intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên

  1. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023 -2024 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - Lớp 8 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II Mức độ nhận thức Tổng Mạch Vận dụng Tổng TT nội Nội dung/chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Số câu cao điểm dung TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Giáo Bài 7: Phòng chống bạo lực gia đình 6 câu 2 câu 1 câu 1 8 câu 2 câu 6.66 dục kĩ câu 2 năng Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu 6 câu 1 câu 1 câu 1 câu 7 câu 1 câu 3.33 sống Tổng 12 3 2 1 1 15 3 10 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 50% 50% 100% Tỉ lệ chung 70% 30% 100% 100%
  2. II. BẢNG ĐẶC TẢ SỐ CÂU HỎI THEO MỨC ĐỘ NHẬN MẠCH THỨC NỘI DUNG/ TT NỘI MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Vận CHỦ ĐỀ Vận DUNG Nhận biết Thông hiểu dụng dụng cao Nhận biết: - Kể được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến. - Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo Bài 7. Phòng lực gia đình. 2TN 2 chống bạo lực Thông hiểu: 6TN 1TL gia đình - Phân tích được tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với 1TL cá nhân, gia đình và xã hội. - Trình bày được cách phòng, chống bạo lực gia đình. Vận dụng: Giáo dục Phê phán các hành vi bạo lực gia đình trong gia đình và kĩ năng cộng đồng. sống Nhận biết: Nêu được sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu. Bài 8. Lập kế Thông hiểu: 2 hoạch chi tiêu 6 1TN 1TL Trình bày được cách lập kế hoạch chi tiêu. Vận dụng: - Lập được kế hoạch chi tiêu. - Giúp đỡ bạn bè, người thân lập kế hoạch chi tiêu hợp lí. Vận dụng cao: Thực hiện được kế hoạch chi tiêu hợp lí của bản thân. Tổng 12TN 3TN,1TL 1TL 1TL
  3. Tỉ lệ % 40 30 20 10 Tỉ lệ chung 70 30
  4. UBND HUYỆN DUY XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II NH 2023 -2024 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - Lớp 8 MÃ ĐỀ A Thời gian làm bài: 45 phút Điểm Lời phê của GV Họvà tên……………………… Lớp: 8/ I.TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn phương án trả lời đúng và ghi ra giấy thi. Câu 1: Việc làm nào dưới đây góp phần quan trọng vào việc phòng, chống bạo lực gia đình? A. Tôn vinh vai trò của người chồng. B. Đề cao vị trí của người phụ nữ. C. Phát huy tính trọng nam khinh nữ. D. Yêu thương chia sẻ giữa các thành viên. Câu 2: Việc làm nào dưới đây của các thành viên trong gia đình không góp phần vào việc phòng chống bạo lực trong gia đình? A. Hỗ trợ lẫn nhau. B. Yêu thương chăm sóc. C. Xúc phạm danh dự. D. Tôn trọng lẫn nhau. Câu 3: Hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình là hành vi A. Bạo lực giới. B. Bạo lực gia đình. C. Bạo lực học đường. D. Bạo lực xã hội. Câu 4: Hành vi ngược đãi, đánh đập các thành viên khác trong gia đình làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ là hình thức bạo lực gia đình về A. tinh thần. B. thể chất. C. kinh tế. D. tình dục. Câu 5: Khi các thành viên trong gia đình có những hành vi xâm phạm tới các quyền lợi kinh tế của các thành viên khác trong gia đình là biểu hiện của hình thức bạo lực gia đình về A. tinh thần. B. thể chất. C. kinh tế. D. tình dục. Câu 6: Hành vi làm tổn thương tới danh dự của các thành viên trong gia đình là một trong những hình thức bạo lực gia đình về A. tinh thần. B. thể chất. C. tình dục. D. kinh tế. Câu 7: Bạo lực gia đình về mặt thể chất thể hiện ở hành vi nào dưới đây đối với các thành viên trong gia đình? A. Ngược đãi thân thể. B. Xúc phạm danh dự. C. Chiếm đoạt tài sản. D. Cưỡng ép sinh con. Câu 8: Bạo lực gia đình về mặt tình dục thể hiện ở hành vi nào dưới đây đối với các thành viên trong gia đình? A. Ngược đãi thân thể. B. Xúc phạm danh dự. C. Chiếm đoạt tài sản. D. Cưỡng ép sinh con. Câu 9: Bản danh sách mà trong đó liệt kê các khoản tiền được phân chia để sử dụng cho những mục đích cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là A. kế hoạch chi tiêu. B. kế hoạch rèn luyện. C. kế hoạch hội thảo. D. kế hoạch học tập. Câu 10: Tập hợp những hành động sử dụng tiền một cách phù hợp và hiệu quả, là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Kế hoạch chi tiêu. B. Quản lí tiền hiệu quả. C. Kế hoạch tài chính. D. Mục tiêu tài chính. Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc lập kế hoạch chi tiêu? A. Giúp mỗi cá nhân có thể định hướng tương lai. B. Giúp mỗi người quản lý tiền một cách hiệu quả. C. Giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. D. Phân bổ tiền phù hợp và đạt được các mục tiêu tài chính.
