intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Đại Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Đại Lộc” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Đại Lộc

  1. TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2023-2024 TỔ Anh-Sử-Địa-GDCD MÔN: GDCD 8 1.Ma Trận Mức độ nhận thức Tổng Vận TT Nhận Thông Vận Mạch nội dung dụng Số câu Tổng điểm Nội dung biết hiểu dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Giáo 1. Phòng dục kĩ chống 6 câu 1.5 0.5 2 5.66 năng bạo lực 2 câu 8 câu sống gia đình 2 Giáo 2. Lập kế dục kinh hoạch chi 6 câu 1 câu 0.5 0.5 7 câu 1 4.34 tế tiêu Tổng 12 3 1 1 1 15 3 10 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 50% 50% 100% Tỉ lệ 70% 30% chung 2. B ản đặc tả TT Mạch nội dung Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung Mức độ đánh giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1. Phòng chống Nhận biết: 6 câu 2 TN 0.5 TL bạo lực gia đình - Kể được các 1.5 TL hình thức bạo lực gia đình phổ biến. - Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
  2. Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung Mức độ đánh giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TT Mạch nội dung -Biết được cách phòng chống bạo lực gia đình Thông hiểu: - Phân tích được tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội. - Trình bày được cách phòng, chống bạo lực gia đình. Vận dụng: Phê phán các hành vi bạo lực gia đình trong gia đình và cộng đồng. 2 Giáo dục kinh tế 2. Lập kế hoạch Nhận biết: 6 câu 1 TN 0.5 TL 0.5 TL chi tiêu Biết được sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu. Thông hiểu: Hiểu được các cách chi tiêu hợp lí Trình bày được cách lập kế hoạch chi tiêu. Vận dụng: - Nhận xét được cách chi tiêu của người khác - Giải thích được vì sao cách chi tiêu đó không hợp lý - Giúp đỡ bạn bè,
  3. Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung Mức độ đánh giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TT Mạch nội dung người thân lập kế hoạch chi tiêu hợp lí. Vận dụng cao: Đưa ra được lời khuyên kế hoạch chi tiêu hợp lí của bản thân. Tổng 12 4.5 1 0.5 Tỉ lệ % 40 30 20 10 Tỉ lệ chung 70 30 Họ và tên HS KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II(2023-2024) Lớp Trường THCS MÔN: GDCD 8 (đề 1) Thời gian làm bài: 45 phút Điểm Chữ kí của giám thị Chữ kí của giám khảo A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng Câu 1: Lập kế hoạch chi tiêu hợp lí có ý nghĩa nào dưới đây? A. Giúp cân bằng tài chính. B. Không tiết kiệm được nhiều tiền. C. Khó có cuộc sống ổn định. D. Thêm các khoản chi phí không cần thiết. Câu 2: Không có kế hoạch chi tiêu chúng ta dễ rơi vào tình trạng nào dưới đây? A. Có cuộc sống ổn định. B. Thu không đủ bù chi. C. Thực hiện được tiết kiệm. D. Cân bằng được tài chính. Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc lập kế hoạch chi tiêu? A. Giúp mỗi cá nhân có thể định hướng tương lai. B. Giúp mỗi người quản lý tiền một cách hiệu quả. C. Phân bổ tiền phù hợp và đạt được các mục tiêu tài chính. D. Giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Câu 4: Lập kế hoạch chi tiêu hợp lí giúp con người A. lo sợ vì mọi thứ ngoài tầm kiểm soát. B. khó khăn thực hiện mục tiêu tài chính. C. không chủ động được biến cố xảy ra trong cuộc sống. D. dễ dàng quản lý tiền bạc và kiểm soát chi tiêu hiệu quả.
