intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An

  1. UBND TP HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Môn: GDCD – Lớp 8 NGUYỄN BỈNH KHIÊM Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. KHUNG MA TRẬN: Mức Nội độ Tổng dung nhận Mạch (Tên TT thức nội bài/ Vận dung Nhận Thông Vận Chủ dụng Tỉ lệ biết hiểu dụng đề) cao TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Điểm Bài 7: Giáo Phòng, dục kỹ chống 1 6 2 1 1 8 2 5.67 năng bạo lực sống gia đình 2 Giáo Bài 8: dục Lập kế 6 1 1 7 1 4.33 kinh tế hoạch chi tiêu Tổng 12 3 1 1 1 15 3 số câu 10 điểm Tỉ lệ % 40% 10% 20% 20% 10% 50% 50% Tỉ lệ chung 40% 30% 20% 10% 100%
  2. II. BẢNG ĐẶC TẢ : Nội dung TT (Tên bài/ Số câu hỏi theo mức độ đánh giá Mạch nội Chủ đề) dung Mức độ Thông Vận dụng đánh giá Nhận biết Vận dụng hiểu cao 1 Giáo dục Bài 7: Nhận 6TN 2TN 1TL kỹ năng Phòng biết: Kể 1TL sống chống bạo được các lực gia hình thức đình bạo lực gia đình phổ biến; Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; Nhận biết được hành vi vi phạm. Thông hiểu: Phân tích được tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội; Trình bày được cách
  3. phòng, chống bạo lực gia đình. Vận dụng cao: Xử lí tình huống, phê phán các hành vi bạo lực gia đình trong gia đình và cộng đồng. Nhận biết: Biết được sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu; Một số biểu hiện chưa chi tiêu hợp lí. Bài 8: Lập Thông 2 Giáo dục kế hoạch hiểu: Biết 6TN 1TN 1TL kinh tế chi tiêu các bước để lập kế hoạch chi tiêu. Vận dụng: Lập được kế hoạch chi tiêu cho bản thân. Tổng số 3TN 12TN 1TL 1TL câu 1TL Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 100%
  4. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Môn: GDCD – Lớp 8 NGUYỄN BỈNH KHIÊM Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: ……/…./2024 (Đề gồm có 02 trang) Họ và tên học sinh:..............................................Lớp....................SBD..................Phòng thi.............. I. TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm) Chọn một trong các chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án trả lời đúng và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. “Hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Bạo lực gia đình. B. Vi phạm pháp luật. C. Bạo lực học đường. D. Tệ nạn xã hội. Câu 2. Có bao nhiêu hình thức bạo lực gia đình phổ biến? A. 3 hình thức. B. 4 hình thức C. 5 hình thức. D. 6 hình thức. Câu 3. Hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương tới sức khoẻ, tính mạng của thành viên gia đình thuộc hình thức bạo lực gia đình nào? A. Bạo lực về thể chất. B. Bạo lực về tinh thần. C. Bạo lực về kinh tế. D. Bạo lực về tình dục. Câu 4. Nhân vật nào dưới đây đã có hành vi bạo lực gia đình? A. Bố mẹ P rất yêu thương, quan tâm đến việc học hành của P. B. Chị M luôn kính trọng, yêu thương và quan tâm tới bố mẹ. C. Bạn X luôn yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ em gái. D. Anh K ép chị N sinh bằng được con trai để “nối dõi tông đường”. Câu 5. Khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta không nên thực hiện hành vi nào sau đây? A. Kiềm chế cảm xúc tiêu cực. B. Chủ động tìm người giúp đỡ. C. Sử dụng bạo lực để đáp trả. D. Kiềm chế lời nói tiêu cực. Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của bạo lực gia đình? A. Gây thương tích về thân thể đối với những người bị bạo lực. B. Là nguyên nhân duy nhất khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ. C. Gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội. D. Làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực. Câu 7. Pháp luật nghiêm cấm hành vi “kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình” được quy định tại điều khoản nào của Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022? A. Khoản 1 Điều 3. B. Khoản 2 Điều 5. C. Khoản 3 Điều 3. D. Khoản 4 Điều 5.