  5. Câu 12: Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây? A. Cân bằng được tài chính. B. Chi tiêu những khoản không cần thiết. C. Thực hiện được tiết kiệm. D. Tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no. Câu 13: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu? A. Kế hoạch chi tiêu cần cụ thể và thực hiện nghiêm túc. B. Những người giàu có thì không cần lập kế hoạch chi tiêu. C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta phân bổ tiền phù hợp. D. Cần rèn luyện kĩ năng quản lí tài chính ngay từ khi còn nhỏ. Câu 14: Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu? A. Chỉ những người chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu. B. Những người giàu có, dư dả thì không cần lập kế hoạch chi tiêu. C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta cân bằng được tài chính. D. Học sinh nên tập trung học tập, không nên bận tâm đến tiền bạc. Câu 15: Việc làm nào dưới đây thể hiện cá nhân có kỹ năng lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu? A. Ghi chép cụ thể các khoản cần chi tiêu. B. Tiêu đến đâu thì lo đến đấy C. Tự do tiêu tiền sau đó xin bố mẹ. D. Sử dụng thẻ tín dụng một cách thoải mái. II. TỰ LUẬN ( 5 ĐIỂM) Câu 1 ( 2 điểm): Nếu ví gia đình là tế bào của xã hội thì bạo lực gia đình gây ra những hậu quả như thế nào đối với mỗi gia đình?. Nhằm góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, theo em cần có những biện pháp nào để phòng tránh không để cho bạo lực gia đình diễn ra? Câu 2: ( 2 điểm): Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi. Gần đây, bạn P nghỉ học nhiều ngày mà không có lí do. Khi cô giáo chủ nhiệm và các bạn đến nhà để tìm hiểu, bạn P cho biết, phải ở nhà để lo việc gia đình. Bạn P kể, mấy tháng nay, do công việc nhiều nên mẹ thường đi làm về muộn và hay đi công tác xa. Bố em nghi ngờ và ghen tuông nên thường xúc phạm mẹ. Mặc dù, gia đình nội, ngoại đã can ngăn nhưng bố của bạn P vẫn không thay đổi. Mẹ của bạn P không chịu đựng được nữa nên về nhà ngoại ở hẳn. Em hãy phân tích tác hại của bạo lực gia đình đối với bạn P và các thành viên trong gia đình của bạn. Câu 3: ( 1 điểm): Đọc tình huống và trả lời câu hỏi. Bố mẹ cho M tiền để mua đồ dùng học tập và ăn sáng nhưng M mua quà vặt và các đồ dùng không cần thiết. Vẫn chưa thoả mãn nhu cầu của mình, M còn hỏi vay tiền bạn thân là S để mua thêm những thứ đồ xa xỉ. Em hãy nhận xét thói quen chi tiêu của M. Nếu là bạn của M, em sẽ khuyên như thế nào? BÀI LÀM I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/A II.TỰ LUẬN. ( 5 ĐIỂM) ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................
  6. UBND HUYỆN DUY XUYÊN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Lớp 8 MÃ ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Mỗi lựa chọn đúng ghi 0,33 điểm (3 câu đúng được ghi 1,0 điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/A D C B B C A A D A A C D B C A II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM - Hậu quả 1 điểm + Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội + Gây thương tích về thân thể, thậm chí gây tử vong; làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực;... - Để phòng tránh bạo lực gia đình, chúng ta cần: 1 điểm Câu 1 (2 điểm) + Tôn trọng, bình đẳng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình; + Kiềm chế cảm xúc tiêu cực; + Rời khỏi nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình, nói với người đáng tin cậy để nhờ can thiệp. + Không nên dùng lời nói, thái độ tiêu cực để tỏ thái độ thách thức, nhờ người khác can thiệp bằng cách thức tiêu cực.. + Bạn P bị tổn thương về tinh thần, dẫn đến kết quả học tập giảm sút; P nghỉ học nhiều ngày, phải ở nhà để lo việc gia đình. 0.75 Câu 2 + Mẹ bạn P bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm dẫn đến tâm lí tổn 0.5 ( 1 điểm) thương. + Hạnh phúc của gia đình bạn P có nguy cơ tan vỡ (mẹ bạn P không 0.75 chịu được sự xúc phạm của bố bạn P nên đã bỏ về nhà ngoại ở hẳn). Thói quen chi tiêu của M là chưa hợp lí, lãng phí tiền vào những mặt hàng không thiết yếu. 1 điểm Câu 3 Lời khuyên: M nên lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu; rèn (1 điểm) luyện cho mình những thói quen chi tiêu hợp lí hơn. Nên lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu; rèn luyện cho mình những thói quen chi tiêu hợp lí hơn, ví dụ như:
  7. + Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm; từ đó xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua. + Chỉ mua những thứ cần thiết và trong khả năng chi trả của bản thân. * Lưu ý: Giáo viên có thể linh hoạt khi chấm bài với những cách giải thích khác phù hợp.