  4. Câu 5: Có mấy bước để lập kế hoạch chi tiêu hợp lí dưới đây? A. 3 bước. B. 5 bước. C. 4 bước. D. 6 bước. Câu 6: Đâu là một cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí dưới đây? A. Vay thêm tiền để thay điện thoại đời mới. B. Thích cái gì là phải mua bằng được. C. Không có nhu cầu vẫn mua hàng giảm giá D. Lên danh sách trước khi mua sắm. Câu 7: Cách thực hiện kế hoạch chi tiêu nào dưới đây chưa hợp lí? A. Lập danh sách các mục cần chi trong tháng B. Dù dịch bệnh vẫn chi tiêu như trước kia. C. Điều chỉnh kế hoạch chi tiêu theo nguồn thu D. Tiết kiệm để thực hiện kế hoạch dài hạn. Câu 8: Theo quy định của pháp luật, hành vi bạo lực gia đình không bao gồm việc làm nào dưới đây? A. Hành hạ, ngược đãi. B. Lăng mạ, chì chiết. C. Quan tâm, chăm sóc. D. Đánh đập, đe doạ. Câu 9: Có những hình thức bạo lực gia đình phổ biến nào sau đây? A. Bạo lực về tinh thần, sắc tộc, tình dục, thể chất. B. Bạo lực về thể chất, tinh thần, kinh tế, tình dục. C. Bạo lực về thể chất, tôn giáo, tình dục, kinh tế. D. Bạo lực về thể chất, kinh tế, tinh thần, màu da. Câu 10: Đâu không phải là một hình thức bạo lực gia đình phổ biến dưới đây? A. Bạo lực về thể chất. B. Bạo lực về tinh thần. C. Bạo lực về sắc tộc. D. Bạo lực về tình dục. Câu 11: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm? A. Kích động, xúi giục người khác thực hiện bạo lực gia đình. B. Tôn trọng, bình đẳng, chia sẻ với những người thân yêu. C. Kiềm chế cảm xúc tiêu cực, xây dựng gia đình đoàn kết. D. Bày tỏ thái độ yêu thương những người thân trong gia đình Câu 12: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của bạo lực gia đình? A. Gây tổn thương đến cuộc sống của người bị bạo lực. B. Là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tệ nạn xã hội. C. Là nguyên nhân chính dẫn đến tan vỡ gia đình. D. Làm rối loạn trật tự, an toàn, an ninh xã hội Câu 13: Đâu là tác hại của bạo lực gia đình đối với trẻ em dưới đây? A. Để lại di chứng nặng nề về thể chất, tinh thần. B. Muốn con nên người thì cũng cần đánh đập. C. Đó là một cách dạy dỗ nên không có tác hại. D. Chỉ gây hậu quả thương tật về mặt thể xác. Câu 14: Khi có dấu hiệu mình sắp bị bạo lực gia đình, trẻ em nên tránh làm điều nào dưới đây? A. Chạy sang nhà hàng xóm nhờ giúp đỡ. B. Gọi điện thoại cho công an (số 113). C. Để mặc cho người thân đánh đập mình. D. Hô hoán lớn để ngưới khác cứu giúp. Câu 15: Em đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề bạo lực gia đình?
