intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Cơ, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Cơ, Tiên Phước” dành cho các bạn học sinh lớp 8 và quý thầy cô tham khảo, để hệ thống lại kiến thức học tập nhằm chuẩn bị cho kì thi sắp tới, cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề kiểm tra cho quý thầy cô. Hi vọng với đề thi này làm tài liệu ôn tập sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Cơ, Tiên Phước

  1. Khung ma trận đề kiểm tra giữa kì II – Môn GDCD 8 TT Chủ Nội Mức độ nhận thức Tổng đề dung điểm Nhận Thông Vận Vận Tỷ lệ biết hiểu dụng dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Giáo Nội 4 1 3 1 7 2 5.33 dục dung câu câu câu câu câu câu đ kỹ 1: 1đ 2đ năng Phòng, sống chống bạo lực gia đình Giáo Nội 5 3 1/2 1/2 8 1 4.67 dục dung câu câu câu câu câu câu đ kinh 2: Lập 1đ 1đ tế kế hoạch chi tiêu Tổng 9 1 6 1/2 1 1/2 15 3 10 đ Tỷ lệ 40% 30% 20% 10% 50% 50% Tỷ lệ chung 70% 30% 100%
  2. Bảng đặc tả đề kiểm tra giữa kì II – Môn GDCD 8 Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Mạch nội Nội TT Mức độ đánh giá Thông Vận dung dung Nhận Vận hiểu dụng biết dụng cao 1 Giáo dục Phòng * Nhận biết: 4TN 3TN kỹ năng chống - Kể được các hình thức 1TL sống bạo lực bạo lực gia đình phổ gia biến. đình - Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. * Thông hiểu: - Phân tích được tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội. - Trình bày được cách phòng, chống bạo lực gia đình. 2 Giáo dục Lập kế * Nhận biết: Nêu được 5 TN kinh tế hoạch sự cần thiết phải lập kế chi tiêu hoạch chi tiêu. * Vận dụng: - Lập được kế hoạch chi tiêu. 3TN - Giúp đỡ bạn bè, người ½ TL 1 TL thân lập kế hoạch chi tiêu hợp lí. * Vận dụng cao: ½ TL - Thực hiện được kế hoạch chi tiêu hợp lí của bản thân. Tổng 9 TN 6TN 1/2 1/2 1TL 1/2TL TL TL Tỉ lệ % 40 30 20 10 Tỉ lệ chung 70 30
  3. Trường THCS Lê Cơ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 Họ và tên: ………………Lớp: 8 MÔN: GDCD LỚP 8 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐIỂM: NHẬN XÉT CỦA THẦY/ CÔ: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu sau: Câu 1. Em hiểu thế nào là bạo lực gia đình? A. Là hành vi bạo lực của các thanh niên ngoài làng B. Là hành vi sử dụng bạo lực giữa những người thân trong gia đình C. Là hành vi sử dụng bạo lực để khống chế người khác, ép họ phải phục tùng mình D. Là hành vi bắt nạt trong phạm vi trường học Câu 2. Bạo lực về tinh thần là những hành vi nào sau đây? A. Những lời nói, thái độ gây tổn thương B. Hành vi ngược đãi đánh đập các thành viên trong gia đình C. Hành vi xâm phạm đến các quyền lợi về kinh tế D. Hành vi cưỡng ép trong các mối quan hệ Câu 3. Bạo lực về thể chất là những hành vi nào sau đây? A. Những hành vi gây tổn thương tới nhân phẩm, danh dự của các thành viên trong gia đình B. Những hành vi gây tổn thương tới thể xác, tính mạng của các thành viên trong gia đình C. Là những hành vi cố tình gây tổn hại về kinh tế của một số thành viên trong gia đình D. Là các hành vi cố tình lăng mạ một thành viên trong gia đình Câu 4. Nguyên nhân chính dẫn đến việc cha mẹ bạo hành con cái là gì? A. Vì cha mẹ không yêu thương con cái B. Vì tâm lý có rèn giũa nghiêm ngặt thì con cái mới không hư hỏng C. Vì con cái trong gia đình thua kém con nhà hàng xóm D. Vì cha mẹ luôn muốn bản thân có được tiếng nói lớn trong gia đình Câu 5. Ngày Gia đình Việt Nam hằng năm là ngày nào? A. 30/4 B. 1/12 C. 28/6 D. 22/12 Câu 6. Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 thì nội dung nào dưới đây là Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình? A. Phòng ngừa là chính, lấy người bạo lực gia đình là trung tâm. B. Xử lý vi phạm là chính, lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm. C. Phòng ngừa là chính, lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm. D. Phòng ngừa và xử lý vi phạm là chính, lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm. Câu 7. Chủ thể nào dưới đây đã có cách ứng xử tích cực, phù hợp để phòng chống bạo lực gia đình? A. Thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ nhưng chị H vẫn nín nhịn. B. Chị C thường tỏ thái độ và lời nói tiêu cực khi hai vợ chồng tranh luận. C. Chị K nhờ anh trai tới nhà để đánh lại chồng vì đã mắng nhiếc mình. D. Thấy bố tức giận, C vội sang nhà hàng xóm để đợi bố bình tĩnh trở lại. Câu 8. Bản ghi chép thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính được gọi là gì? A. Kế hoạch tài chính cá nhân. B. Thống kê tài chính. C. Bản kê khai tài sản. D. Thời gian biểu.
  4. Câu 9. Khi lập kế hoạch tài chính cá nhân đòi hỏi phải có những quy tắc thu chi cá nhân để làm gì? A. Định hướng, đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả của kế hoạch. B. Thực hiện kế hoạch dễ dàng hơn. C. Theo dõi tình trạng chi tiêu của bản thân. D. Kiểm tra hiệu quả của kế hoạch. Câu 10: Kế hoạch chi tiêu rõ ràng giúp chúng ta điều gì? A. Giúp chúng ta đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất B. Giúp tiết kiệm thời gian lập kế hoạch C. Giúp mọi người tiết kiệm được tiền bạc trong việc chi tiêu D. Giúp chúng ta tận dụng được khoản tiền của mình một cách triệt để Câu 11: Khi thực hiện kế hoạch chi tiêu, cần tập trung vào các khoản chi nào? A. Chi phát sinh B. Chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt C. Chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt, chi phát sinh D. Chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt Câu 12. Nếu chi tiêu không có kế hoạch thì sẽ dẫn đến hậu quả gì? A. Mua thừa đồ này, thiếu đồ kia; chi phí bị tổn hao bởi các khoản chi không chính đáng B. Tích ra được các khoản tiền tiết kiệm C. Có thể mua được nhiều đồ dùng mà mình yêu thích D. Không bị phụ thuộc ràng buộc bởi các nguyên tắc Câu 13. Sắp tới ngày sinh nhật của mẹ, M muốn mua một món quà tặng mẹ, nhưng số tiền tiết kiệm của M chỉ có 150.000 đồng. Nếu là M, trong trường hợp trên, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Trộm tiền của bố để có thêm tiền mua quà tặng mẹ. B. Tự tay làm một món quà nhỏ (thiệp, bánh,…) tặng mẹ. C. Ngó lơ, coi như mình không biết ngày sinh nhật của mẹ. D. Vay thêm tiền của các bạn để mua quà đắt tiền tặng mẹ. Câu 14. Nhân vật nào dưới đây đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí? A. Chị X dùng tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu. B. Khi đi siêu thị, bạn C đòi mẹ mua cho mình nhiều loại đồ chơi đắt tiền. C. Anh M dùng hết số tiền tiết kiệm để mua một chiếc Iphone 14 Pro Max. D. Bạn T chia số tiền mình có thành nhiều khoản với mục đích khác nhau. Câu 15. Hễ có tiền là K tiêu hết luôn. Khi thấy bạn bè có món đồ nào trông lạ mắt, K lại xin tiền bố mẹ để mua bằng được. Thấy K nhiều lần mua đồ chơi chỉ một lần là chán, có nhiều thứ chưa dùng đến, bạn C và T khuyên K không nên lãng phí như vậy, nhưng K không nghe. Bạn học sinh nào trong tình huống chưa biết cách chi tiêu hợp lí? A. Cả ba bạn C, T và K. B. Hai bạn C và T. C. Bạn C. D. Bạn K. II. TỰ LUẬN (5 ĐIỂM) Câu 1. (2.0 điểm) Em hãy nêu cách phòng, chống bạo lực gia đình? (Để phòng tránh bạo lực gia đình? Để xử lí hậu quả của bạo lực gia đình?)