  8. UBND HUYỆN DUY XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NH 2023-2024 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - Lớp 8 Thời gian làm bài: 45 phút MÃ ĐỀ B Điểm Lời phê của GV Họ và tên……………………… Lớp: 8/ I.TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn phương án trả lời đúng và ghi ra giấy thi. Câu 1: Bạo lực gia đình về mặt thể chất thể hiện ở hành vi nào dưới đây đối với các thành viên trong gia đình? A. Ngược đãi thân thể. B. Xúc phạm danh dự. C. Chiếm đoạt tài sản. D. Cưỡng ép sinh con. Câu 2: Bạo lực gia đình về mặt tình dục thể hiện ở hành vi nào dưới đây đối với các thành viên trong gia đình? A. Ngược đãi thân thể. B. Xúc phạm danh dự. C. Chiếm đoạt tài sản. D. Cưỡng ép sinh con. Câu 3: Bản danh sách mà trong đó liệt kê các khoản tiền được phân chia để sử dụng cho những mục đích cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là A. kế hoạch chi tiêu. B. kế hoạch rèn luyện. C. kế hoạch hội thảo. D. kế hoạch học tập. Câu 4: Tập hợp những hành động sử dụng tiền một cách phù hợp và hiệu quả, là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Kế hoạch chi tiêu. B. Quản lí tiền hiệu quả. C. Kế hoạch tài chính. D. Mục tiêu tài chính. Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc lập kế hoạch chi tiêu? A. Giúp mỗi cá nhân có thể định hướng tương lai. B. Giúp mỗi người quản lý tiền một cách hiệu quả. C. Giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. D. Phân bổ tiền phù hợp và đạt được các mục tiêu tài chính. Câu 6: Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây? A. Cân bằng được tài chính. B. Chi tiêu những khoản không cần thiết. C. Thực hiện được tiết kiệm. D. Tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no. Câu 7: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu? A. Kế hoạch chi tiêu cần cụ thể và thực hiện nghiêm túc. B. Những người giàu có thì không cần lập kế hoạch chi tiêu. C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta phân bổ tiền phù hợp. D. Cần rèn luyện kĩ năng quản lí tài chính ngay từ khi còn nhỏ. Câu 8: Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu? A. Chỉ những người chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu. B. Những người giàu có, dư dả thì không cần lập kế hoạch chi tiêu. C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta cân bằng được tài chính. D. Học sinh nên tập trung học tập, không nên bận tâm đến tiền bạc. Câu 9: Việc làm nào dưới đây thể hiện cá nhân có kỹ năng lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu? A. Ghi chép cụ thể các khoản cần chi tiêu. B. Tiêu đến đâu thì lo đến đấy C. Tự do tiêu tiền sau đó xin bố mẹ. D. Sử dụng thẻ tín dụng một cách thoải mái. Câu 10: Việc làm nào dưới đây góp phần quan trọng vào việc phòng, chống bạo lực gia đình? A. Tôn vinh vai trò của người chồng. B. Đề cao vị trí của người phụ nữ. C. Phát huy tính trọng nam khinh nữ. D. Yêu thương chia sẻ giữa các thành viên. Câu 11: Việc làm nào dưới đây của các thành viên trong gia đình không góp phần vào việc phòng chống bạo lực trong gia đình? A. Hỗ trợ lẫn nhau. B. Yêu thương chăm sóc. C. Xúc phạm danh dự. D. Tôn trọng lẫn nhau.