  5. A. Bạo lực gia đình đã và đang gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. B. Chống bạo lực gia đình là trách nhiệm riêng của lực lượng công an. C. Người có hành vi bạo lực gia đình không vi phạm về pháp luật. D. Bạo lực gia đình chỉ gây nên đau đớn về thể xác cho nạn nhân. II. Tự luận (5 điểm) Câu 1. (1 điểm) Em hãy trình bày cách phòng tránh khi xảy ra bạo lực gia đình ? Câu 2. (2 điểm) Hiện nay bạo lực gia đình đang diễn ra tại nhiều địa phương, gây ra nhiều hậu quả và là vấn đề được cả xã hội quan tâm. a. Em có nhận xét và suy nghĩ gì về vấn đề này? b. Em hãy nêu 3 việc làm để góp phần phòng, chống bạo lực gia đình? Câu 3. (2 điểm) Cho tình huống sau: Bạn X có thói quen mua hàng chỉ với mục đích được bạn bè để ý hoặc để thể hiện bản thân là người biết cách tiêu tiền. Bạn Y khuyên bạn X không nên chỉ tiêu như vậy, nhưng bạn X gạt đi và cho rằng mình đã có kế hoạch chi tiêu hợp lí và chi tiêu là phải theo cảm xúc, chỉ cần mình thích và vui là được. Câu hỏi: a. Em thấy kế hoạch chi tiêu của bạn X đã hợp lí chưa? Giải thích ngắn gọn. b. Nếu là bạn Y, em sẽ tiếp tục khuyên bạn X như thế nào? Bài làm: ..................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................................... ..................................................... HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ MÔN GDCD LỚP 8 GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5.0 điểm). Mỗi câu đúng đạt 0.33đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án A B C D B D B C B C A B A C A
  6. II. TỰ LUẬN (5.0 điểm): Câu - Nội dung đáp án Điểm điểm Khi xảy ra bạo lực gia đình. Cần binh tĩnh, kiềm chế cảm xúc, tìm đường thoát, chủ động nhờ người giúp đỡ. Không nên dùng lời nói, thái độ tiêu cực 1 hoặc sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả 1 1 điểm a. HS có thể có cách lí giải khác nhau, hợp lí vẫn đánh giá cho điểm. 1 - Đây là một thực trạng đáng buồn, là vấn đề bức xúc của xã hội. Nó gây ra nhiều hậu quả nặng nề về thể xác và tinh thần cho con người. - Đây là vấn đề đòi hỏi cá nhân, gia đình và xã hội phải có biện pháp phòng chống và hạn chế. 2 b. HS nêu được 3 việc làm góp phần phòng chống bạo lực gia đình: VD. 2 điểm - Tuyên truyền pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình. - Tăng cường xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. 1 - Báo với cơ quan có thẩm quyền khi thấy có dấu hiệu bạo lực gia đình. - Mỗi thành viên trong gia đình phải luôn thấu hiểu, quan tâm lẫn nhau. 3 a. 1 2 điểm - Em thấy kế hoạch chi tiêu của bạn X chưa hợp lí. - Giải thích: + Bạn X có thói quen mua hàng chỉ với mục đích được bạn bè để ý hoặc để thể hiện bản thân là người biết cách tiêu tiền đó không phải là chi tiêu có kế hoạch hợp lí. + Bạn X cho rằng chi tiêu là phải theo cảm xúc, chỉ cần mình thích và vui là được đó là cách chi tiêu nguy hiểm, có thể dẫn đến trắng tay hoặc nợ nần bất cứ lúc nào,... + Khẳng định: Cách chi tiêu của bạn X là không có kế hoạch. b. Nếu là bạn Y, em sẽ tiếp tục khuyên bạn X như sau: - Bạn nên lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu hợp lí hơn. 1 - Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm và cần thực hiện tiết kiệm cho các mục tiêu dài hạn. (HS có thể có cách giải quyết khác, nếu hợp lí vẫn đánh giá
