vé tham gia vui chơi, 1,0đ Câu 3 nếu số tiền còn lại 600.000 đồng vẫn thực hiện được những dự (1,0 điểm) định chi tiêu khác như sau: - Mua quà biếu bà nội: 150.000 - Mua bộ sách học tiếng Anh: 100.000 - Mua áo: 150.000 - Ủng hộ từ thiện: 100.000 - Số tiền còn lại: 100.000 bỏ heo đất để tiết kiệm. Phương án 2: Có thể đề nghị các bạn chơi những trò chơi khác không phải chi nhiều tiền như vậy, có thể chỉ là 200.000 đồng để các bạn vẫn vui. Phương án 3: Có thể từ chối mua vé vui chơi để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra. Vì đây là một cách thực hiện nghiêm túc kế hoạch chi tiêu đã lập ra. +….. - HẾT-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2