  5. Câu 2. (2.0 điểm) Giả định mỗi tuần em nhận được 50.000 đồng tiền tiêu vặt. Em sẽ chi tiêu cho những khoản nào? Theo em, làm thế nào để chi tiêu hiệu quả số tiền đó? Câu 3. (1.0 điểm) Em sẽ làm gì nếu chứng kiến các hành vi bạo lực gia đình trong khu dân cư mình đang sinh sống? HẾT XÂY DỰNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I- Trắc nghiệm khách quan (5 điểm)
  6. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp B A B B C C D A A D C A B D D án Phần II- Tự luận (5 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 * Cách phòng, chống bạo lực gia đình: 2.0 điểm - Để phòng tránh bạo lực gia đình: (1 điểm) + Tôn trọng, bình đẳng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình (0.25) 2.0 điểm + Kiềm chế cảm xúc tiêu cực (0.25) + Rời khỏi nơi có nguy cơ bạo lực gia đình, nói với người đáng tin cậy để nhờ can thiệp (0.25) + Không nên dùng lời nói, thái độ tiêu cực để tỏ thái độ thách thức, nhờ người khác can thiệp bằng cách thức tiêu cực (0.25) - Để xử lí hậu quả của bạo lực gia đình: (1 điểm) + Nên thông báo sự việc với người thân, những người đáng tin cậy (0.25) + Nhờ sự trợ giúp từ bệnh viện, cơ sở tư vấn tâm lí, tổ hoà giải … (0.25) + Không nên giấu giếm, bao che cho đối phương (0.25) + Không tự tìm cách giải quyết bằng những biện pháp tiêu cực (0.25) 2 - Nếu mỗi tuần em nhận được 50.000 đồng, em sẽ chi tiêu số 1.0đ tiền đó vào các việc sau: 2.0 điểm + Mua sách, vở, đồ dùng học tập (khi cần thiết). (0.25) + Tiết kiệm một khoản tiền nhỏ để mua quà tặng người thân, bạn bè vào những dịp đặc biệt (ví dụ: sinh nhật,…). (0.5) + Dùng một khoản nhỏ để phục vụ nhu cầu giải trí (ví dụ: mua đồ chơi/ truyện tranh,…) (0.25) - Để chi tiêu hiệu quả số tiền đó, em cần phải: 1.0đ + Thiết lập được kế hoạch chi tiêu phù hợp (0.25) + Rèn luyện những thói quen chi tiêu hợp lí (0.25) + Giữ thái độ quyết tâm thực hiện kế hoạch chi tiêu đã đề ra. (0.5) 3 - Nếu em chứng kiến các hành vi bạo lực gia đình trong khu dân cư em đang sinh sống em sẽ làm như sau: 1.0 điểm 1.0 điểm + Xác định được mức độ nghiêm trọng của vấn đề bạo lực. (0.25) + Nhờ sự giúp đỡ của người lớn, để ngăn chặn lại hành vi bạo lực đang diễn ra. (0.25)
  7. + Báo cho lực lượng giữ gìn an ninh địa phương đến để giải quyết tình hình bạo lực. (0.25) + Chú ý đến sự an toàn của bản thân khi thực hiện giúp đỡ các nạn nhân gặp tình trạng bạo lực gia đình. (0.25) Duyệt của tổ chuyên môn Giáo viên ra đề Dương Thị Kim Anh Nguyễn Thị Ánh Trình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2