  9. Câu 12: Hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình là hành vi A. Bạo lực giới. B. Bạo lực gia đình. C. Bạo lực học đường. D. Bạo lực xã hội. Câu 13: Hành vi ngược đãi, đánh đập các thành viên khác trong gia đình làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ là hình thức bạo lực gia đình về A. tinh thần. B. thể chất. C. kinh tế. D. tình dục. Câu 14: Khi các thành viên trong gia đình có những hành vi xâm phạm tới các quyền lợi kinh tế của các thành viên khác trong gia đình là biểu hiện của hình thức bạo lực gia đình về A. tinh thần. B. thể chất. C. kinh tế. D. tình dục. Câu 15: Hành vi làm tổn thương tới danh dự của các thành viên trong gia đình là một trong những hình thức bạo lực gia đình về A. tinh thần. B. thể chất. C. tình dục. D. kinh tế. II. TỰ LUẬN ( 5 ĐIỂM) Câu 1 ( 2 điểm): Nếu ví gia đình là tế bào của xã hội thì bạo lực gia đình gây ra những hậu quả như thế nào đối với mỗi gia đình? Theo em để xử lý hậu quả do bạo lực gia đình gây ra, chúng ta cần phải làm gì? Câu 2: ( 2 điểm) Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi Bạn H là học sinh lớp 8A. Mẹ của bạn H ở nhà làm nội trợ và chăm sóc ba người con. Bố của bạn H phải bươn chải đi làm từ sáng đến tối để kiếm tiền nuôi gia đình. Làm được bao nhiêu tiền, bố đều đưa hết cho mẹ của bạn H. Khi cần tiền, bố của bạn N hỏi xin mẹ nhưng hầu như lần nào mẹ cũng cắn nhẵn, có lúc còn không chịu đưa tiền. Có những khoảng thời gian ít việc, thu nhập của bố giảm đi nhiều thì mẹ của bạn H thể hiện sự khó chịu và còn nói bố của bạn H là người vô dụng. Bố của bạn H cảm thấy rất áp lực, có lúc còn nghĩ đến việc li dị. Em hãy phân tích tác hại của bạo lực gia đình đối với bạn H và các thành viên trong gia đình của hai bạn. Câu 3: ( 1 điểm): Đọc tình huống và trả lời câu hỏi. K có thói quen mua hàng chỉ với mục đích được bạn bè để ý hoặc để thể hiện bản thân là người biết cách tiêu tiền. Bạn thân khuyên K không nên chi tiêu như vậy, nhưng K gạt đi và cho rằng chi tiêu là phải theo cảm xúc, chỉ cần mình thích và vui là được. Em hãy nhận xét cách sử dụng tiền của K. Nếu là bạn của K, em sẽ khuyên K như thế nào? BÀI LÀM I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn phương án trả lời đúng và ghi ra giấy thi. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/A II. TỰ LUẬN. ( 5 ĐIỂM) ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................
  10. UBND HUYỆN DUY XUYÊN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Lớp 8 MÃ ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Mỗi lựa chọn đúng ghi 0,33 điểm (3 câu đúng được ghi 1,0 điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/A A D A A C D B C A D C B B C A II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM - Hậu quả 1 điểm + Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội + Gây thương tích về thân thể, thậm chí gây tử vong; làm tổn Câu 1 thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực;... (2 điểm) - Để xử lí hậu quả của bạo lực gia đình: 1 điểm + Nên thông báo sự việc với người thân, những người đáng tin cậy; nhờ sự trợ giúp từ bệnh viện, cơ sở tư vấn tâm lí, tổ hoà giải,... + Không nên: giấu giếm, bao che cho đối phương; tự tìm cách giải quyết bằng những biện pháp tiêu cực. + Bạn H bị tổn thương tinh thần; luôn ở trong trạng thái buồn bã, căng thẳng. 0.75 Câu 2 + Bố bạn H cũng rơi vào trạng thái căng thẳng tâm lí; bị tổn thương 0.5 ( 1 điểm) về tinh thần khi bị mẹ bạn H thường xuyên xúc phạm, miệt thị. + Hạnh phúc của gia đình bạn H có nguy cơ tan vỡ (bố của bạn H đã 0.75 nghĩ đến việc li dị). Thói quen chi tiêu của K là chưa hợp lí, lãng phí tiền Lời khuyên: K nên lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu; rèn luyện cho mình những thói quen chi tiêu hợp lí hơn, ví dụ như: 1 điểm Câu 3 + Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm; từ đó xác định (1 điểm) thứ tự ưu tiên những thứ cần mua. + Chỉ mua những thứ cần thiết và trong khả năng chi trả của bản thân.
  11. + Khảo giá những loại đồ muốn mua ở vài nơi để lựa chọn nơi nào có đồ cùng chất lượng nhưng giá rẻ hơn thì mua. + Chỉ vay tiền khi thực sự cần thiết và phải trả đúng hạn. * Lưu ý: Giáo viên có thể linh hoạt khi chấm bài với những cách giải thích khác phù hợp. Duyệt của lãnh đạo Duyệt của TT/TPCM Người ra đề nhà trường Ngô Thị Tường Vy Văn Thị Bích Liên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2