  7. cho điểm) Họ và tên HS KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II(2023-2024) Lớp Trường THCS MÔN: GDCD 8 (đề 2) Thời gian làm bài: 45 phút Điểm Chữ kí của giám thị Chữ kí của giám khảo A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng Câu 1: Theo quy định của pháp luật, hành vi bạo lực gia đình không bao gồm việc làm nào dưới đây? A. Hành hạ, ngược đãi. B. Lăng mạ, chì chiết. C. Quan tâm, chăm sóc. D. Đánh đập, đe doạ. Câu 2: Có những hình thức bạo lực gia đình phổ biến nào sau đây? A. Bạo lực về tinh thần, sắc tộc, tình dục, thể chất. B. Bạo lực về thể chất, tinh thần, kinh tế, tình dục. C. Bạo lực về thể chất, tôn giáo, tình dục, kinh tế. D. Bạo lực về thể chất, kinh tế, tinh thần, màu da. Câu 3: Đâu không phải là một hình thức bạo lực gia đình phổ biến dưới đây? A. Bạo lực về thể chất. B. Bạo lực về tinh thần. C. Bạo lực về sắc tộc. D. Bạo lực về tình dục. Câu 4: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm? A. Kích động, xúi giục người khác thực hiện bạo lực gia đình. B. Tôn trọng, bình đẳng, chia sẻ với những người thân yêu. C. Kiềm chế cảm xúc tiêu cực, xây dựng gia đình đoàn kết. D. Bày tỏ thái độ yêu thương những người thân trong gia đình Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của bạo lực gia đình? A. Gây tổn thương đến cuộc sống của người bị bạo lực. B. Là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tệ nạn xã hội. C. Là nguyên nhân chính dẫn đến tan vỡ gia đình. D. Làm rối loạn trật tự, an toàn, an ninh xã hội
  8. Câu 6: Đâu là tác hại của bạo lực gia đình đối với trẻ em dưới đây? A. Để lại di chứng nặng nề về thể chất, tinh thần. B. Muốn con nên người thì cũng cần đánh đập. C. Đó là một cách dạy dỗ nên không có tác hại. D. Chỉ gây hậu quả thương tật về mặt thể xác. Câu 7: Khi có dấu hiệu mình sắp bị bạo lực gia đình, trẻ em nên tránh làm điều nào dưới đây? A. Chạy sang nhà hàng xóm nhờ giúp đỡ. B. Gọi điện thoại cho công an (số 113). C. Để mặc cho người thân đánh đập mình. D. Hô hoán lớn để ngưới khác cứu giúp. Câu 8: Em đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề bạo lực gia đình? A. Bạo lực gia đình đã và đang gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. B. Chống bạo lực gia đình là trách nhiệm riêng của lực lượng công an. C. Người có hành vi bạo lực gia đình không vi phạm về pháp luật. D. Bạo lực gia đình chỉ gây nên đau đớn về thể xác cho nạn nhân. Câu 9: Lập kế hoạch chi tiêu hợp lí có ý nghĩa nào dưới đây? A. Giúp cân bằng tài chính. B. Không tiết kiệm được nhiều tiền. C. Khó có cuộc sống ổn định. D. Thêm các khoản chi phí không cần thiết. Câu 10: Không có kế hoạch chi tiêu chúng ta dễ rơi vào tình trạng nào dưới đây? A. Có cuộc sống ổn định. B. Thu không đủ bù chi. C. Thực hiện được tiết kiệm. D. Cân bằng được tài chính. Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc lập kế hoạch chi tiêu? A. Giúp mỗi cá nhân có thể định hướng tương lai. B. Giúp mỗi người quản lý tiền một cách hiệu quả. C. Phân bổ tiền phù hợp và đạt được các mục tiêu tài chính. D. Giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Câu 12: Lập kế hoạch chi tiêu hợp lí giúp con người A. lo sợ vì mọi thứ ngoài tầm kiểm soát. B. khó khăn thực hiện mục tiêu tài chính. C. không chủ động được biến cố xảy ra trong cuộc sống. D. dễ dàng quản lý tiền bạc và kiểm soát chi tiêu hiệu quả. Câu 13: Có mấy bước để lập kế hoạch chi tiêu hợp lí dưới đây? A. 3 bước. B. 5 bước. C. 4 bước. D. 6 bước. Câu 14: Đâu là một cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí dưới đây? A. Vay thêm tiền để thay điện thoại đời mới. B. Thích cái gì là phải mua bằng được. C. Không có nhu cầu vẫn mua hàng giảm giá D. Lên danh sách trước khi mua sắm. Câu 15: Cách thực hiện kế hoạch chi tiêu nào dưới đây chưa hợp lí? A. Lập danh sách các mục cần chi trong tháng B. Dù dịch bệnh vẫn chi tiêu như trước kia. C. Điều chỉnh kế hoạch chi tiêu theo nguồn thu D. Tiết kiệm để thực hiện kế hoạch dài hạn. II. Tự luận (5 điểm)
