intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II- NĂM HỌC 2023- 2024 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - Lớp: 8 - Thời gian: 45 phút 1. Phạm vi kiến thức: Từ tuần 19 đến hết tuần 24 2. Hình thức kiểm tra: Kết hợp 50% TN và 50% TL 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra: Mức độ Nội nhận Tổng Mạch dung thức TT nội ( Tên Vận Nhận Thông Vận Tổng số dung bài/Chủ dụng biết hiểu dụng câu đề) cao TN TL TN TL TN TL TN Tổng điểm TL TN TL Phòng, Giáo chống dục kĩ bạo lực 2 1 câu 1 6 câu / 1 câu / / / 8 2 5,67 năng gia câu sống đình Lập kế Giáo 2 hoạch 6 câu / 1 câu / / 1 câu / / 7 1 4,33 dục chi tiêu kinh tế Tổng 12 / 3 1 / 1 / 1 15 3 số câu 10 điểm Tỉ lệ % 20% 20% 10% 20% 10% 10% 10% 50% 50% Tỉ lệ chung 40% 30% 20% 10% 100%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM GIỮA HỌC KỲ II- NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 8 Nội dung TT Số câu hỏi theo mức độ đánh giá Mạch nội (Tên dung bài/Chủ Mức độ Nhận Thông Vận dụng Vận dụng đề) đánh giá biết hiểu cao 1 Giáo dục Phòng, 6TN kĩ năng chống bạo Nhận biết: sống lực gia đình - Kể được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến. - Nêu được 2TN một số quy 1TL định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Thông hiểu: 1TL - Phân tích được tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với cá
  3. nhân, gia đình và xã hội. - Trình bày cách phòng, chống bạo lực gia đình. - Phê phán các hành vi bạo lực gia đình trong gia đình và cộng đồng. Vận dụng cao: - Xử lí tình huố ng trướ c bạo lực gia đìn h. 2 Giáo dục Lập kế Nhận biết: 6TN 1TN kinh tế hoạch chi - Nêu tiêu được sự 1TL cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu. Thông hiểu: -
  4. Trì nh bày đượ c các h lập kế hoạ ch chi tiêu . Vận dụng: - Lập được kế hoạch chi tiêu. - Giúp đỡ bạn bè, người thân lập kế hoạch chi tiêu hợp lí. Tổng 12TN 3TN,1TL 1TL 1TL Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ 100% chung
  5. TRƯỜNG: THCS KIM ĐỒNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023–2024 MÔN:GDCD - Lớp: 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 2 trang) Ngày kiểm tra:…../…../ …… Họ và tên học sinh.......................................................Lớp..................... Phòng thi.............. I. TRẮC NGHIỆM:(5,0 điểm) Chọn phương án trả lời ở mỗi câu rồi ghi vào giấy bài làm.(Ví dụ câu 1 chọn phương án trả lời là C thì ghi C) Câu 1. Hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương tới sức khoẻ, tính mạng của các thành viên trong gia đình là bạo lực về A. thể chất. B. tinh thần. C. kinh tế. D. tình dục. Câu 2. Để phòng tránh bạo lực gia đình, việc làm nào sau đây không nên làm? A. Tôn trọng, bình đẳng, chia sẻ, yêu thương. B. Rời khỏi nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình. C. Dùng lời nói, thái độ tiêu cực để thách thức. D. Nói với người đáng tin cậy để nhờ can thiệp. Câu 3. Người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình có trách nhiệm gì? A. Dùng điện thoại quay phim đăng lên Facebook. B. Đi chổ khác vì có thể bị liên lụy. C. Gọi thêm người đến để chứng kiến vụ việc. D. Ngăn cản hành vi bạo lực gia đình đang xảy ra. Câu 4. Có mấy hình thức bạo lực gia đình phổ biến? A. 3 hình thức. B. 4 hình thức. C. 5 hình