  5. Câu 8. Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức nào? A. Mức phạt tiền tối đa là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng. B. Mức phạt tiền tối đa là 35.000.000 đồng, đối với tổ chức là 65.000.000 đồng. C. Mức phạt tiền tối đa là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 70.000.000 đồng. D. Mức phạt tiền tối đa là 45.000.000 đồng, đối với tổ chức là 75.000.000 đồng. Câu 9. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “Kế hoạch chi tiêu xác định các khoản chi tiêu dựa trên những………hiện có để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân, gia đình”. A. kế hoạch B. mục tiêu C. tài chính D. nguồn lực Câu 10. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc lập kế hoạch chi tiêu? A. Giúp mỗi cá nhân có thể định hướng tương lai. B. Giúp mỗi người quản lý tiền một cách hiệu quả. C. Giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. D. Phân bổ tiền phù hợp và đạt được các mục tiêu tài chính. Câu 11. Để lập kế hoạch chi tiêu, chúng ta cần thực hiện bao nhiêu bước? A. 4 bước. B. 5 bước. C. 6 bước. D. 7 bước. Câu 12. Xác định các khoản cần chi thuộc bước nào trong việc lập kế hoạch chi tiêu? A. Bước 1. B. Bước 2. C. Bước 3. D. Bước 4. Câu 13. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu? A. Lập kế hoạch chi tiêu chỉ dành cho người lớn đã đi làm kiếm tiền. B. Khi lâm vào cảnh nợ nần, chúng ta mới cần lập kế hoạch chi tiêu. C. Lập kế hoạch chi tiêu khiến cho việc sử dụng tiền không thoải mái. D. Các thói quen chi tiêu hợp lí sẽ giúp ta đạt được mục tiêu tài chính. Câu 14. Chi tiêu hợp lí khi số tiền chi bị hạn chế là A. ưu tiên những khoản chi cho bản thân. B. ưu tiên những khoản chi thiết yếu. C. đặt mục tiêu tiết kiệm lên hàng đầu. D. tìm mua những mặt hàng có giá rẻ nhất. Câu 15. Nhân vật nào dưới đây đã chi tiêu, sử dụng tiền chưa hợp lí? A. Anh T dùng tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu. B. Chị C dùng 40% số tiền hiện có để chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu. C. Mỗi tháng, bác S tiết kiệm 1 triệu đồng để dự phòng rủi ro phát sinh. D. Anh T chia số tiền mình có thành nhiều khoản với mục đích khác nhau. II. TỰ LUẬN: (5.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm). Trình bày và phân tích ngắn gọn tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Câu 2 (2.0 điểm). a) Em hãy nêu các bước lập kế hoạch chi tiêu? b) Giả dụ em có 200.000 đồng, em hãy lên kế hoạch chi tiêu từ khoàn tiền này cho việc mua đồ dùng học tập và mua quà biếu ông bà ngoại.
  6. Câu 3 (1.0 điểm). Em sẽ làm gì nếu ở trong tình huống sau đây: Bố mẹ li hôn. Bạn C sống cùng với bố và mẹ kế. Trước mặt bố, mẹ kế luôn ngọt ngào, nhưng khi bố vừa đi khỏi nhà, bạn đã bị mắng chửi, thậm chí bị đánh đập. --------HẾT------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKII – GDCD 8 I. Trắc nghiệm: (5.0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0.33 điểm. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Câu Đáp án A B A D C B B A D C B B D B A II. Tự luận: (5.0 điểm) Câu Nội dung đáp án Điểm - Hậu quả đối với cá nhân: (1.0 điểm) + Ảnh hưởng đến: sức khỏe thể chất, tinh thần và sự tồn tại. + Bạo lực có thể dẫn đến cái chết đối với nạn nhân. Nạn nhân có thể bị hoảng loạn về tinh thần, mắc chứng trầm cảm và các dạng tiêu cực khác. - Hậu quả đối với gia đình: (0.5 điểm) 2.0 Câu 1 + Gánh nặng kinh tế, gia đình không hạnh phúc. (2.0 điểm) + Ảnh hưởng đến trẻ em khi phải chứng kiến bạo lực,... - Hậu quả đối với xã hội: (0.5 điểm) + Mất trật tự xã hội, băng hoại giá trị đạo đức, ảnh hưởng đến phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. + Ảnh hưởng đến kinh tế thông qua các chi phí chữa bệnh, nghỉ ốm và mất năng suất lao động từ phía nạn nhân.
  7. Các bước lập kế hoạch chi tiêu: Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có. Bước 2: Xác định các khoản cần chi. 1.0 Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi. Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu. Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu. Câu 2 (2.0 điểm) - Học sinh tự lập kế hoạch chi tiêu dựa vào nguồn lực hiện có của bản thân. 1.0 Bạn C nên tìm thời điểm thuận lợi, nói với bố về điều này. Nếu bố không tin, C có thể nhờ sự can thiệp của người lớn có trách nhiệm. C nên tìm cách lưu lại những bằng chứng để có Câu 3 căn cứ cho bố tin vào điều C nói. C cũng có thể nói thẳng với 1.0 (1.0 điểm) mẹ kế là mình sẽ báo người lớn về hành vi đối xử không tốt của mẹ kế. ( Học sinh có thể có cách xử lí khác nhưng phù hợp giáo viên vẫn cho điểm tối đa) * Lưu ý: GV chấm linh hoạt theo cách trả lời của học sinh, đảm bảo đúng yêu cầu của đề.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2