  9. Câu 1. (1 điểm) Em hãy trình bày cách phòng tránh sau khi xảy ra bạo lực gia đình ? Câu 2. (2 điểm) Hiện nay bạo lực gia đình đang diễn ra tại nhiều địa phương, gây ra nhiều hậu quả và là vấn đề được cả xã hội quan tâm. a. Em có nhận xét và suy nghĩ gì về vấn đề này? b. Em hãy nêu 3 việc làm để góp phần phòng, chống bạo lực gia đình? Câu 3. (2 điểm) Cho tình huống sau: Bạn X có thói quen mua hàng chỉ với mục đích được bạn bè để ý hoặc để thể hiện bản thân là người biết cách tiêu tiền. Bạn Y khuyên bạn X không nên chỉ tiêu như vậy, nhưng bạn X gạt đi và cho rằng mình đã có kế hoạch chi tiêu hợp lí và chi tiêu là phải theo cảm xúc, chỉ cần mình thích và vui là được. Câu hỏi: a. Em thấy kế hoạch chi tiêu của bạn X đã hợp lí chưa? Giải thích ngắn gọn. b. Nếu là bạn Y, em sẽ tiếp tục khuyên bạn X như thế nào? Bài làm: ..................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................................... ..................................................... HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ MÔN GDCD LỚP 8 GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5.0 điểm). Mỗi câu đúng đạt 0.33đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án C B C A B A C A A B C D B D B II. TỰ LUẬN (5.0 điểm): Câu - Nội dung đáp án Điểm điểm 1 - Để xử lí hậu quả của bạo lực gia đình. Nên thông báo sự việc với người 1 điểm thân, những người đáng tin cậy, nhờ sự trợ giúp từ bệnh viện, cơ sở tư vấn 1
  10. tâm lí, tổ hoà giải... Không nên giấu giếm, bao che cho đối phương, tự tìm cách giải quyết bằng những biện pháp tiêu cực a. HS có thể có cách lí giải khác nhau, hợp lí vẫn đánh giá cho điểm. 1 - Đây là một thực trạng đáng buồn, là vấn đề bức xúc của xã hội. Nó gây ra nhiều hậu quả nặng nề về thể xác và tinh thần cho con người. - Đây là vấn đề đòi hỏi cá nhân, gia đình và xã hội phải có biện pháp phòng chống và hạn chế. 2 b. HS nêu được 3 việc làm góp phần phòng chống bạo lực gia đình: VD. 2 điểm - Tuyên truyền pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình. - Tăng cường xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. 1 - Báo với cơ quan có thẩm quyền khi thấy có dấu hiệu bạo lực gia đình. - Mỗi thành viên trong gia đình phải luôn thấu hiểu, quan tâm lẫn nhau. a. 1 - Em thấy kế hoạch chi tiêu của bạn X chưa hợp lí. - Giải thích: + Bạn X có thói quen mua hàng chỉ với mục đích được bạn bè để ý hoặc để thể hiện bản thân là người biết cách tiêu tiền đó không phải là chi tiêu có kế hoạch hợp lí. 3 + Bạn X cho rằng chi tiêu là phải theo cảm xúc, chỉ cần mình thích và vui là 2 điểm được đó là cách chi tiêu nguy hiểm, có thể dẫn đến trắng tay hoặc nợ nần bất cứ lúc nào,... + Khẳng định: Cách chi tiêu của bạn X là không có kế hoạch. b. Nếu là bạn Y, em sẽ tiếp tục khuyên bạn X như sau: - Bạn nên lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu hợp lí hơn. 1 - Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm và cần thực hiện tiết kiệm cho các mục tiêu dài hạn. (HS có thể có cách giải quyết khác, nếu hợp lí vẫn đánh giá cho điểm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2