thức. D. 6 hình thức. Câu 5. Theo quy định của Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, người có hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm gì? A. Chấm dứt hành vi bạo lực gia đình. B. Trả thù người đã ngăn cản hành vi bạo lực của mình. C. Yêu cầu người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe cho mình. D. Tự xử lí hậu quả bạo lực gia đình do mình gây ra. Câu 6. Em đồng tình với ý kiến nào sau đây? A. Bạo lực gia đình chỉ gây đau đớn về thể xác cho nạn nhân. B. Người gây ra hành vi bạo lực gia đình chỉ bị xã hội lên án. C. Nạn nhân bị bạo lực gia đình nên im lặng vì đây là chuyện riêng của gia đình. D. Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội. Câu 7. Trường hợp nào không phải là hành vi bạo lực gia đình? A. Đánh đập, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của các thành viên trong gia đình. B. Phân biệt đối xử về giới tính, năng lực của các thành viên trong gia đình. C. Lăng mạ hoặc có hành vi xúc phạm nhân phẩm của các thành viên trong gia đình. D. Chăm sóc an ủi, động viên, giúp đỡ người bị bạo lực gia đình. Câu 8. Em hiểu thế nào là bạo lực gia đình? A. Là hành vi bạo lực giữa các thanh niên trong cùng địa phương. B. Là hành vi sử dụng bạo lực giữa những người thân trong gia đình. C. Là hành vi sử dụng bạo lực để khống chế người khác. D. Là hành vi bắt nạt trong phạm vi trường học.
  6. Câu 9. Xác định các khoản chi tiêu dựa trên những nguồn lực hiện có để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân, gia đình là A. kế hoạch chi tiêu. B. quản lí tiền hiệu quả. C. kế hoạch tài chính. D. mục tiêu tài chính. Câu 10. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Lập kế hoạch chi tiêu chỉ dành cho người lớn tuổi, đã làm ra tiền. B. Lập kế hoạch chi tiêu chỉ dành cho người có thu nhập thấp. C. Lập kế hoạch chi tiêu sẽ giúp quản lí tiền một cách hiệu quả. D. Lập kế hoạch chi tiêu sẽ mất nhiều thời gian và công sức. Câu 11. Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây? A. Cân bằng được tài chính. B. Chi tiêu những khoản không cần thiết. C. Thực hiện được tiết kiệm. D. Tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no. Câu 12. Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân bao gồm bao nhiêu bước? A. 4 bước. B. 5 bước. C. 6 bước. D. 7 bước. Câu 13. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu? A. Chỉ những người chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu. B. Những người giàu có thì không cần lập kế hoạch chi tiêu. C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta cân bằng được tài chính. D. Học sinh nên tập trung học tập, không nên bận tâm đến tiền bạc. Câu 14. Nhân vật nào dưới đây đã chi tiêu, sử dụng tiền chưa hợp lí? A. Chị X dùng tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu. B. Anh K dùng 40% số tiền hiện có để chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu. C. Mỗi tháng, chị V tiết kiệm 1 triệu đồng để dự phòng rủi ro phát sinh. D. Bạn T chia số tiền mình có thành nhiều khoản với mục đích khác nhau. Câu 15. Thói quen chi tiêu nào dưới đây là hợp lí? A. Mua tất cả mọi thứ mà mình thích, không quan tâm đến giá cả. B. Chỉ chọn mua những đồ có chất lượng thấp và giá cả rẻ nhất. C. Chỉ chọn mua những hàng hóa đắt tiền và chất lượng tốt nhất. D. Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 16 ( 2.0 điểm): Em hãy trình bày các hình thức bạo lực gia đình phổ biến? Câu 17. (2.0 điểm): Giả định mỗi tuần em nhận được 50.000 đồng tiền tiêu vặt. a) Em sẽ chi tiêu cho những khoản nào? b) Theo em, làm thế nào để chi tiêu hiệu quả số tiền đó? Câu 18. (1.0 điểm): Mỗi lần say rượu, bố N thường gây sự rồi đánh đuổi mẹ con N. Hôm nay, thấy bố đi làm về với dáng đi lảo đảo, miệng thì lầm bầm. Mẹ con N sợ hãi không biết nên làm gì để tránh bị bạo hành. Nếu em là N, em sẽ làm gì trong tình huống này? HẾT
  7. TRƯỜNG: THCS KIM ĐỒNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023–2024 MÔN:GDCD - Lớp: 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 2 trang) Ngày kiểm tra:…../…../ …… Họ và tên học sinh.......................................................Lớp.............. Phòng thi.............. I. TRẮC NGHIỆM:(5,0 điểm) Chọn phương án trả lời ở mỗi câu rồi ghi vào giấy bài làm.(Ví dụ câu 1 chọn phương án trả lời là C thì ghi C) Câu 1. Xác định các khoản chi tiêu dựa trên những nguồn lực hiện có để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân, gia đình là A. kế hoạch tài chính. B. kế hoạch chi tiêu. C. mục tiêu tài chính. D. quản lí tiền hiệu quả. Câu 2. Hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương tới sức khoẻ, tính mạng của các thành viên trong gia đình là bạo lực về A. tình dục. B. kinh tế. C. tinh thần. D. thể chất. Câu 3. Để phòng tránh bạo lực gia đình, việc làm nào sau đây không nên làm? A. Tôn trọng, bình đẳng, chia sẻ, yêu thương. B. Nói với người đáng tin cậy để nhờ can thiệp. C. Rời khỏi nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình. D. Dùng lời nói, thái độ tiêu cực để thách thức. Câu 4. Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây? A. Chi tiêu những khoản không cần thiết. B. Thực hiện được tiết kiệm. C. Tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no. D. Cân bằng được tài chính. Câu 5. Nhân vật nào dưới đây đã chi tiêu, sử dụng tiền chưa hợp lí? A. Chị X dùng tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu. B. Anh K dùng 40% số tiền hiện có để chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu. C. Bạn T chia số tiền mình có thành nhiều khoản với mục đích khác nhau. D. Mỗi tháng, chị V tiết kiệm 1 triệu đồng để dự phòng rủi ro phát sinh. Câu 6. Em đồng tình với ý kiến nào sau đây? A. Người gây ra hành vi bạo lực gia đình chỉ bị xã hội lên án. B. Nạn nhân bị bạo lực gia đình nên im lặng vì đây là chuyện riêng của gia đình. C. Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội. D. Bạo lực gia đình chỉ gây đau đớn về thể xác cho nạn nhân. Câu 7. Em hiểu thế nào là bạo lực gia đình? A. Là hành vi sử dụng bạo lực giữa những người thân trong gia đình. B. Là hành vi sử dụng bạo lực để khống chế người khác. C. Là hành vi bạo lực giữa các thanh niên trong cùng địa phương. D. Là hành vi bắt nạt trong phạm vi trường học. Câu 8. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Lập kế hoạch chi tiêu chỉ dành cho người lớn tuổi, đã làm ra tiền. B. Lập kế hoạch chi tiêu sẽ mất nhiều thời gian và công sức. C. Lập kế hoạch chi tiêu chỉ dành cho người có thu nhập thấp. D. Lập kế hoạch chi tiêu sẽ giúp quản lí tiền một cách hiệu quả.
