intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT CỬA TÙNG MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT- LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 282 I.TRẮC NGHIỆM ( 7 ĐIỂM) Câu 1: Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối A. sử dụng vũ khí trái phép. B. thực hiện nghĩa vụ bầu cử. C. nộp thuế đầy đủ theo quy định. D. bảo vệ an ninh quốc gia. Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò quản lý xã hội của pháp luật? A. Vì pháp luật không bao giờ thay đổi. B. Vì pháp luật đảm bảo tính công bằng dân chủ. C. Vì pháp luật có tính phổ biến bắt buộc chung. D. Vì pháp luật bảo đảm phù hợp với lợi ích chung. Câu 3: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản quy phạm pháp luật do A. Mặt trận tổ quốc ban hành B. Thủ tướng chính phủ giới thiệu. C. Chủ tịch nước ban hành D. Quốc hội ban hành. Câu 4: Khi đề cập đến lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp 2013 không quy định nội dung nào dưới đây? A. Đất liền. B. Vùng núi. C. Hải đảo. D. Vùng trời. Câu 5: Trong cuộc họp tổng kết của xã X, kế toán M từ chối công khai việc thu chi ngân sách nên bị người dân phản đối. Ông K yêu cầu được chất vấn trực tiếp kế toán nhưng bị Chủ tịch xã ngăn cản. Chủ thể nào dưới đây đã vận dụng đúng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội? A. Kế toán M, ông K và người dân xã X. B. Chủ tịch xã và ông K. C. Người dân xã X và ông K. D. Chủ tịch và người dân xã X. Câu 6: Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban hành vào năm nào? A. 1947. B. 1950. C. 1945. D. 1946. Câu 7: Nội dung nào dưới đây là một trong những yếu tố cấu thành cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam? A. Thông tư liên tịch. B. Nghị quyết liên tịch. C. Quy phạm pháp luật. D. Điều lệ Đoàn thanh niên. Câu 8: Điều 1, Hiến pháp 2013 khẳng định, Nhà nước Việt Nam là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa, nội dung này đã quy định vấn đề nào dưới đây về mặt chế độ chính trị? A. Chủ quyền. B. Lãnh thổ. C. Đảng chính trị. D. Chính thể. Câu 9: Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về hoạt động bảo vệ môi trường, quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường được cụ thể hóa từ A. Điều 43, 63 của Hiến pháp năm 2013. B. Điều 42, 63 của Hiến pháp năm 2013. C. Điều 39, 62 của Hiến pháp năm 2013. D. Điều 40, 62 của Hiến pháp năm 2013. Câu 10: Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam không gồm nội dung nào sau đây? A. Nghị định B. Chế định luật Trang 1/3 - Mã đề 282
  2. C. Ngành luật D. Quy phạm pháp luật Câu 11: Khi đang giúp chồng bỏ phiếu bầu cừ theo đề xuất của anh thì chị P phát hiện anh D có hành vi gian lận phiếu bầu, chị P đã kể cho bạn thân cùa mình là anh H và anh T nghe, vốn mâu thuẫn với Q nên anh H lập tức đăng tin đồn thất thiệt bôi nhọ Q trên trang tin cá nhân, còn anh T nhắn tin tống tiền Q Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử? A. Chồng chị P, anh Q và H. B. Vợ chồng chị P, anh Q, H và T. C. Chị P, anh Q và H. D. Vợ chồng chị P và anh Q. Câu 12: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định những vấn đề A. quan trọng nhất đối với ngân sách. B. cơ bản và quan trọng nhất. C. quan trọng nhất đối với Đảng. D. cơ bản và cụ thể hóa mọi vấn đề. Câu 13: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, các quy định trong Hiến pháp mang tính tuyên ngôn, góp phần A. điều chỉnh cụ thể B. tăng tính quyền lực. C. tăng thu ngân sách. D. điều chỉnh chung. Câu 14: Tại cuộc họp tổ dân phố X, vì bà P tố cáo việc ông S nhập khẩu trái phép tôm càng đỏ nên ông S đà đánh bà P bị ngất xiu. Thấy vậy, chủ tọa là ông H đã tạm dừng cuộc họp và đề nghị anh T, là y tá đồng thời là người duy nhất có xe ô tô, đưa bà P đi cấp cứu. Nhưng do có mâu thuẫn cá nhân từ trước, anh T đã từ chối đề nghị của ông H, buộc ông phải gọi xe cứu thương đưa bà P đến bệnh viện. Những ai sau đây đã sử dụng pháp luật? A. Bà P và ông H B. Ông S, ông H và bà P. C. Anh T, bà P và ông H D. Ông S và anh T Câu 15: Tập hợp các quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội được gọi là A. chế định pháp luật. B. Ngành luật. C. quy phạm pháp luật. D. cấu trúc pháp luật Câu 16: Trong hệ thống pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, văn bản pháp luật nào có giá trị pháp lý cao nhất? A. Luật tổ chức Quốc hội. B. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân. C. Hiến pháp. D. Luật nhà nước. Câu 17: Hiến pháp 2013 có quy định về.…vì đây là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng gắn liền với chế độ chính trị của đất nước. Đồng thời, đây cũng là những nội dung thể hiện biểu tượng của mỗi quốc gia trên thế giới. A. Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc khánh và thủ đô. B. Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca và Quốc khánh. C. Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca Quốc khánh và Thủ đô. D. Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca và Thủ đô. Câu 18: Những người có hành vi không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật? A. Khả năng đảm bảo thi hành cao. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Hiệu lực tuyệt đối. Câu 19: “Đường lối đối ngoại của nước ta tạo điều kiện để phát triển đất nước và nâng cao chất lượng, phát triển đời sống xã hội một cách toàn diện” là A. tính chất của chính sách đối ngoại. B. ý nghĩa của chính sách đối ngoại. C. nội dung của chính sách đối ngoại. D. bản chất của chính sách đối ngoại. Câu 20: Đâu là các bản Hiến pháp của Việt Nam A. Hiến pháp 1945, 1959,1980,1992,2013. B. Hiến pháp 1946, 1959,1980,1992,2013. Trang 2/3 - Mã đề 282
  3. C. Hiến pháp 1946, 1959,1980,1992,2014. D. Hiến pháp 1946, 1954,1980,1992,2013. Câu 21: Công dân thi hành pháp luật khi A. hoàn thiện hồ sơ đăng kiểm. B. sàng lọc giới tính thai nhi. C. ủy quyền nghĩa vụ bầu cử. D. tìm hiểu thông tin nhân sự. Câu 22: Luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất là gì? A. Chỉ thị. B. Nghị định. C. Hiến pháp. D. Thông tư. Câu 23: Theo quy định của pháp luật, công dân không tuân thủ pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Hỗ trợ người nhập cảnh trái phép. B. Hỗ trợ việc cấp đổi căn cước. C. Ủy quyền nghĩa vụ bầu cử. D. Từ chối kê khai thông tin dịch tễ. Câu 24: Lãnh thổ của Việt Nam được quy định như thế nào trong Hiến pháp? A. Thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm vùng đất, vùng trời và vùng biển. B. Độc lập và thống nhất lãnh thổ bao gồm vùng đất, vùng trời và vùng biển. C. Độc lập và thống nhất lãnh thổ bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời. D. Thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời. Câu 25: Là người kinh doanh, ông A luôn áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường. Vậy, ông A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Tôn trọng pháp luật. Câu 26: Phát hiện một cơ sở kinh doanh cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, T đã báo với cơ quan chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. T đã thực hiện hình thức A. thi hành pháp luật B. tuân thủ pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. sử dụng pháp luật. Câu 27: Bất kì ai trong điều kiện hoàn cảnh nhất định cũng phải xử xự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định phản ánh đặc điểm cơ bản nào của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính cưỡng chế. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 28: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, các quy định trong Hiến pháp mang tính A. bất biến. B. tuyên ngôn. C. kinh doanh. D. kinh tế. II.TỰ LUẬN ( 3 ĐIỂM) Câu 1: Hiến pháp là gì? Trình bày các đặc điểm cơ bản của Hiến pháp? Câu 2: Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta được quy định thế nào trong Hiến pháp 2013? Nêu một số thành tựu và ý nghĩa của đường lối đối ngoại? ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề 282
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1