  8. Câu 9. Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân bao gồm bao nhiêu bước? A. 4 bước. B. 6 bước. C. 7 bước. D. 5 bước. Câu 10. Theo quy định của Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, người có hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm gì? A. Tự xử lí hậu quả bạo lực gia đình do mình gây ra. B. Yêu cầu người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe cho mình. C. Trả thù người đã ngăn cản hành vi bạo lực của mình. D. Chấm dứt hành vi bạo lực gia đình. Câu 11. Trường hợp nào không phải là hành vi bạo lực gia đình? A. Đánh đập, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của các thành viên trong gia đình. B. Phân biệt đối xử về giới tính, năng lực của các thành viên trong gia đình. C. Lăng mạ hoặc có hành vi xúc phạm nhân phẩm của các thành viên trong gia đình. D. Chăm sóc an ủi, động viên, giúp đỡ người bị bạo lực gia đình. Câu 12. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu? A. Chỉ những người chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu. B. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta cân bằng được tài chính. C. Những người giàu có thì không cần lập kế hoạch chi tiêu. D. Học sinh nên tập trung học tập, không nên bận tâm đến tiền bạc. Câu 13. Thói quen chi tiêu nào dưới đây là hợp lí? A. Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả. B. Mua tất cả mọi thứ mà mình thích, không quan tâm đến giá cả. C. Chỉ chọn mua những hàng hóa đắt tiền và chất lượng tốt nhất. D. Chỉ chọn mua những đồ có chất lượng thấp và giá cả rẻ nhất. Câu 14. Người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình có trách nhiệm gì? A. Dùng điện thoại quay phim đăng lên Facebook. B. Ngăn cản hành vi bạo lực gia đình đang xảy ra. C. Gọi thêm người đến để chứng kiến vụ việc. D. Đi chổ khác vì có thể bị liên lụy. Câu 15. Có mấy hình thức bạo lực gia đình phổ biến? A. 3 hình thức. B. 4 hình thức. C. 6 hình thức. D. 5 hình thức. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 16 ( 2.0 điểm): Em hãy trình bày các hình thức bạo lực gia đình phổ biến? Câu 17. (2.0 điểm): Giả định mỗi tuần em nhận được 50.000 đồng tiền tiêu vặt. a) Em sẽ chi tiêu cho những khoản nào? b) Theo em, làm thế nào để chi tiêu hiệu quả số tiền đó? Câu 18. (1.0 điểm): Mỗi lần say rượu, bố N thường gây sự rồi đánh đuổi mẹ con N. Hôm nay, thấy bố đi làm về với dáng đi lảo đảo, miệng thì lầm bầm. Mẹ con N sợ hãi không biết nên làm gì để tránh bị bạo hành. Nếu em là N, em sẽ làm gì trong tình huống này? HẾT
  9. TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: GDCD - LỚP: 8 KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023–2024 (Hướng dẫn chấm gồm có 2 trang) I. TRẮC NGHIỆM:(5 điểm- mỗi lựa chọn đúng đạt 0.33 điểm) ĐỀ A Câ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 u Đ/A A C D B A D D B A C B B C A A ĐỀ B Câ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 u Đ/A B C D A A C A D D D D B A B B II. TỰ LUẬN:(5 điểm) Câu Nội dung Điểm - Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn 0.5 thương tới sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình. 16 (2đ) 0.5 - Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lí của thành viên gia đình. 0.5 - Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình ( quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động,…) - Bạo lực về tình dục: là hành vi mang tính chất cưỡng ép thành 0.5 viên trong gia đình quan hệ tình dục, kể cả việc cưỡng ép mang thai, sinh con. a) Nếu mỗi tuần em nhận được 50.000 đồng, em sẽ chi tiêu số tiền đó vào các việc sau: - Mua sách, vở, đồ dùng học tập (khi cần thiết) 1.0 - Tiết kiệm một khoản tiền nhỏ để tích góp mua quà tặng người thân, 17 (2đ) bạn bè vào những dịp đặc biệt (ví dụ: sinh nhật,…). - Dùng một khoản nhỏ để phục vụ nhu cầu cá nhân (ví dụ: uống nước giải khát/ mua truyện tranh,…) b) Để chi tiêu hiệu quả số tiền đó, em cần phải: 1.0
  10. - Thiết lập được kế hoạch chi tiêu phù hợp. - Rèn luyện những thói quen chi tiêu hợp lí. - Giữ thái độ quyết tâm thực hiện kế hoạch chi tiêu đã đề ra. Hs nêu được 2 ý đúng trở lên được 1 điểm Nếu em là N trong tình huống đó em sẽ bình tĩnh, khuyên nhủ mẹ cùng mình tránh đi chổ khác (Lén qua nhà hàng xóm) hoặc lánh mặt. Nếu bố có hành vi bạo lực (chửi bới, hăm doạ, đánh đập…) thì nhờ 18 (1đ) 1.0 sự trợ giúp từ những người xung quanh hoặc gọi điện đến cơ quan chức năng. (Đây là nội dung gợi ý, nếu HS làm bài giải thích theo liên hệ thực tế GV vẫn cho điểm, theo thông tư 58 Điểm công dân kết hợp hành vi học sinh để cho điểm.)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2